Các Rối Loạn Chức Năng Tuyến Giáp - Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

3.723 5 Bình chọn

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ, là một tuyến nội tiết quan trọng. Có chức năng tiết ra hai hormon T3 và T4, giúp kiểm soát hoạt động của các chất, sinh năng lượng cho cơ thể sử dụng. Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết hormon calcitonin, cùng với hormon PTH của tuyến cận giáp và vitamin D3 có vai trò điều hòa nồng độ calci trong máu. Vì vậy, nếu như chức năng tuyến giáp bị rối loạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, chúng ta hãy cùng giảng viên Bộ môn sinh lý của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

  • Giới thiệu Hệ nội tiết
  • Xét nghiệm máu giúp tầm soát ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng, tiết ra hai hormon điều hòa chuyển hóa T3, T4

Các hiệu ứng xảy ra khi thay đổi lượng iod đưa vào cơ thể

Giảm lượng iod đưa vào cơ thể

Trong trường hợp trục hạ đồi – tuyến yên-tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường, nhưng thiếu iod trong sẽ dẫn đến bệnh bứu cổ địa phương, tuyến giáp to ra. Đây là bệnh lý lành tính, không kèm theo rối loạn chức năng bài tiết hormon của tuyến giáp. Do thiếu iod nên các nang tuyến giáp tăng tổng hợp thyroglobulin để bù trừ nên tạo ra hình ảnh phì đại nang tuyến với lòng nang chứa đầy chất keo dự trữ. Tình trạng phình giáp sẽ ngưng tiến triển nếu như cơ thể cung cấp đủ iod như bình thường.

Tăng lượng iod đưa vào cơ thể

Các nguyên nhân làm dư thừa iod như: ăn nhiều iod, dùng cản quang chụp CT-scan, dùng amiodarone để chống loạn nhịp…Tình trạng dư thừa iod trong cơ thể sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp (gây cường giáp hoặc suy giáp), đặc biệt là trên những bệnh nhân có sẵn bệnh lý tuyến giáp như bệnh Graves, viêm giáp…

Nồng độ iod máu tăng có thể dẫn đến một trong hai hiệu ứng sau đây: Hiệu ứng Jod – Basedow (gây cường giáp) và hiệu ứng Wolff – Chaikoff (gây suy giáp).

  • Hiệu ứng Jod – Basedow: Đây là tình trạng cường giáp sau khi dùng iod, thường gặp ở bệnh nhân đã có sẵn bệnh Graves, nhân giáp độc hoặc bệnh nhân bị phình giáp. Hiệu ứng này hầu như không gặp ở người có tuyến giáp bình thường trước đó và mức tăng iod tương đối nhẹ.
  • Hiệu ứng Wolff – Chaikoff: Do hiện tượng tự điều hòa, làm giảm sự biểu hiện của các kênh iod trên màng tế bào nang giáp, dẫn đến ức chế hình thành hormon giáp (suy giáp). Hiệu ứng Wolff – Chaikoff thường kéo dài trong khoảng 10 ngày, sau đó là theo sau bởi “hiện tượng trốn thoát” (escape phenomenon), với sự hoạt động trở lại bình thường của enzym TPO trong tuyến giáp và bệnh nhân hồi phục về trạng thái bình giáp.

Các rối loạn chức năng tuyến giáp

Có 2 nhóm rối loạn chức năng tuyến giáp: Cường giáp (tăng bài tiết hormon T3, T4), suy giáp (giảm bài tiết hormon T3, T4).

Cường giáp

Biểu hiện hội chứng cường giáp:

  • Da niêm: da ẩm, nóng, gãy móng, rụng tóc
  • Chuyển hóa: Sợ nóng, thân nhiệt tăng, tiêu chảy, sục cân nhanh, ăn nhiều, run tay, teo cơ (tứ đầu đùi),…
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp tâm thu cao
  • Tâm thần: dễ tức giận, cáu gắt, bứt rứt, khó tập trung, khó ngủ…

Nguyên nhân chính gây hội chứng cường giáp

  • Cường giáp nguyên nhân tại tuyến yên: tuyến yên tăng tiết TSH dẫn đến kích thích tuyến giáp tăng tiết FT3, FT4.
  • Cường giáp nguyên nhân tại giáp: tuyến giáp tăng tiết FT3, FT4 và sự điều hòa ngược sẽ ức chế làm giảm tiết TSH tại tuyến yên. Thường gặp do bệnh bứu cổ lồi mắt (Graves), nhân giáp độc…

Suy giáp

Biểu hiện của hội chứng suy giáp:

  • Phù niêm: mặt phù tròn, ít biểu hiện cảm xúc, phù mi mắt, môi dày, lưỡi to, khàn tiếng, ngón tay ngón chân thô, ù tai…
  • Chuyển hóa: thân nhiệt giảm, sợ lạnh, tăng cân, táo bón, mệt mỏi, yếu cơ, tiểu ít…
  • Nhịp tim chậm, huyết áp tâm thu thấp
  • Tâm thần: buồn ngủ, chậm chạp, thờ ơ, giảm trí nhớ, suy giảm hoạt động trí óc…
  • Tăng nồng độ cholesterol trong máu: kết hợp với nguy cơ gây xơ vữa động mạch, do giảm bắt giữ và đào thải cholesterol vào dịch mật.
  • Bệnh đần độn:nếu suy giáp xảy ra trong thời kỳ bào thai hoặc khi trẻ còn nhỏ, cơ thể sẽ chậm phát triển về thể chất lẫn tâm thần, gây nên bệnh đần độn. Nguyên nhân có thể do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc do thiếu iod trong khẩu phần ăn.

Nguyên nhân gây hội chứng suy giáp

  • Suy giáp nguyên nhân tại tuyến yên: tuyến yên giảm tiết TSH làm cho tuyến giáp giảm tiết FT3, FT4.
  • Suy giáp nguyên nhân tại giáp: tại tuyến giáp giảm tiết FT3, FT4 và cơ chế điều hòa ngược đã kích thích tuyến yên làm tăng tiết TSH. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc phải (nhiễm trùng, viêm giáp Hashimoto, do cắt giáp, hóa trị, xạ trị…).
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chuyên đào tạo nhóm ngành Y Dược chất lượng cao

Trên đây là bài viết chia sẻ về các rối loạn chức năng tuyến giáp được tư vấn chuyên môn từ đội ngũ giảng viên Bộ môn sinh lý của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hy vọng có thể cung cấp một phần kiến thức nền tảng cho các bạn sinh viên Y Dược và một phần kiến thức cơ bản của khoa học sức khỏe cho tất cả mọi người. Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chuyên đào tạo nhóm ngành Y Dược, với đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tận tâm với sinh viên, phương pháp giảng dạy luôn gắn liền với triết lý giáo dục “Sâu y lý, Giỏi y thuật, Giàu y đức”. Nhà trường rất vinh hạnh khi có thể mang đến những kiến thức y học bổ ích cho các bạn sinh viên và mọi người qua từng bài viết về khoa học sức khỏe.

Các bạn quan tâm muốn tìm hiểu các ngành Y Dược có thể để lại thông tin đăng ký tại 1 trong 3 kênh sau:

Website: Đăng ký trực tuyến

Fanpage: https://www.facebook.com/TruongCaoDangDuocSaiGoncs.TPHCM

Zalo: 08.8613.8613

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Số 215E+D Đường Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

  • Kiểm soát và điều trị hiệu quả chứng mất ngủKiểm soát và điều trị hiệu quả chứng mất ngủ
  • Những thực phẩm hỗ trợ giải tỏa lo âu sĩ tử nên sử dụngNhững thực phẩm hỗ trợ giải tỏa lo âu sĩ tử nên sử dụng
  • Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nói gì về bệnh Hemophilia?Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nói gì về bệnh Hemophilia?

Từ khóa » Hiệu ứng Wolff Chaikoff