Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Chữa Khỏi được Không? Chữa Bao ...

Nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản tái đi tái lại, gây tốn kém và chán nản trong quá trình điều trị. Do đó, câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không là thắc mắc của không ít người bệnh. Bài viết sẽ giúp trả lời cho câu hỏi trên và cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Trong trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, axit dịch vị thường xuyên trào ngược gây tổn thương thực quản và các cơ quan lân cận, lâu dài không những ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt của người bệnh mà còn tạo nguy cơ phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Đầu tiên cần khẳng định, với trình độ y khoa hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Mục tiêu điều trị GERD gồm: 1) loại bỏ các triệu chứng; 2) chữa lành viêm thực quản; và 3) ngăn ngừa tái phát viêm thực quản hoặc phát triển các biến chứng ở bệnh nhân viêm thực quản.

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự hợp tác một cách nghiêm túc từ phía người bệnh trong việc tuân thủ phác đồ điều trị và thực hành lối sống kiểm soát tình trạng trào ngược. Các phương pháp phẫu thuật chỉ cần thiết khi phương pháp điều trị nội khoa và điều chỉnh lối sống không đủ hiệu quả hoặc để ngăn chặn một biến chứng nguy hiểm nào đó đang trở nên nghiêm trọng.

Ở nhiều bệnh nhân, GERD là một bệnh mãn tính, tái phát, không thể trị dứt điểm trào ngược dạ dày. Khi đó bệnh nhân cân điều trị lâu dài liên tục, có thể là suốt đời, để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Liệu pháp duy trì sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân, từ việc điều chỉnh lối sống đơn thuần đến điều trị bằng thuốc theo toa.

Trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi?

trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không

Nhiều người đem thắc mắc hỏi bác sĩ điều trị rằng: Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Khi nhận được câu trả lời là hoàn toàn có thể được lại không khỏi băn khoăn trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi? 

Thực tế, trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi tùy thuộc nhiều vào cấp độ bệnh nhẹ hay nặng, cơ địa và thực tế của người bệnh. Nhìn chung, cấp độ bệnh càng nặng, thì cần thời gian điều trị lâu hơn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể rất khác nhau đối với từng bệnh nhân. Do đó, cách phân chia cấp độ bệnh đáng tin cậy nhất là dựa vào mức độ tổn thương mà trào ngược dạ dày gây ra cho thực quản cũng như tác động lên các cơ quan lân cận.

1. Cấp O

Triệu chứng ợ nóng, ợ chua đặc trưng của trào ngược dạ dày lâu lâu mới xuất hiện. Do đó có thể bị bỏ qua, nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường.

Ở cấp độ này, chỉ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt, cơn trào ngược sẽ không xuất hiện nữa.

2. Cấp A – Nhẹ

Đa số bệnh nhân phát hiện mình bị trào ngược dạ dày thực quản ở giai đoạn này. Người bệnh hay bị ợ nóng, ợ chua, có cảm giác nóng ran, cồn cào vùng thượng vị.

Axit dạ dày thường xuyên tiếp xúc làm cho niêm mạc thực quản dưới bị loét nhẹ, tạo cảm giác vướng bên dưới cổ họng ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn hoặc nước uống.

Bên cạnh áp dụng các điều chỉnh về lối sống để hạn chế cơn trào ngược, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc trung hòa axit dạ dày để hạn chế thực quản bị axit ăn mòn, sớm lành vết thương trở lại. Nếu đáp ứng tốt, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được chữa khỏi trong 2 – 4 tuần.

3. Cấp B – Vừa

Ở cấp độ vừa, tác động của axit trong các cơn trào ngược thường xuyên không được điều trị làm cho các vết loét thực quản xuất hiện nhiều hơn, loét rộng và sâu hơn bởi bắt đầu bị viêm. Cảm giác đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khiến người bệnh ngại ăn uống.

Ngoài ra, ảnh hưởng của trào ngược có thể xuất hiện ngoài thực quản như gây viêm họng, khàn giọng, ho khan, hen, khó thở, đau âm ỉ vùng thượng vị… Những triệu chứng này có thể khiến bệnh nhân nhầm lẫn mình mắc các bệnh tai mũi họng, tim mạch… dẫn đến điều trị sai hướng, tạo điều kiện cho bệnh nặng lên.

Đối với trào ngược dạ dày thực quản cấp độ vừa, cần có những loại thuốc mạnh và an toàn hơn trong điều trị lâu dài như thuốc ức chế dạ dày tiết axit (ví dụ thuốc chẹn thụ thể histamin H2, hoặc thuốc ức chế bơm proton…). Thời gian sử dụng thuốc thường là 4 – 8 tuần. Có những trường hợp điều trị được 7 – 10 ngày, bệnh nhân không còn thấy cơn trào ngược thì ngưng thuốc. Điều đó làm tăng tiết axit bộc phát và bệnh tái phát nhanh chóng, ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ quá trình.

Theo các nghiên cứu, PPI giúp chữa lành hoàn toàn niêm mạc thực quản sau 6 đến 8 tuần trong 75% đến 100% trường hợp. Tuy nhiên đây là thời gian lành vết thương thực quản chứ không phải câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản chữa bao lâu thì khỏi. GERD là bệnh mạn tính do đó nó vẫn có thể tái phát.

4. Cấp C – Nặng

trào ngược dạ dày thực quản chữa bao lâu thì khỏi

Triệu chứng nuốt nghẹn thấy rõ do niêm mạc thực quản bị phù nề, hình thành các vết sẹo co rút làm hẹp thực quản, gây đau rát ngay cả khi thức ăn mềm. Những cơn đau âm ỉ vùng thượng vị vẫn tiếp diễn cả khi đói và khi no. Khi các vết loét bị xuất huyết, người bệnh có thể nôn hoặc đại tiện ra phân có lẫn máu (màu đen).

Đây là cấp độ dễ phát sinh biến chứng. Do đó, bác sĩ cần xác định chính xác tình trạng bệnh bằng phương pháp nội soi, đo áp lực nhu động thực quản hoặc theo dõi pH thực quản…

Đối với nhiều bệnh nhân, cần từ 8 – 12 tuần điều trị liên tục để ổn định bệnh trào ngược, phục hồi các tổn thương ở thực quản. Tuy nhiên trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi luôn phải dựa vào thực tế để đánh giá. Người bệnh cần kiên trì theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra để công sức đã bỏ ra không lãng phí.

5. Cấp D – Xuất hiện biến chứng

Xuất hiện Barrett thực quản: Tình trạng tiếp xúc với axit lâu dài làm cho niêm mạc thực quản bị thay thế bởi lớp lót có màu sắc và thành phần tế bào gần giống như trong thành dạ dày. Đây là một loại biến chứng tiền ung thư nguy hiểm. Nguy cơ hình thành ung thư sẽ tăng từ 0.5% lên 10%, thậm chí 40% nếu có tế bào chuyển sản hoặc loạn sản trong barrett thực quản.

Thời gian điều trị trào ngược dạ dày thực quản khi được phát hiện khá trễ tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bệnh sẽ được chữa khỏi sớm nhất có thể nếu tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị hợp lý.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không - Điều trị GERD theo cấp độ

6. Cấp M và N

Có những bệnh nhân đến khám trào ngược dạ dày khi chưa có tổn thương gì đáng kể cho thực quản hoặc tình trạng hoàn toàn bình thường. Do đó thang đo Los Angeles trên đây đã bổ sung thêm 2 cấp M (minimal) và N (normal) để chỉ các mức độ này.

Với cấp M (tổn thương tối thiểu), bạn cần chú ý lối sống để phòng tránh tác hại của trào ngược dạ dày. Đối với cấp N (bình thường), người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm không bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý. Tuy nhiên một lối sống khoa học luôn nên được áp dụng để tránh dẫn đến bệnh. 

Những gợi ý giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực

Có thể nói, bệnh trào ngược dạ dày thực quản trước hết là bệnh do lối sống. Việc ăn uống, nghỉ ngơi thất thường, thiếu vận động và thường xuyên căng thẳng đều có thể làm cho cơ vòng thực quản dưới đóng mở không kiểm soát, gây ra hiện tượng trào ngược.

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản đạt hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát, một phần lớn phụ thuộc vào sự tự giác điều chỉnh lối sống của người bệnh. Bạn có thể hạn chế tối đa việc tạo điều kiện xuất hiện cơn trào ngược bằng việc:

  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quá no, không nên vừa ăn vừa uống.
  • Hạn chế các thức ăn kích thích cơ vòng thực quản: thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, trà đặc.
  • Bỏ hút thuốc.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, ăn tối trước giờ ngủ ít nhất 3 giờ.
  • Kê chân đầu giường cao lên 15 cm rất hiệu quả trong kiểm soát trào ngược khi ngủ.
  • Tập thể dục điều độ, nếu béo phì phải giảm cân.
  • Thư giãn tâm lý để hệ thần kinh thực vật kiểm soát việc đóng mở cơ vòng thực quản một cách nhịp nhàng, ổn định.

Kiên trì sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Nhiều bệnh nhân cảm thấy việc điều trị bắt đầu có hiệu quả thì bỏ ngang giữa chừng làm cho bệnh nhanh chóng tái phát. Ngoài ra, việc thay đổi liên tục nơi chữa bệnh thường đòi hỏi phải chẩn đoán lại từ đầu, khiến thời gian và công sức điều trị bị lãng phí.

Điều đó góp phần làm cho người bệnh hoài nghi không biết trào ngược dạ dày thực quản có thực sự chữa khỏi được hay không.

Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ngoài yếu tố thứ nhất là điều chỉnh lối sống như đã nói trên, người bệnh cần hợp tác, tin tưởng và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của bác sĩ:

  • Uống thuốc đủ, đúng giờ, đúng cách như được hướng dẫn.
  • Thăm khám định kỳ đều đặn để bác sĩ kiểm tra hiệu quả, có những điều chỉnh và dặn dò cần thiết.
  • Nêu đầy đủ các chứng bệnh khác mình đang có hoặc đang điều trị để bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp, tránh gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.
  • Không tự ý mua thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Trào ngược có thể không biểu hiện rõ ràng ở một số bệnh nhân, hãy đi khám nếu có những triệu chứng nghi ngờ khác.

Mong rằng thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không, trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi của bạn đã được giải đáp thỏa đáng. Hãy luôn nhớ, tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hành lối sống khoa học, bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ không làm phiền bạn được nữa.

[embed-health-tool-bmr]

Từ khóa » Thời Gian điều Trị Bệnh Trào Ngược Dạ Dày