Các Phương Pháp điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiện Nay

1. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Để nhận biết sớm trào ngược dạ dày thực quản, mỗi người cần nắm rõ những triệu chứng bệnh điển hình sau. Những triệu chứng này đều rất dễ phát hiện nếu bạn chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân.

điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp, nhất là những người có lối sống thiếu lành mạnh

1.1. Triệu chứng điển hình

Bao gồm những triệu chứng mà bất cứ người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nào cũng gặp phải như:

Ợ nóng

Sau khi ăn khoảng 1 tiếng, sẽ xuất hiện tình trạng ợ nóng. Tình trạng ợ nóng sẽ giảm đi nếu người bệnh uống thuốc chống acid hoặc thực phẩm có tác dụng tương tự hoặc dùng muối natri bicarbonat trong nấu nướng.

Mức độ nặng của triệu chứng này còn phụ thuộc vào tổn thương mô của thực quản. Một số bệnh nhân có thể ợ ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa, gây cảm giác đắng, chua ở miệng thấy rõ.

Biểu hiện về tai mũi họng

Triệu chứng thường gặp phải như: cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật, họng mất cảm giác, vướng trong họng,… Khi vừa ngủ dậy, bệnh nhân thường bị khàn tiếng, giọng khàn đặc nhưng hết nhanh. Ngoài ra, tình trạng viêm họng cũng xảy ra thường xuyên, tái phát nhiều lần hơn do dịch vị dạ dày trào ngược gây tổn thương niêm mạc họng.

Acid dạ dày có thể làm tổn thương cổ họng

Acid dạ dày có thể làm tổn thương cổ họng

1.2. Triệu chứng không điển hình

Những triệu chứng sau cũng có thể xuất hiện nếu bị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nhưng không điển hình:

Đau ngực

Đau ngực thường là triệu chứng của bệnh tim, song thực tế nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp phải bệnh lý này. Cơn đau âm ỉ kéo dài khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm. Giống như những triệu chứng bệnh khác, khi uống thuốc chống acid, mức độ đau sẽ giảm. Đôi khi trào ngược dạ dày gây đau thắt ngực dễ gây lầm tưởng với bệnh lý tim mạch.

Biểu hiện ở phổi

Bệnh nhân sẽ gặp phải một số bệnh lý hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Đôi khi bệnh nhân lên các cơn hen suyễn không kiểm soát.

Triệu chứng khác

Một số triệu chứng cũng được ghi nhận ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như: ợ từng đợt, thiếu máu, nấc,…

2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Dựa trên triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhiều bệnh nhân triệu chứng bệnh rõ ràng song có thể không gặp phải tổn thương thực thể nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt biến chứng thực quản ngắn Barrett, hẹp,… lại khó phát hiện và can thiệp sớm.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn

Mục tiêu chính của quá trình điều trị là:

Kiểm soát triệu chứng: Việc kiểm soát hiệu quả triệu chứng giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Cải thiện chất lượng sống: Khi kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và phục hồi các tổn thương do acid và dịch dạ dày trào ngược gây ra, từ đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện.

Làm lành tổn thương thực thể: Tổn thương niêm mạc thực quản cần được phục hồi, làm lành, tránh để tổn thương dai dẳng, không phục hồi gây viêm loét.

Kiểm soát, giảm nguy cơ biến chứng: Không nhiều trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nặng dẫn đến biến chứng song vẫn cần phòng ngừa.

Có 3 phương pháp chính được áp dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

2.1. Điều trị nội khoa

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng gồm:

Thuốc ức chế bơm Proton

Thuốc này thường được dùng ngay từ đầu với liều chuẩn để bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể đáp ứng tốt. Thuốc ức chế bơm Proton sẽ giúp giảm triệu chứng, thúc đẩy làm lành vết viêm loét, tổn thương thực quản,…

 Thuốc ức chế bơm Proton giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược

Thuốc ức chế bơm Proton giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược

Thuốc ức chế tiết acid Omeprazole

Liều uống sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể ức chế tiết acid rất tốt, giảm triệu chứng lâm sàng nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng Omeprazol kéo dài có thể gây tăng gastrin máu, bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, đau đầu.

Lansoprazole

Đây cũng là thuốc ức chế bơm Proton, có hiệu quả cao trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản có viêm loét dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Pantoprazole

Đây là thuốc giúp thúc đẩy làm lành tổn thương, hình thành sẹo, được ưu tiên sử dụng trong điều trị vì ít gây tác dụng phụ.

Esomeprazole

Đây là thuốc ức chế tiết acid hiệu quả, ít gây tác dụng phụ.

Ngoài ra còn nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản khác, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một vài loại phù hợp với tình trạng bệnh.

2.2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng ngoại khoa

Các trường hợp không đáp ứng điều trị với nội khoa, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật nối van dạ dày quanh phần thực quản thấp. 2 phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm: nội soi ổ bụng là phương pháp Nissen, đạt hiệu quả trị trào ngược dạ dày thực quản đến 90%.

Phẫu thuật điều trị các trường hợp trào ngược dạ dày nặng

Phẫu thuật điều trị các trường hợp trào ngược dạ dày nặng

2.3. Điều trị trào ngược dạ dày bằng thay đổi lối sống

Phương pháp điều trị này luôn được ưu tiên hàng đầu, áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, không gây ảnh hưởng sức khỏe lớn. Những thói quen ăn uống sinh hoạt cần áp dụng để giảm tình trạng bệnh bao gồm:

  • Thay đổi tư thế nằm với gối cao hơn.

  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.

  • Hạn chế ăn quá no.

  • Giảm cân nếu bạn đang béo phì.

  • Không mặc quần áo chật, quá bó sát nhất là vùng bụng - ngực.

  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích dạ dày như: dầu mỡ, tỏi, gia vị cay, cà ri, chất béo, thức uống có cồn,…

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần tích cực, nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài mới có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Ngoài ra, cần tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc trị trào ngược dạ dày mà không có chỉ định bác sĩ. Việc này có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Từ khóa » Thời Gian điều Trị Bệnh Trào Ngược Dạ Dày