Các Quy định đứng Tên Sổ đỏ Mới, Ai được đứng Tên, Có Quyền Gì?

Pháp luật đứng tên sổ đỏ mới nhất quy định vấn đề người đứng tên sổ đỏ có quyền gì, sổ đỏ đứng tên 1 người, 2 người, 3 người hay nhiều hơn có được không? Các quy định đứng tên sổ đỏ của việt kiều, người nước, ủy quyền đứng tên sổ đỏ, bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ, sổ đỏ hộ gia đình, một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ…

Nhà đất ancu.me sẽ giải đáp, tư vấn quy định về luật đứng tên sổ đỏ mới nhất hiện nay để nắm được và thực hiện đúng các quy trình, thủ tục ghi tên sổ đỏ, đảm bảo quyền lợi của người đứng tên sổ đỏ tốt nhất dưới đây:

Các quy định đứng tên sổ đỏ mới, ai được đứng tên, có quyền gì?

Giải đáp tất cả quy định quyền lợi, luật đứng tên sổ đỏ mới nhất

1. Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì?

Theo quy định pháp luật: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tên gọi chính thức đầy đủ từ năm 2009 và gọi tắt là Giấy chứng nhận) được xem là chứng thư có giá trị pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

“Giấy chứng nhận” có nhiều tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận bất động sản hay nhiều tên gọi khác theo từng thời kỳ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hay thường gọi nhất là sổ đỏ, sổ hồng.

Theo quy định giấy chứng nhận này có thể được ghi tên dưới hai hình thức đó là: sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ ghi tên cá nhân/tổ chức (nếu là tổ chức, doanh nghiệp là chủ sở hữu)

Việc ghi nhận tên của cá nhân, tổ chức hay sổ đỏ ghi hộ gia đình trên giấy chứng nhận được xem là căn cứ xác lập và bảo vệ quyền cho người sử dụng đất. Hay nói cách khác đây là căn cứ chứng minh chủ sở hữu bất động sản là ai, bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu bất động sản hợp pháp trong vấn đề sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Quy định người đứng tên sổ đỏ, sổ hồng có quyền lợi gì

Theo quy định chủ sở hữu nhà đất hợp pháp là sẽ là người đứng tên trong sổ đỏ, sổ hồng và người đứng tên trong sổ đỏ có quyền gì? Pháp luật xác định người đứng tên quyền sử dụng đất có các quyền lợi được ghi nhận tại:

Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất:

“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở bao gồm:

“1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.”

Như vậy, về cơ bản người đứng tên trong sổ đỏ, sổ hồng có các quyền của chủ sở hữu tài sản là bất động sản bao gồm: Sử dụng và định đoạt (mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế…) theo quy định của pháp luật.

2. Quy định pháp luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất

Nguyên tắc ghi tên, xác định người đứng tên sổ đỏ

Hiện nay vấn đề: quy định về đứng tên sổ đỏ, Ghi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ai, … là vấn đề được nhà nước quy định rõ ràng các trường hợp điều kiện đứng tên sổ đỏ nhà đất để bảo vệ quyền lợi và phát sinh tranh chấp.

Đồng thời, vấn đề người đứng tên nhà đất là ai, ghi tên những người nào, có nhiều mâu thuẫn khi bố mẹ chồng đòi đứng tên sổ đỏ hay anh em, vợ chồng trong việc ghi tên người trên sổ đỏ, sổ hồng khi làm sổ, hay sổ đỏ ghi tên các thành viên trong gia đình, mua nhà đất đứng tên người nào vợ hoặc chồng, đứng tên con…

Dưới đây là những nguyên tắc quy định của pháp luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất cần biết trước khi làm thủ tục nhận chuyển nhượng, mua bán, tặng cho khi cấp mới hoặc sửa đổi, thay thế sổ:

Các quy định về đứng tên sổ đỏ theo luật hiện hành

Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trong đó vấn đề ghi tên trên Giấy chứng nhận như sau:

Thứ nhất, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ, sổ hồng phải ghi đầy đủ tên của tất cả những người có quyền sở hữu chung bất động sản đó và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận trừ trường hợp các đồng sở hữu đứng tên chung sổ đỏ yêu cầu chỉ cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho một người người đại diện đứng tên sổ đỏ nắm giữ sổ, Các đồng sở hữu đứng tên sổ vẫn có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thỏa thuận.

Thứ hai, mua nhà đất đứng tên vợ được không? Giấy chứng nhận - sổ hồng, sổ đỏ nếu là tài sản chung của vợ và chồng thì sổ đỏ mang tên cả vợ và chồng trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận chỉ 1 người vợ hoặc chồng đứng tên sổ đỏ.

Thứ ba, nếu bất động sản là tài sản chung mà sổ đỏ đứng tên 1 người thì được phép cấp đổi sổ đỏ mang tên cả vợ và chồng nếu có yêu cầu. Do đó, quy định luật về đứng tên sổ đỏ là ai sẽ cơ bản tuân theo các nguyên tắc xác định người đứng tên trên giấy chứng nhận theo nguyên tắc bất động sản thuộc sở hữu của 1 người thì ghi tên 1 người.

Nếu sở hữu của 2, 3, hay nhiều người thì sẽ ghi tên các đồng sở hữu và có quyền ngang nhau trong định đoạt và sử dụng, lợi nhuận theo sở hữu chung hợp nhất từng phần, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác. Cho nên, khi làm Giấy chứng nhận có thể sổ đỏ đứng tên 1 người, 2 người, 3 người hoặc nhiều hơn dưới dạng đồng sở hữu.

Tìm hiểu thêm các quy định Mua nhà sổ chung để nắm rõ thủ tục và bảo vệ quyền lợi khi giao dịch.

Quy định nhiều người cùng đứng tên sổ đỏ, sổ hồng ai được cầm sổ

Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ?

Bên cạnh vấn đề ghi tên ai vào sổ đỏ hay ai có quyền được đứng tên trong đỏ đỏ, sổ hồng thì nhiều người cũng quan tâm tới điều kiện bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đỏ nhà đất, trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không?...

Hiện nay, vấn đề độ tuổi đứng tên sổ đỏ nhà đất là mấy, tuổi, trẻ em đứng tên sổ đỏ được hay không pháp luật không quy định. Bởi vậy, người làm thủ tục xin cấp và cấp sổ đỏ không cần quan tâm tới vấn đề như: Trẻ em, 15, 17, 18 hay người dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ đỏ, thậm chí người tâm thần có được đứng tên sổ đỏ không. Việc cần quan tâm đó là xem xét quyền và năng lực hành vi dân sự của người thực hiện làm thủ tục  xin cấp, cấp đổi sổ đỏ có đủ hay không.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (chủ sở hữu bất động sản) thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm có Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.

- Điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định khi khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ đối với cá nhân trong nước ghi tên trong sổ đỏ là: "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Trong đó, giấy tờ nhân thân là:

  • Giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) thì ghi: "CMND số:...";
  • Nếu là Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…";
  • Nếu trường hợp chưa có CMND/thẻ căn cước thì ghi "Giấy khai sinh số….";

Quy định bao nhiều tuổi được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng

Theo quy định trên thì không có giới hạn về độ tuổi nên nếu muốn cho con đứng tên sổ đỏ kể cả trường hợp sẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn có thể sở hữu tài sản là bất động sản (đứng tên sổ đỏ) khi đó là tài sản được tặng cho, thừa hưởng di sản thừa kế nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên trên sổ đỏ ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho cả khi chưa đủ 18 tuổi).

Khi thực hiện thủ tục đứng tên sổ đỏ (làm sổ đỏ, sổ hồng) đối với các trường hợp dưới 18 tuổi thì những đối tượng này không trực tiếp thực hiện các thủ tục mà sẽ cần thông qua người đại diện theo pháp luật do chưa đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch dân sự.

Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Theo quy định tại Điều 205 BLDS quy định về: Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng như sau:

“1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”

Căn cứ vào quy định trên thì 1 người có thể đứng tên bao nhiêu/mấy sổ đỏ sẽ không có giới hạn. Vì vậy, có thể 1 người đứng tên 2 sổ đỏ, 3 sổ hay nhiều hơn với giá trị tài sản bao nhiêu đều được pháp luật ghi nhận và bảo hộ bằng cách cấp “Giấy chứng nhận”.

Tuy nhiên, việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên nếu vượt hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể mua, nhận thừa kế… là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức.

Quy định ủy quyền đứng tên sổ đỏ hợp pháp hay không?

Hiện nay, vấn đề đứng tên dùm nhà đất trên giấy tờ sổ đỏ rất phổ biến nhằm che dấu quyền sở hữu bất động sản rất phổ biến. Rất nhiều người mua đất nhờ người khác đứng tên sổ đỏ dùm và giữa hai bên có sử dụng mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ nhà đất hay thông qua hợp đồng ủy quyền đứng tên quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, vấn đề ủy quyền đứng tên trên sổ đỏ hay nhờ người đứng tên hộ sổ đỏ có được pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người chủ sở hữu thực sự khi tài sản đứng tên một người khác, nhờ người khác đứng tên trên đất, khi mua nhà có hợp pháp?

Theo quy định về ủy quyền thì: Hợp đồng ủy quyền bản chất là sự thỏa thuận các bên mà bên được ủy quyền sẽ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền và được trả thù lao. Do đó, đối tượng của ủy quyền phải là công việc.

Vì vậy, việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ là không đúng quy định của pháp luật. Bởi đứng tên quyền sở hữu nhà đất không phải là công việc mà đây là ghi nhận bảo hộ của nhà nước đối với người có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xác định trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của người đứng tên trên giấy tờ nhà đất.

Tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 hướng dẫn thực hiện các quy định về Giấy chứng nhận phải thể hiện rõ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân/tổ chức, công ty (doanh nghiệp), hộ gia đình ngay tại trang 1 của mẫu giấy. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi tên người đứng tên sổ đỏ, sổ hồng như sau:

“1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

a) Cá nhân trong nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "CMND số:..."; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…"; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "Giấy khai sinh số….";

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;

g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

h) Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;

i) Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư”.

Do đó, dù có hợp đồng ủy quyền đứng tên quyền sử dụng đất thì khi mua đất nhờ người khác đứng tên giùm thì pháp luật sẽ bảo hộ người đứng tên trên sổ nhà đất chứ không phải là người bỏ tiền ra mua hay, được tặng cho thực sự.

Vấn đề ủy quyền đứng tên sổ đỏ là không hợp pháp và rủi ro sẽ thuộc về chủ sở hữu thật sự khi người được thỏa thuận ủy quyền bằng miệng hay có văn bản ủy quyền “lật kèo” và cho rằng đây là nhà đất của họ thì giải quyết rất khó khăn.

Ủy quyền đứng tên sổ đỏ nên hay không

3. Thủ tục, cách đứng tên sổ đỏ, sổ hồng mới nhất

Quy định, thủ tục đứng tên sổ đỏ 1 mình

Theo quy định thủ tục đứng tên sổ đỏ thì về nguyên tắc cách ghi tên trên sổ đỏ sẽ là ghi tất cả các chủ sở hữu, nếu 1 người sở hữu nhà đất thì ghi 1 người, nếu 2, 3, 4 hay nhiều người thì ghi tên nhiều người vào giấy chứng nhận. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục cấp số mới chắc chắn muốn đứng tên một mình trên sổ đỏ sẽ giấy tờ chứng minh không có đồng sở hữu là bạn bè, anh em, bố mẹ, vợ hoặc chồng, con… cùng sở hữu tài sản đăng ký.

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định: “Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng”.

Theo đó, có thể một mình đứng tên trong “sổ đỏ” nhưng phải chứng minh đó là tài sản riêng. Cụ thể điiều kiện sổ đỏ đứng tên 1 mình bao gồm:

Trường hợp 1: Nhà đất là tài sản riêng

Bất động sản là tài sản riêng sẽ hình thành từ mua hoặc nhận thừa kế, tặng cho riêng. Trường hợp này phải cung cấp giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng của người đăng ký đứng tên sổ đỏ, sổ hồng bao gồm:

- Nếu độc thân: Cung cấp sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận độc thân, hợp đồng mua bán bất động sản công chứng.

- Nếu đã có gia đình: Cung cấp sổ hộ khẩu để xác nhận quan hệ hôn nhân. Đồng thời, cung cấp hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng hợp pháp xác lập trước khi đăng ký kết hôn.

- Nếu bất động sản được tặng cho riêng: Phải có văn bản hợp đồng tặng cho riêng có công chứng của người tặng cho cho người có yêu cầu làm thủ tục sang tên, đứng tên sổ đỏ.

- Nếu bất động sản là tài sản thừa kế: Cung cấp văn bản thừa kế có công chứng, chứng thực xác nhận người nhận thừa kế là 1 người, không có đồng sở hữu khác.

Trường hợp 2: Nhà đất là tài sản chung vợ chồng

Nếu nhà đất là tài sản được mua, nhận chuyển nhượng, được tặng cho hay thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định đây là sản chung nên yêu cầu phải ghi vợ và chồng cùng đứng tên sổ đỏ với tư cách đồng sở hữu.

Nếu như trong trường hợp này muốn mua nhà, mua đất làm sổ đỏ đứng tên một người thì phải đảm bảo các điều kiện sau: Vợ chồng có văn bản thỏa thuận về chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì người đứng tên sổ đỏ là vợ hoặc chồng theo thỏa thuận. Và thỏa thuận này đồng nghĩa với việc xác nhận tài sản này là tài sản riêng của vợ/chồng, người không đứng tên trong sổ đỏ không có quyền sử dụng và định đoạt.

Trong trường hợp mua nhà đất muốn đứng tên một người, đặc biệt là vợ hoặc chồng không muốn người khác sở hữu tài sản là đất đai, nhà ở đó nhưng không thỏa thuận được chồng cho vợ hoặc vợ cho chồng đứng tên sổ đỏ sổ hồng thì có thể: Mua nhà đất và nhờ bố mẹ đứng tên sổ đỏ. Sau khi làm bố mẹ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tiếp tục làm thêm thủ tục tặng cho riêng cho người vợ/chồng như vậy sẽ có thể chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất sang cho một người với tư cách là tài sản riêng.

Do đó, muốn xác lập sổ đỏ đứng tên 1 người thì chắc chắn sẽ cần chứng minh chỉ duy nhất có một mình có quyền sở hữu, sử dụng bất động sản đó.

Mời bạn đọc tham khảo  Thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên ancu.me.

Hướng dẫn thủ tục, cách đứng tên sổ đỏ một mình

Quy định, thủ tục sổ đỏ đứng tên 2 người trở lên

Theo quy định sổ đỏ có được đứng tên 2, 3 người nếu như là đồng sở hữu. Do đó thủ tục 2 người đứng đứng tên sổ đỏ hay nhiều người cùng đứng tên khi làm sang tên sổ đỏ tại văn phòng một cửa UBND quận/ huyện (nếu “sổ đỏ” do quận, huyện cấp), Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu “sổ đỏ” do UBND cấp tỉnh, thành phố cấp) phải có giấy tờ chứng minh là tài sản chung.

Quyền đứng tên sổ đỏ 2 người trở lên

- Trường hợp 1:  2 người đứng tên sổ đỏ là vợ chồng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và về vấn đề đăng ký quyền sở hữu sử dụng đối với tài sản chung phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì trên giấy chứng nhận phải ghi tên cả hai vợ chồng, nếu 2 vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo đó, quyền sử dụng và sở hữu nhà đất là tài sản phải đăng ký nên theo quy định là ghi tên 2 vợ chồng. Thêm vào đó, khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định thì nếu quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì sổ đỏ phải đứng tên 2 vợ chồng nếu không có thỏa thuận khác.

Vì vậy, nếu bất động sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì về nguyên tắc là tài sản chung vợ chồng nên khi đăng ký sẽ mặc nhiên ghi tên cả 2 vợ chồng nếu như các bên không cung cấp thỏa thuận khác.

- Trường hợp 2: Hai hoặc nhiều người đứng tên sổ đỏ không phải là vợ chồng

Trong trường hợp này thủ tục đăng ký cấp sổ đỏ theo nguyên tắc chung cấp sổ đỏ ghi tên các đồng sở hữu.

Nhiều người đứng tên sổ đỏ cần những giấy tờ gì?

- Đối với cá đồng sở hữu không là vợ chồng: Các giấy tờ chứng minh: Giấy tờ mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho , thừa kế nhà đất chung.

- Đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà đất là tài sản chung vợ chồng:

  • Sổ hộ khẩu gia đình
  • Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp có 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
  • Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung.

Tốt hơn hết để bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của bạn thì bạn cần có một văn bản gửi đến UBND cấp quận, huyện nơi có mảnh đất đề nghị ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thủ tục sang tên, ghi thêm tên đứng trên sổ đỏ

Quy định, thủ tục sang tên, thêm tên vào sổ đỏ

Pháp luật ghi nhận quyền cấp đổi sổ đỏ trong trường hợp muốn thay đổi nội dung ghi trên sổ và tùy từng trường hợp sẽ cần cung cấp các giấy tờ chứng minh tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình khi làm thủ tục sang tên, cấp đổi thêm tên vào sổ đỏ như sau:

Thủ tục chồng sang tên sổ đỏ cho vợ và ngược lại

Đây là trường hợp vợ hoặc chồng đang đứng tên sổ đỏ muốn sang tên sổ đỏ cho vợ/chồng và mình không đứng tên. Thủ tục sang tên trong trường hợp này, người vợ/chồng là văn bản tặng cho người kia hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho người kia nắm giữ.

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận do người đứng tên sổ đỏ đã mất

Muốn thay đổi ghi tên sổ (sang tên) khi người đứng tên sổ đỏ đã chết cần cung cấp các giấy tờ:

  • Giấy chứng tử
  • Di chúc chia thừa kế đất đai (nếu có)
  • Nếu thừa kế không có di chúc: Nếu có các đồng thừa kế theo pháp luật phải cung cấp văn bản thỏa thuận phân chia tài sản là đất đai của các đồng sở hữu. Nếu không có văn bản thỏa thuận phân chia phải có quyết định của tòa án chia tài sản thừa kế.

Thủ tục thêm tên vào sổ đỏ

Để hai hoặc nhiều người cùng đứng tên trên sổ đỏ: Vợ/chồng/bố/mẹ/con… muốn thêm người đồng đứng tên sổ đỏ: Giấy tờ thỏa thuận vợ/chồng/bố/mẹ/… (chủ sở hữu) đồng ý để một người chưa được ghi tên trên giấy tờ quyền sử dụng đất được đứng tên. Đây cũng là thỏa thuận làm căn cứ xác lập thêm một đồng sở hữu cùng đứng tên nhà đất và có quyền lợi tại Giấy chứng nhận được ghi tên.

Theo Điều 76, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đổi sổ đỏ thì người sở hữu giấy chứng nhận muốn sang tên, cấp đổi cần:

- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ gồm đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK và bản gốc sổ đỏ đã cấp (theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT)

- Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và đơn vị tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi sổ đỏ; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi làm thủ tục thêm tên vào sổ đỏ:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận 
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến vấn đề đứng tên sổ đỏ nhà đất giúp bạn đọc nắm rõ các quy định và thực hiện việc xin cấp mới, cấp đổi quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, quyền tài sản của mình.

Xem thêm: Sổ đỏ bị sai thông tin diện tích, địa chỉ, số CMND... cần làm gì?

Từ khóa » Sổ đỏ Có Cần đứng Tên 2 Người