Các Quy Tắc Tính Xác Suất - Lý Thuyết Toán 11

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 11
  4. CHƯƠNG 2: TỔ HỢP XÁC SUẤT
  5. Các quy tắc tính xác suất
Các quy tắc tính xác suất Trang trước Mục Lục Trang sau

1. Quy tắc cộng xác suất

- Hai biến cố \(A,B\) được gọi là xung khắc nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra.

+) Nếu \(A \cap B = \emptyset \) thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)

+) Nếu \(A,B\) là hai biến cố bất kì thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {A \cap B} \right)\)

Ví dụ: Một chiếc hộp có chín thẻ đánh số từ \(1\) đến \(9\). Rút ngẫu nhiên hai thẻ rồi nhân hai số ghi trên hai thẻ với nhau. Tính xác suất để kết quả nhận được là một số chẵn.

Giải:

Kết quả nhận được là số chẵn khi và chỉ khi trong hai thẻ có ít nhất một thẻ chẵn.

Gọi \(A\) là biến cố “Rút được một thẻ chẵn và một thẻ lẻ”, \(B\) là biến cố “Cả hai thẻ được rút là thẻ chẵn”.

Khi đó biến cố “Tích hai số ghi trên hai thẻ là một số chẵn” là \(A \cup B\).

Do hai biến cố xung khắc nên \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).

Vì có \(4\) thẻ chẵn và \(5\) thẻ lẻ nên ta có:

\(P\left( A \right) = \dfrac{{C_5^1.C_4^1}}{{C_9^2}} = \dfrac{{20}}{{36}}\), \(P\left( B \right) = \dfrac{{C_4^2}}{{C_9^2}} = \dfrac{6}{{36}}\).

Do đó:

\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) \) \(= \dfrac{{20}}{{36}} + \dfrac{6}{{36}} = \dfrac{{26}}{{36}} = \dfrac{{13}}{{18}}\).

2. Quy tắc nhân xác suất

- Hai biến cố \(A,B\) được gọi là độc lập nếu sự xảy ra hay không xảy ra của \(A\) không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố \(B\).

- Nếu hai biến cố \(A,B\) độc lập với nhau thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

Ví dụ: Một chiếc máy có hai động cơ \(I\)\(II\) hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để động cơ \(I\) chạy tốt là \(0,8\) và xác suất để động cơ \(II\) chạy tốt là \(0,7\). Hãy tính xác suất để cả hai động cơ đều chạy tốt.

Giải:

Gọi \(A\) là biến cố: “Động cơ \(I\) chạy tốt”, \(B\) là biến cố: “Động cơ \(II\) chạy tốt”, \(C\) là biến cố: “Cả hai động cơ đều chạy tốt”.

Ta thấy \(A,B\) là hai biến cố độc lập với nhau và \(C = AB\). Theo công thức nhân xác suất ta có:

\(P\left( C \right) = P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,8.0,7 = 0,56\).

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Lý thuyết Toán 12
  • Ôn tập chương 2
  • Ôn tập chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn
  • Phép nhân phân số
  • Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số

Tài liệu

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán 11: Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp

Toán 11: Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Đề thi học kì 2 môn Toán 7 các trường tại Hà Nội năm 2018

Đề thi học kì 2 môn Toán 7 các trường tại Hà Nội năm 2018

Tuyển tập đề thi thử các trường vào 10 năm 2018 (gồm 10 đề)

Tuyển tập đề thi thử các trường vào 10 năm 2018 (gồm 10 đề)

Từ khóa » Tinh Xac Suat