Các Sách đại Tiên Tri (Sách Ê-sai) | Nguồn Hy Vọng
Có thể bạn quan tâm
Tiên Tri Ê-sai III. NỘI DUNG TỔNG QUÁT SÁCH Ê-SAI A. Các phần phân chia sách Ê-sai Phần 1 – là chức vụ đối với lương tâm của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đang chịu đau đớn dưới tay Đức Chúa Trời cai trị với sự hiện đến của Đấng Mê-si-a như là mục tiêu phước hạnh đặt trước mắt họ. Các chương 1-35 là một loạt các sứ điệp và gánh nặng được nối kết cách thứ tự, được Ê-sai rao báo rõ ràng trước khi Ê-xê-chia lâm bịnh. Phần 2 – thuộc về lịch sử, dù có tính cách tiên tri bày tỏ cách thế nào đối với Giu-đa, tất cả mọi phước hạnh đều gắn liền với một “Hậu tự của Đa-vít,” đấng đã trải qua sự chết nhưng đã sống lại bởi quyền phép Toàn Năng. Các chương 36-39 gần giống với II Các vua IIVua 2V 18:13; 20:19 và IISu 2Sb 32:1-33. Phần 3 – kết luận lời tiên tri, các chương 40-66. Phần này nêu lên sự thất bại của A-đam thứ nhất và sự hiện đến của A-đam thứ hai. Y-sơ-ra-ên như là tôi tớ của Đức Chúa Trời bị loại bỏ vì bất trung hầu cho Đấng Christ là đầy tớ chân thật có thể được tỏ bày. B. Sách Ê-Sai được gọi là “Quyển sách của Sự Cứu Rỗi” Sự cứu rỗi tôi (EsIs 12:2) Sự cứu ngươi (17:10) Sự cứu rỗi của chúng tôi (33:2) Sức mạnh của sự cứu rỗi (33:6) Các nguồn sự cứu (giếng cứu rỗi) (12:3) Mừng rỡ về sự cứu rỗi (25:9) Tường cứu rỗi (60:18) Sự cứu rỗi đời đời (45:17 ; 51:6-8) Ngày cứu rỗi (49:8) Sanh ra sự cứu rỗi (45:8) Cánh tay cứu rỗi (51:5; 59:16; 63:5) Mão cứu rỗi (59:17) Sự sáng cứu rỗi (62:1) Áo cứu rỗi (61:10) Rao sự cứu chuộc (52:7) Từ Ê-sai có nghĩa “Giê-hô-va là sự cứu rỗi” C. Việc sử dụng sách Ê-sai trong Tân Ước Cả Chúa Jesus lẫn các Sứ đồ đều trích dẫn sách Ê-sai. Chỉ có bảy sách trong Tân Ước không có trích dẫn sách Ê-sai. Sách Ê-sai được trích dẫn trong Tân Ước nhiều hơn bất cứ sách nào khác. D. Ê-sai sống cùng thời với Ô-sê, A-mốt và Mi-chê IV. CON NGƯỜI Ê-SAI Tên gọi : Yesha-Yahu = “Đức Giê-hô-va là sự cứu rỗi ” hay “sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va .”
Gia đình : Ông là con trai của A-mốt, một người thường dân. Ông kết hôn và vợ của ông là một nữ tiên tri (8:3), có thể do địa vị của bà là vợ của một tiên tri hoặc có lẽ bà được Đức Chúa Trời dùng trong việc nói tiên tri. Địa vị : Một người giàu, có địa vị, học thức, theo truyền thống của người Giu-đa Chức vụ : Có thể là ông đã bắt đầu chức vụ tiên tri vào gần cuối thời trị vì lâu dài của vua Ô-xia (6:1). Đa số tin rằng chức vụ của ông kéo dài 48-70 năm. Sự qua đời : Người ta tin rằng ông là người “bị cưa xẻ” trong HeDt 11:37. Điều đó có thể đã xảy ra vào thời trị vì của vua Ma-na-se, người mà tiên tri Ê-sai chống đối. Những khúc Kinh thánh xoay quanh cuộc đời và chức vụ của Ê-sai là IISu 2Sb 26:1-32:33 và IIVua 2V 15:1-20:21. V. BỐI CẢNH LỊCH SỬ A. Ê-sai đã lớn lên như một phần của Vương quốc Giu-đa trong suốt thời kỳ Vương quốc bị chia đôi, Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. B. Lý do của sự phân chia Nhiều lần giữa các chi phái có sự chia rẽ lẫn nhau. Sự kiện chính đem đến sự phân chia là vì vua Sa-lô-môn không giữ lòng trung tín đối với Đức Chúa Trời. Việc ông kết hôn với những người nữ ngoại bang vì cớ liên minh chính trị đã đem nhiều thói tục tín ngưỡng ngoại bang vào Giê-ru-sa-lem. Khi Sa-lô-môn già yếu ông tỏ ra nhượng bộ với các nghi thức tà giáo mà những người vợ ngoại bang của ông ưa thích. Ông cho phép họ thờ lạy các thần tượng giả dối.
Vì cớ tội lỗi của Sa-lô-môn nên vương quốc sẽ phải bị đoạt khỏi ông và ban cho tôi tớ ông là Giê-rô-bô-am, song một phần của vương quốc sẽ còn lại trong gia đình chủ yếu là để giữ lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Đa-vít (IISa 2Sm 7:14-16) và vì Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ bày tỏ danh Ngài đời đời tại Giê-ru-sa-lem (IVua 1V 9:3). (Khúc Kinh thánh bày tỏ những bổn phận Đức Chúa Trời giao phó cho một Vua là PhuDnl 17:16-20. Kế đó là IVua 1V 10:24; 11:8 nói đến sự Thất bại. Sau đó là sự phán xét trong 11:11-13; 11:30-40) Sự việc xảy ra do vua Rô-bô-am đánh thuế trên dân Y-sơ-ra-ên quá nặng. Vua hỏi ý kiến các trưởng lão, họ đề nghị vua giảm bớt thuế cho dân sự. Vua lại đi hỏi ý kiến những người trai trẻ, họ khuyên vua gia tăng thuế để bày tỏ quyền lực của vua. Vua Rô-bô-am nghe theo lời của những người trẻ tuổi. Dân sự không nghe theo vua và một người tôi tớ của vua Sa-lô-môn là Giê-rô-bô-am nổi lên chống lại vua và dân sự theo Giê-rô-bô-am. Chỉ có chi phái Giu-đa và chi phái Bên-gia-min theo vua Rô-bô-am. Từ đó, đất nước bị chia làm hai: Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. C. Sự bội đạo của Y-sơ-ra-ên và của Giu-đa Giu-đa trước mắt cũng rơi vào sự thờ lạy hình tượng, song không hề đến mức độ như Vương quốc Y-sơ-ra-ên. Từ khi vương quốc bị phân chia dưới thời Giê-rô-bô-am, nơi thánh mà Đức Chúa Trời đã chọn lựa tại Giê-ru-sa-lem và chức thầy tế lễ đã bị Vương quốc phía Bắc loại bỏ. Sự thờ phượng Đức Giê-hô-va chân thật đã bị vứt bỏ và sự thờ lạy hình tượng được đưa vào trong xứ, cho đến đời vua A-háp thì tôn giáo của Ba-anh đã trở thành quốc giáo. D. Vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên Xin lưu ý các niên đại nêu ở đây là tương đối vì nhiều học giả Kinh thánh có quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đáng tin cậy nhất nói chung là các niên đại khác nhau trong vòng 5 năm. GIU-ĐA 1. Rô-bô-am 926-910 TC 2. A-bi-giam 910-908 3. A-sa 908-872 4. Giô-sa-phát 872-852 5. Giô-ram 852-845 6. A-cha-xia 845-844 7. Hoàng hậu A-tha-li 845-839 8. Giô-ách 839-800 9. A-ma-xia 800-785 10.Ô-xia 785-747 11.Giô-tham(cai trị thay&vua) 758-743 12.A-cha 742-725 13.Ê-xê-chia 725-697 14.Ma-na-se 696-642 15.A-môn 641-640 16.Giô-si-a 639-609 17.Giô-a-cha 609 18.Giê-hô-gia-kim 608-598 19.Giê-hô-gia-kin 598 20.Sê-đê-kia 598-587 Sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem 587 TC Y-SƠ-RA-ÊN 1. Giê-rô-bô-am I 926-907 TC 2. Na-đáp 907-906 3. Ba-ê-sa 906-883 4. Ê-la 883-882 5. Xim-ri 882 6. Tiếp-ni & Ôm-ri 882-871 7.Ôm -ri 8.A-háp 871-852 9. A-cha-xia 852-851 10.Giô-ram 851-845 11.Giê-hu 845-818 12.Giô-a-cha 818-802 13.Giô-ách 802-787 14.Giê-rô-bô-am II 787-747 15.Xa-cha-ri 747-746 16.Sa-lum 747-746 17.Mê-na-hem 746-737 18.Phê-ca-hia 736-735 19.Phê-ca 734-733 20.Ô-sê 732-724 Sự sụp đổ của Sa-ma-ri 721 TC E. Tình trạng chung của hai vương quốc Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên nặng nề hơn nhiều, và lòng họ đã sớm bội đạo xa khỏi Đức Chúa Trời và gia tăng đầy trọn hơn nhiều so với trường hợp của Giu-đa, theo như thực trạng cho thấy, đến nỗi Đức Chúa Trời đã giáng sự đoán phạt khiến Y-sơ-ra-ên bị lưu đày khỏi xứ trước hơn Giu-đa 123 năm. Tuy nhiên thoạt nhìn dường như rất đỗi lạ lùng là một việc như thế lại đã xảy ra. Tổng cộng thời gian tồn tại riêng biệt của hai vương quốc (đến khi 10 chi phái bị lưu đày dưới thời vua Sanh-ma-na-he, khoảng 722 TC) đã kéo dài trên 253 năm. Trong suốt thời gian đó, có mười ba đời vua trị vì trên Giu-đa và hai mươi đời vua cai trị trên Y-sơ-ra-ên.Về tất cả các vua Y-sơ-ra-ên, Kinh thánh đều ghi lại là họ “đi theo con đường của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát,” ngoại trừ vua A-háp và hai con trai ông (A-cha-xia và Giô-ram), dưới thời cai trị của họ việc thờ lạy Ba-anh đã trở thành quốc giáo. Tiếp theo sau đó, không có một vị vua nào trong Y-sơ-ra-ên thực sự hầu việc Đức Giê-hô-va hay thờ phượng trong đền thờ của Ngài. Mặt khác, có ít nhất năm vua Giu-đa nổi bật vì lòng sùng đạo của họ (A-sa, Giô-sa-phát, Ô-xia, Giô-tham và Ê-xê-chia), trong khi trong số tám vua kia, hai vua (Giô-ách và A-ma-xia) tiếp tục trong một thời gian đáng kể, và vua thứ ba (Rô-bô-am) có một thời gian ngắn giữ theo đạo giáo của tổ phụ mình. Thực ra, bốn trong năm vua khác nổi đanh kinh khiếp về sự phạm thượng. A-bi-giam, con trai và kẻ kế vị Rô-bô-am, làm theo mọi thói tục của cha mình trong suốt mười bốn năm cuối cùng trị vì của triều đại đó. Trong suốt thời trị vì của vua Giô-ram sự thờ phượng Ba-anh đã được đưa vào Giu-đa; và chúng ta biết nó đã được tiếp tục với sự kiên định kinh khiêp dưới đời vua A-cha-xia và A-tha-li. Và tội ác ngập đầy vào thời A-háp, vị vua đã lên ngôi hai mươi năm trước khi mười chi phái bị lưu đày, khi những cánh cửa của nơi thánh đã thực sự bị đóng lại và một bàn thờ hình tượng được dựng lên trong sân đền thờ. Thế nhưng, bất chấp tất cả những điều này, việc thờ lạy hình tượng giữa vòng dân sự không bao giờ bị diệt tận gốc rễ, và điều này do ba nguyên nhân. Trước nhất, vẫn còn ảnh hưởng kéo dài mãi của đền thờ Giê-ru-sa-lem; và trong điều này chúng ta thấy ít nhất một lý do thiên thượng cho sự tồn tại của một nơi thánh trung tâm, và vì sự nghiêm khắc của Luật pháp hạn chế mọi sự thờ phượng trong phạm vi các sân đền thờ.
Thứ hai, các vị vua thờ hình tượng của Giu-đa luôn luôn được tiếp nối bởi các triều đại của những vị vua hết lòng trung thành với Chúa. Họ dẹp bỏ các nghi thức thờ lạy tà thần của các bậc tiền bối. Lý do cuối cùng và đáng chú ý nhất là thời trị vì của các vua thờ hình tượng đều ngắn hơn so với các vị vua kính sợ Chúa.Vì vậy, nhìn lại cả thời gian dài 253 năm từ khi Rô-bô-am lên ngôi cho đến khi mười chi phái bị lưu đày, chúng ta thấy có 200 năm dưới sự cai trị của các triều đại duy trì được sự thờ phượng Đức Giê-hô-va, trong khi đó chỉ có 53 năm sự thờ phượng Ngài bị vứt bỏ bởi các vua Giu-đa.
Chúng ta đi đến kết luận này bằng sự tính toán sau đây: Những năm dân sự thờ lạy thần tượng: Dưới thời vua Rô-bô-am là 14 năm; dưới thời A-bi-giam là 3 năm; dưới thời Giô-ram là 6 năm; dưới thời A-cha-xia là 1 năm; dưới thời A-tha-li là 6 năm; dưới thời A-cha là 16 năm; hay tính tất cả là 46 năm, chúng ta cộng thêm vào 7 năm vì sự thờ lạy hình tượng sau đó của các đời vua Giô-ách và A-ma-xia. VI. CÁC VỊ VUA CAI TRỊ TRONG THỜI TIÊN TRI Ê-SAI: Ô-xia, Giô-tham, A- cha, Ê-xê-chia (II Các Vua 15-20; II Sử ký 26-32).
Theo Tự điển Thánh Kinh của Unger A. Ô-xia = (Đức Giê-hô-va là sức mạnh) Người đã dùng hai tên – vua thứ 10 của Giu-đa Ô-xia (Đức Giê-hô-va là sức mạnh) A-xa-ria (Đức Giê-hô-va giúp đỡ) (Lý do thay đổi tên này không được biết chính xác) Người lên ngôi vua năm 16 tuổi bởi sự chọn lựa của dân sự sau khi vua cha là A-ma-xia bị phản thần giết chết. (IIVua 2V IIVua14:21) Người làm kiên cố các bức tường thành của Giê-ru-sa-lem và là một chiến sĩ rất thành công . Người giữ lòng thành thật cùng Đức Giê-hô-va và tiên tri Xa-cha-ri có ảnh hưởng rất lớn trên người. Có một cơn động đất lớn xảy ra trong đời người trị vì (xin xem AmAm 1:1 và XaDr 14:5). Cuối đời vua không trọn lành như lúc ban đầu vì người muốn xông hương trên bàn thờ của Đức Chúa Trời nhưng vua đã bị thầy tế lễ thượng phẩm A-xa-ria và 80 thầy tế lễ khác phản đối (XuXh 30:7-8; Dan Ds 16:40; 18:7).Vua nổi giận, toan xông hương và Đức Chúa Trời đã trừng phạt vua bị bịnh phung cho đến ngày băng hà. (IISu 2Sb 26:16)
Theo Tự Điển Thánh Kinh của Unger B. Giô-tham (Giê-hô-va là ngay thẳng) vua thứ 11 của Giu-đa Là con trai của Ô-xia và Giê-ru-sa Người cai trị thay thế cho cha mình sau khi vua cha bị bịnh phung cho đến ngày vua cha qua đời. Khi cha băng hà người chính thức lên ngôi lúc 25 tuổi (IIVua 2V 15:5, 32-33) (IISu 2Sb 27:1) Người cai trị theo tinh thần và uy quyền của vua cha nhưng không đủ khả năng để sửa đổi các thói tục hư hoại của dân sự. Người tiếp tục củng cố thành Giê-ru-sa-lem. Người xây dựng những thành trì trong vùng núi của Giu-đa và những lâu đài, tháp canh trong rừng . Người thành công trong chiến trận với dân Am-nôn và dân Am-nôn phải nộp triều cống cho người. (26:8; 27:2-5) Người cai trị tổng cộng khoảng 16 năm rồi qua đời và được chôn trong lăng tẩm của các vua (IIVua 2V 15:38; IISu 2Sb 27:8-9) C. A-cha (Người sở hữu) – vua thứ 12 của Giu-đa Người là con trai kế vị Giô-tham. Người cai trị khoảng 16 năm Khi người lên ngôi vua, Phê-ca (Vua của Y-sơ-ra-ên) và Rê-xin (vua của Sy-ri) liên minh chống nghịch cùng Giu-đa. Họ tiến công bao vây Giê-ru-sa-lem; Ê-sai báo cho A-cha biết kẻ thù sẽ bị đánh bại và thực tế quân thù bị bại trận nhưng gây nhiều tổn hại cho xứ Giu-đa: Rê-xin đánh chiếm một vài thành, giết con trai của vua, Quan Cai cung vua và Quan Tể tướng. Phê-ca giết 120.000 người nam và bắt 200.000 người làm tù binh. Số phu tù này được trở về nhờ nổ lực của tiên tri Ô-đết (28:3-15) A-cha tìm kiếm sự giúp đỡ từ vua A-si-ri là Tiết-lác-phin nê-se.Vua A-si-ri tiến đánh Sy-ri xâm chiếm thành Đa-mách và giết vua Rê-xin. Đổi lại A-cha phải nộp triều cống cho Tiết-lác-phin-nê-se bằng những báu vật trong đền thờ và của cung vua. (theo Tự Điển Thánh Kinh của Unger). Vua từ bỏ sự thờ phượng Đức Giê-hô-va chân thật và lập lấy cho mình những bàn thờ, những nơi cao xông hương cho các thần ngoại bang ở khắp nơi. Ông đóng cửa đền thánh của Đức Giê-hô-va và cất đi các khí dụng của đền thờ . Ông chết không có ai than khóc và không được chôn nơi lăng tẩm của các vua. Khảo cổ học đã tìm thấy bảng khắc chữ ghi những người tiến cống cho Tiết-lác-phin-nê-se và những gì A-cha đã nộp: Vàng Bạc Chì Sắt Thiếc Những bộ quần áo bằng len màu rực rỡ Lụa Tất cả các đồ vật quí giá Đặc sản vùng biển và đất khô Báu vật của hoàng gia Những ngựa và la được thuần dưỡng để mang ách D. Ê-xê-chia (Giê-hô-va là sức mạnh) – vua thứ 13 của Giu-đa Người là con trai của A-cha Việc đầu tiên vua làm là tẩy uế, sửa chữa và mở cửa Đền thờ trở lại Ông phá đổ các bàn thờ trên những nơi cao và thậm chí đập bể những trụ thờ, bẻ gãy con rắn bằng đồng của Môi-se vì dân sự đã thờ lạy nó. Sự cải cách của ông được chép trong IIVua 2V 18:3-7; IISu 2Sb 29:1-36 Ông rất thành công trong chiến trận và đã giành lại những vùng đất bị người Phi-li-tin chiếm và bắt đầu củng cố Giu-đa chống lại quân xâm lược A-si-ri. Ông xây dựng nền kinh tế của Giu-đa bằng quân sự, nông nghiệp và thương mại. Ông xây cất những kho chứa hàng và những chuồng nuôi gia súc. (32:28-29) Ông xây dựng hệ thống dẫn nước vào thành Giê-ru-sa-lem từ suối Ghi-hôn, đi qua những vùng đất đá cứng để hoàn thành kỳ công này (dài 1.777 bộ). (Xin xem phần giải thích trong Tự Điển Thánh Kinh của Unger, tr. 481). Nước từ suối được dẫn vào các hồ chứa trong thành phố gọi là Hồ Chứa Si-lô-ê hoặc Ao Si-lô-ê trong Giăng GiGa 9:7-11. Ê-xê-chia đã dại dột chỉ cho các sứ giả của nước khác xem sự giàu có và sang trọng của mình và Ê-sai đã nhanh chóng nói tiên tri nghịch cùng ông vì lòng kiêu ngạo của ông. (IIVua 2V 20:12-19) Ông bị San-chê-ríp vua A-si-ri tấn công và cướp lấy đi nhiều chiến lợi phẩm. (18:13; 19:37; IISu 2Sb 32:1-12; EsIs 36:1; 37:28) Người A-si-ri không chiếm được thành Giê-ru-sa-lem. Ê-xê-chia bị bịnh nặng gần chết (IIVua 2V 20:1; IISu 2Sb 32:24; EsIs 38:1) Ông cầu nguyện và Đức Chúa Trời cho ông sống thêm 15 năm nữa, sau đó ông an giấc cùng tổ phụ mình. NGHIÊN CỨU TỪNG CÂU MỘT VII. Đoạn 1 EsIs 1:1 – Chức vụ của ông bắt đầu vào cuối đời vua Ô-xia và trải qua trọn thời trị vì của vua Ê-xê-chia. Ông có mối quan hệ tốt đẹp với các vua này. A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (2-6) Lời than phiền của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài: Họ đã phạm tội Sự phán xét đang đến gần Nếu cả nước ăn năn sẽ thay đổi sự phán xét, nhưng họ không muốn ăn năn Sự phán xét làm tinh sạch một dân sót, dân sự thật của Ngài Tội lỗi của Giu-đa được gợi lại cho họ nhớ 1:2 – (Đức Chúa Trời phán) Các từng trời và đất là những người làm chứng về các điều này. Ngài cũng đã chăm sóc và nuôi dưỡng dân Y-sơ-ra-ên như thế nào, ở đây đang nói về Vương quốc Giu-đa ở phía Nam, nhưng họ đã chống nghịch cùng Ngài. Dầu họ bội nghịch, Ngài vẫn gọi họ là Con cái của Ngài . 1:3 – (Đức Chúa Trời phán) Thậm chí một con bò ngu dại còn biết kẻ chăn nuôi nó, tức chủ của nó. Thế nhưng Ta đã chăn nuôi các ngươi mà các ngươi không tôn trọng ta (là người chủ-người thầy). Dân ta – Đức Chúa Trời đã không lìa bỏ họ. Trước tiên Chúa ban cho họ giàu có, nhưng họ không phục sự Ngài. Rồi Chúa sai tiên tri đến cảnh cáo họ, song họ không chịu lắng nghe. Cuối cùng, Chúa sẽ đem đến lửa đoán phạt. (xem 1:7) 1:4 – (Ê-sai nói) Họ là một dân tộc tội lỗi nhưng danh của Chúa vẫn còn trên họ. Sự băng hoại không phải của người khác mà là của chính họ. Họ vẫn thờ phượng Chúa nhưng chỉ bằng hình thức. Hình thức bên ngoài chẳng có giá trị gì nếu không có tấm lòng thờ phượng thật bên trong. 1:5 – Y-sơ-ra-ên bị đau nhức từ đầu đến chân bởi sự thờ phượng giả dối. Họ đang bị đánh bầm mình. Họ cứ tiếp tục bội nghịch và sẽ bị trừng phạt càng tệ hại hơn. Bao lâu mà dân Giu-đa còn tiếp tục phạm tội, họ tự tách mình ra khỏi sự tiếp cứu của Chúa và tự cô lập mình. Khi chúng ta cảm thấy cô đơn và xa cách Chúa, hãy nhớ rằng Chúa không hề bỏ rơi chúng ta. Tội lỗi của chúng ta đã khiến chúng ta bị tách rời khỏi Ngài. Phương thức chữa trị đảm bảo duy nhất cho loại bịnh cô đơn này là phải phục hồi mối thông công đầy ý nghĩa với Đức Chúa Trời bằng cách xưng nhận tội lỗi mình, vâng theo lời dạy dỗ của Ngài và tương giao thường xuyên với Ngài (Thi Tv 140:13; EsIs 1:16-19; IGi1Ga 1:9). QVLAB EsIs 1:6 – Tình trạng không thể chữa lành. Vì căn bịnh đã kéo dài quá lâu không thể làm gì được ngoài sự mổ xẻ, cắt bỏ. Cũng ám chỉ rằng họ đã không cố gắng để được chữa lành – Họ đã bị bỏ mặc cho sự băng hoại của mình. 1:7 – Giờ đây tương lai dành sẵn cho Y-sơ-ra-ên là sẽ bị Ba-by-lô bắt làm phu tù và tình trạng hiện tại họ đang bị dân Phi-li-tin xâm lược trong đời vua A-cha hay Y-sơ-ra-ên dưới đời vua A-ma-xia. 1:8 – Khi mùa gặt đến gần và có sự đe doạ thực tế là kẻ xấu sẽ đến quấy phá và cướp hoa màu đi, họ sẽ xây một cái lều để ở canh giữ vườn tược, sau đó qua mùa gặt lều sẽ bị bỏ hoang và cuối cùng sẽ sụp đổ. Họ sẽ trở nên giống như những cái lều này, hoang vu và trống rỗng. Giê-ru-sa-lem lúc đó chưa bị bao vây nhưng nó sẽ giống như những lều bị bỏ hoang khi nó bị bao vây. (Con gái Si-ôn là Giê-ru-sa-lem) 1:9 – Đức Chúa Trời luôn luôn để lại một dân sót B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (10-15) Dân sự không thể tự bào chữa được và cứ phạm tội Ê-sai rao báo sự giả hình về mặt tôn giáo của họ Ê-sai gọi đó là một sự thờ phượng đáng gớm ghiếc
1:10 – Ở đây Ê-sai đang mỉa mai và đang nói với Y-sơ-ra-ên như Sô-đôm và Gô-mô-rơ. HÃY NGHE – thời điểm lắng nghe, chứ không nói hay biện minh gì cả. Ê-sai so sánh các quan trưởng và dân Giu-đa với các quan trưởng và dân Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Để nghe được những gì Chúa muốn phán, dân sự phải lắng tai và sẵn sàng vâng theo lời Ngài. Khi chúng ta không nghe được sứ điệp của Chúa, có lẽ do chúng ta không đang lắng nghe một cách cẩn thận, hoặc chúng ta không thực sự sẵn sàng làm theo lời Chúa phán. QVLAB 1:11 – Chúa chán chê sự thờ phượng có tính cách lễ nghi của họ khi lòng họ đã sai trật với Ngài. Chúa mệt mỏi bởi những của lễ giả dối của họ, Ngài muốn sự vâng lời, ISa1Sm 15:22. EsIs 1:12-14 – Họ đang làm mọi điều trong danh Đức Giê-hô-va nhưng Ngài không hiện diện trong các việc làm của họ. Không phải những việc họ làm là sai trật song chính là tấm lòng của họ. Của lễ không ích gì nếu tấm lòng không thật sự ăn năn. Của lễ sẽ phải là một dấu hiệu bên ngoài của đức tin họ nơi Đức Chúa Trời, nhưng những dấu hiệu bên ngoài trở nên trống rỗng vì không có đức tin. Vậy thì tại sao sau đó họ lại tiếp tục dâng của lễ? Giống như nhiều người ngày nay, họ đã tiến đến chỗ đặt đức tin vào các nghi thức tôn giáo hơn là nơi Đức Chúa Trời họ thờ phượng. Hãy xem xét lại việc thực hành tôn giáo của chính mình: Chúng có phát xuất từ đức tin của bạn nơi Đức Chúa Trời hằng sống hay không? Đức Chúa Trời không lấy làm đẹp lòng bởi những biểu hiện bên ngoài của chúng ta nếu tấm lòng của chúng ta không có đức tin. 1:15 – Họ đang sống trong tội lỗi; lòng họ thật xa cách Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ghét những hình thức rỗng tuếch. Sẽ đến một thời kỳ khi Đức Chúa Trời không còn muốn nghe họ nữa. ChCn 1:28 Những sự dâng hiến và các của lễ không có ý nghĩa với Đức Chúa Trời khi được dâng lên bởi một người có tấm lòng hư hoại. Đức Chúa Trời muốn chúng yêu Ngài, tin cậy Ngài và xoay bỏ tội lỗi của mình; sau đó Ngài sẽ hài lòng với “những của lễ” của chúng ta về tiền bạc, thì giờ hay sự hầu việc Ngài. EsIs 1:16 – Chúa kêu gọi họ hãy nhìn thấy tình trạng thật của mình (một cơ hội để ăn năn) – tự xem xét chính mình – làm sạch những điều ác – thôi làm điều dữ. 1:17 – Chúa kêu gọi họ hãy bỏ qua hình thức, hãy thực hành đức tin bằng hành động và sự quan tâm đối với những người cần giúp đỡ. Hãy tìm kiếm sự công bình cho tất cả những người : Bị hà hiếp Kẻ mồ côi Người góa bụa 1:18 – Chúa phán dầu tội của ngươi đỏ như hồng điều nhưng nếu ngươi đến cùng ta ta sẽ phiếu trắng như tuyết. Hồng điều là một màu dùng để nhuộm đỏ không hề phai, và vết dơ của thuốc nhuộm này không thể tẩy sạch khỏi quần áo. Vết dơ của tội lỗi dường như vĩnh viễn không thể tẩy sạch được, nhưng Đức Chúa Trời có thể tẩy sạch vết dơ tội lỗi khỏi đời sống của chúng ta như Ngài đã hứa làm cho dân Y-sơ-ra-ên. Chúng ta không cần phải sống suốt cuộc đời trong bùn dơ tội lỗi. Lời của Đức Chúa Trời đảm bảo với chúng ta rằng nếu chúng ta sẵn lòng vâng theo thì Đấng Christ sẽ tha thứ và tẩy sạch hết mọi vết nhơ không thể gột rửa nhất của chúng ta (Thi Tv 51:1-7). QVLAB EsIs 1:19-20 – Đây là cách thức để được phước, nhưng nếu không vâng lời sẽ bị hủy diệt. Hai đòi hỏi để được phước : ước muốn, và hành động vâng lời C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (21-23) Đây là lời than khóc của Ê-sai dành cho Giê-ru-sa-lem. Ê-sai phản ánh tình trạng của Giê-ru-sa-lem và sự cứng lòng của các quan trưởng đối với Chúa. 1:21-22 – Nói về sự hủy diệt của đất nước. Giê-ru-sa-lem đã từng là một thành công nghĩa – giờ đây nó lại là một nơi thờ hình tượng. Bạc là một hình bóng của sự chuộc tội. Xin nhớ là nếu bạn muốn được kể là người Do Thái bạn phải trả một giá là nửa siếc-lơ bạc để được ở giữa vòng dân sự. Số bạc đó được nấu chảy đúc nền của đền thờ và tất cả trụ cột của đền thờ được dựng trên nền đó. Nó là một của lễ chuộc tội – một hình bóng về huyết cứu chuộc của Đấng Christ. Giá chuộc phải được trả để được nương nhờ nơi huyết chuộc tội. Bạc ở đây là một hình bóng về sự cứu chuộc hoặc sự công bình trước mặt Chúa. Ở đây bạc đã trở nên cặn bã đầy sự bất khiết vì họ không bước đi bởi đức tin. Rượu bị hòa lẫn với nước vì rượu là hình bóng của Đức Thánh Linh. Sự pha lẫn những điều thánh khiết với những điều trần tục đã làm cho những điều tinh sạch trở nên ô-uế. Những gì có giá trị giờ đây phải bỏ đi không dùng được nữa. 1:23 – Tất cả các quan trưởng của Y-sơ-ra-ên đều liên quan đến của hối lộ và không hề có sự công bình hay quan tâm đến người khác. D. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (24-31) Công bố sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời trong sự biết trước của Ngài tuyên bố sự đoán phạt vẫn còn có điều kiện: Sự hủy diệt tội nhân Sự đoán phạt sẽ làm tinh sạch một số người 1:24-25 – Chúa sẽ sử dụng kẻ thù nghịch của Y-sơ-ra-ên để trừng phạt như một ngọn lửa tinh luyện làm cho họ được sạch. Chúa sẽ được sự thỏa lòng khi trút cơn giận của Ngài trên những kẻ có tội. Chúa hứa tinh luyện dân Ngài giống như cách tinh luyện kim loại với dung dịch kiềm trong một cái nồi nấu chảy. Tiến trình này bao gồm việc nấu chảy kim loại rồi vớt những cặn bã cho đến chừng người thợ có thể thấy được chính hình ảnh của mình trong kim loại đã tan chảy. Chúng ta phải sẵn sàng đầu phục Đức Chúa Trời, để cho Ngài cất hết tội lỗi của chúng ta hầu cho chúng ta có thể phản chiếu ảnh tượng của Ngài. 1:26 – Ngài không chỉ đang nói đến Ba-by-lôn mà là thời kỳ của cơn đại nạn. Ngọn lửa lớn cuối cùng sẽ đến và làm tinh sạch họ; sau đó Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên một nơi công bình. Đức Chúa Trời sẽ phục hồi sự công nghĩa. 1:27-28 – Những kẻ thờ hình tượng bị hủy diệt, nhưng từ sự phán xét sẽ đến một dân sót được cứu chuộc. 1:29 – Cây thông (cây sồi) là những cây họ dựng lên cho các thần tượng và sự thờ lạy giả dối vì họ thờ lạy dưới những lùm cây đã được khắc hình tượng trên đó. Các khu vườn một lần nữa lại là những nơi thờ phượng sai lạc. 1:30 – Giờ đây các ngươi sẽ như là thần tượng giả dối và nơi thờ phượng không có ánh sáng và nước. Lá gian ác khô héo trong khi người thánh không bị như vậy. Thi Tv 1:3. EsIs 1:31 – Người mạnh sẽ như bã gai là nhiên liệu dùng để mồi lửa, kẻ làm hình tượng cũng giống như vậy. Những kẻ không nương dựa vào Chúa sẽ tàn lụi trong lửa. VIII. Đoạn 2 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-4) Nói tiên tri về những ngày sau cùng 2:1 – Đặc biệt đối với Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Ê-sai thấy những lời được rao báo cho một người khác – thường là không được thấy nhưng chỉ được nghe. Đức Chúa Trời đã khiến cho Ê-sai có thể nghe và thấy những điều trong tương lai. 2:2-4 – Lời tiên tri về những ngày sau rốt – Đang nói đến vương quốc một ngàn năm bình an và Đấng Christ cai trị trên đất. Có một sự hòa bình trên khắp thế giối thay vì chiến tranh. Người ta sẽ lấy vũ khí rèn nông cụ, lưỡi liềm tỉa sửa cây để được sai trái hơn. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (5-11) Đối chiếu hiện tại với tương lai. Bày tỏ những sự kiện trong tương lai và tình trạng hiện tại họ đang bị từ bỏ. 2:5 – Chúa kêu gọi ăn năn. Khi bước vào trong ánh sáng của Chúa chúng ta mới thấy được, còn trước đó chúng ta chỉ bước đi trong sự mù lòa mà thôi. Một sự mời gọi bước đi với Đức Chúa Trời. Nhà Gia-cốp = cả dân tộc Y-sơ-ra-ên. 2:6 – Nói đến việc dân sự xoay khỏi Đức Chúa Trời đi theo các hình tượng (tự nguyện hạ mình trước các thần tượng) và của cải vật chất. Chống lại luật tăng tiến, PhuDnl 17:14. Những điều họ bắt chước từ các dân tộc ngoại bang chẳng hạn như A-si-ri, chọn lựa kết ước với dân ngoại.
Dân sự đang bắt chước những thói tục của người A-si-ri. Bói khoa là tuyên bố biết và điều khiển được tương lai bởi quyền lực của ma quỉ hoặc thông giải những điềm lạ. Những thói tục này bị Đức Chúa Trời nghiêm cấm (LeLv 19:26; PhuDnl 18:10, 14). Dân Phi-li-tin thờ thần Đa-gôn, Át-tạt-tê và Ba-anh-xê-bun. Trong các giai đoạn đầy dẫy tội lỗi của lịch sử Y-sơ-ra-ên, dân sự đã thờ các thần ngoại bang này chung với Đức Giê-hô-va và thậm chí đặt cho chúng những tên gọi Hê-bê-rơ. EsIs 2:8-11 – Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận biết chúng ta vốn ra từ bụi đất, còn Ngài là Đấng Đời Đời duy nhất. Con người kinh sợ khi đối diện với cơn thạnh nộ của Ngài – ẩn mình trong hang đá, ISa1Sm 13:6. Đức Chúa Trời buộc họ phải hạ mình trong ngày phán xét, tương phản với sự tự nguyện hạ mình của họ trước các thần tượng trong câu 6. khi chúng ta thờ lạy tạo vật của Đức Chúa Trời thay vì thờ phượng Ngài tức là chúng ta làm sỉ nhục Ngài. khi chúng ta đặt niềm tin vào bất cứ điều gì khác hơn Đức Chúa Trời thì điều đó ngăn chúng ta không thể hiểu biết và hầu việc Ngài được. điều đó khiến cho chúng ta dựa vào nỗ lực của chính mình hơn là nhờ cậy Chúa. QVLAB C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (12-22) Mô tả ngày của Đức Giê-hô-va Mục đích của ngày ấy Phạm vi của nó Hiệu quả của nó EsIs 2:12 – Nói đến thời kỳ cuối cùng; thêm vào hiểm họa trước mắt từ nơi Ba-by-lôn. Đức Giê-hô-va sẽ khiến cho ngày phán xét của Ngài giáng trên những kẻ ác. Ngày này đã được Đức Chúa Trời quyết định sẵn. 2:13-16 – Đức Chúa Trời sẽ như một đám lửa thiêu hủy mọi của cải quí giá của trần gian để con người có thể thấy được sự nhịn nhục của Ngài. Cây bách của Li-ban bị hủy diệt bởi chiến trận của người A-si-ri. Những nơi cao nhất cũng bị hạ xuống. Những cây bách của Li-ban – những người nam mạnh mẽ và cao lớn – cũng có thể là đang cho thấy sự hủy diệt của những cây to lớn theo nghĩa đen. Mọi tháp cao – sẽ không cứu được họ hay bảo vệ được họ. Mọi tàu bè của Ta-rê-si nói về những tàu bè có kích thước lớn, cũng chỉ về những thương thuyền lo việc kinh doanh buôn bán. 2:17-21 – Con người sẽ ẩn mình hòng trốn thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong những ngày cuối cùng nhưng không ai sẽ thoát khỏi Đức Chúa Trời. Câu 17 lặp lại câu 11: chỉ một mình Đức Giê-hô-va được tôn trọng trong ngày đó. Những hang đá bao quanh Palestine. Vào ngày phán xét con người không còn nhờ cậy thần tượng nữa. Thần tượng sẽ bị ném vào trong hang đá, không còn ai nhớ đến nó nữa, XaDr 13:2. EsIs 2:22 – Con người chẳng có chút giá trị gì nếu ở ngoài Đức Chúa Trời. Con người chẳng đáng kể gì. Câu này không có trong bản Bảy mươi. IX. Đoạn 3 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-7) Sự đoán xét của Chúa trên Giê-ru-sa-lem: Con nít sẽ cai trị trên Giê-ru-sa-lem Sự hà hiếp vẫn tiếp tục Những người xứng đáng cai trị sẽ bị từ chối Sự thử nghiệm của Đức Chúa Trời sẽ tước đoạt hết mọi thứ họ có để thử xem họ có sẽ còn đặt Ngài trước nhất chăng? 3:1 – Chúa cất hết những lãnh đạo của họ những người mà họ nhờ cậy. Tất cả sự tiếp cứu của họ cũng bị cất đi. 3:2 – Trưởng lão là một người cao tuổi đầy sự khôn ngoan. Những người khác là những người có chức vị. Tất cả đều sẽ bị Chúa cất đi hết. 3:3-4 – Họ sẽ không có sức mạnh hay sự khôn ngoan – như thể họ là con trẻ. 3:5 – Con nít lấn lướt người già cả, chúng giận dữ và nổi loạn trong lòng . 3:6-7 – Dân sự sẽ đi đến cùng những người mà họ nghĩ rằng có một cái gì đó, dù rằng rất nhỏ nhoi, mà không người nào khác có được, và cầu xin họ làm quan cai trị nhưng họ sẽ từ chối bởi vì họ chẳng có gì xứng đáng. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-26) Nguyên nhân của sự Phán xét được cho thấy là tội lỗi của Giê-ru-sa-lem. Tội lỗi của những người nam (8-15) Tội lỗi về lời nói trong việc công khai rao báo sự gian ác của họ Tội lỗi về hành động: Như con trẻ, thiếu chín chắn (dù họ đã trưởng thành) Ẻo lả, yểu điệu như đàn bà (dù họ là nam giới) Không tin kính và dẫn người khác đi sai lạc Ngược đãi, áp bức những kẻ nghèo khổ Tội lỗi của những người nữ (16-26) Kiêu ngạo Cách sống phóng đãng Yêu chuộng trang phục và trang sức vốn nói lên giá trị của người phương đông 3:8-9 – Những lời rủa sả đầu tiên. Họ đã trêu chọc Đức Chúa Trời khiến Ngài lấy cơn giận mà nhìn họ. Họ không còn che giấu tội lỗi mình nhưng công khai rao báo nó ra (giống như những người đồng tính luyến ái ngày nay) Người ta tự hào về tội lỗi của mình, phô trương tội lỗi một cách công khai. Nhưng tội lỗi là tự hủy diệt. Trong thế giới ngày nay, nếp sống tội lỗi thường có vẻ hào nhoáng, kích động và khôn khéo. Nhưng tội lỗi là sai trật, cho dù xã hội nhận thức về tội lỗi như thế nào chăng nữa, và, đến cuối cùng, tội lỗi sẽ làm cho chúng ta đau khổ và hủy diệt chúng ta. Đức Chúa Trời cố bảo vệ chúng ta bằng cách cảnh cáo chúng ta về sự nguy hại chúng ta sẽ gây ra cho chính bản thân mình bởi việc phạm tội. Những kẻ tự hào về tội lỗi của mình sẽ nhận lấy hình phạt từ Đức Chúa Trời mà họ đáng phải nhận lãnh. Đã chối bỏ con đường dẫn đến sự sống của Đức Chúa Trời, họ chỉ có một sự chọn lựa duy nhất – đó là con đường của sự hủy diệt. QVLAB 3:10-13 – Những kẻ cai trị đều gian ác và Đức Chúa Trời sẽ hạ tất cả xuống vì cớ sự lãnh đạo giả dối của họ (c.12-13); đàn bà lên cai trị vì không còn ai khác để cai trị. Người công bình sẽ được phước (c.10). Kẻ gian ác chuốc lấy tai hoạ (c.11). Giữa sứ điệp đầy đau buồn này, Đức Chúa Trời ban cho họ hy vọng: Cuối cùng người công bình sẽ nhận được phần thưởng của Đức Chúa Trời (c.10), và kẻ gian ác sẽ nhận lãnh sự hình phạt của mình. Thật nản lòng khi thấy kẻ ác được thịnh vượng, trong khi chúng ta phải tranh chiến để vâng lời Đức Chúa Trời và đi theo hoạch định của Ngài. Nhưng chúng ta hãy cứ bám lấy lẽ thật của Đức Chúa Trời và vững lòng! Cuối cùng Chúa sẽ đem đến sự công bình, và Ngài sẽ ban thưởng cho những người bền lòng trung tín. QVLAB 6 tầng lớp dân chúng trong Giu-đa: c.10 những người công bình c.11 những người gian ác c.12 dân ta c.14 các trưởng lão c.16 những con gái c.25 lính chiến ngươi 3:14-15 – Các trưởng lão hà hiếp dân sự để đoạt lấy của cải. Chúa nổi giận vì cớ sự ức hiếp, chèn ép người nghèo quá mức. Tại sao sự công bình thật quan trọng trong Kinh Thánh? Sự công bình là một phần của bản tánh Đức Chúa Trời; đó là cách thức Ngài điều khiển vũ trụ này. Sự công bình là một sự khao khát tự nhiên của mọi người. Dù là tội nhân, tất cả chúng ta đều mong muốn sự công bình cho bản thân mình. Khi bậc cầm quyền và những người lãnh đạo hội thánh không công bình, những người nghèo khó và cô thế phải chịu đau khổ. Vì vậy, họ bị ngăn trở không được thờ phượng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đoái xem người nghèo khổ. Họ là những người dễ có thể chạy đến với Ngài cầu xin sự giúp đỡ và an ủi nhất. Sự bất công thường hay tấn công con cái Đức Chúa Trời. Khi chúng ta không làm gì để giúp đỡ những người bị hà hiếp thì thực tế là chúng ta đang đồng tình với những kẻ áp bức. Vì chúng ta tin theo một Đức Chúa Trời công bình, chúng ta phải ủng hộ sự công bình. QVLAB 3:16 – Chân của những phụ nữ đang quyến rũ, mời gọi và dụ dỗ. Ở đây chúng ta thấy sự kiêu hãnh nơi những phụ nữ Y-sơ-ra-ên và chính mình Y-sơ-ra-ên đã trở nên tự hào, không hề xấu hổ và trơ trẽn. Những phụ nữ Giu-đa đã quan tâm đến trang phục và trang sức hơn là Đức Chúa Trời. Họ ăn mặc để được mọi người chú ý, để được người ta khen ngợi, và để tỏ ra hợp thời trang. Nhưng họ lãng quên mục đích thật của đời sống mình. Thay vì quan tâm đến những người bị áp bức xung quanh (3:14, 15) họ tự xem mình là trung tâm và chỉ phục vụ chính mình. Những kẻ lạm dụng của cải mình có cuối cùng sẽ chẳng còn lại gì. Những câu Kinh thánh này không phải là một sự buộc tội chống lại áo quần và nữ trang, nhưng là một sự phán xét đối với những người sử dụng chúng cách lãng phí trong khi cứ mù lòa đối với nhu cầu của người khác. Khi Đức Chúa Trời ban phước cho bạn về tiền bạc hay địa vị, đừng khoe khoang. Hãy sử dụng những gì bạn có để giúp đỡ người khác, chứ đừng áp bức họ. 3:17 – Vì cớ vẻ đẹp bên ngoài của họ, Đức Chúa Trời sẽ làm cho vẻ đẹp bên ngoài đó hư nát đi khi họ bị bắt làm phu tù. Do chiến tranh mà số phụ nữ nhiều hơn nam giới. Mắt liếc trêu ngươi= có ý cười cợt, ranh mãnh, phóng đãng, gợi tình, thiếu giáo dục, đầy dục vọng. Đầu đóng vảy= ghẻ lở lói thuộc bịnh phong – LeLv 13:2. EsIs 3:18-24 – Tất cả vẻ bên ngoài của họ sẽ bị cất đi. Y-sơ-ra-ên có vẻ bên ngoài xinh đẹp nhưng bên trong lại đầy gian ác. Những vòng đeo chân có chuông kêu leng keng là phong tục của người Ê-díp tô. Chuyền mắt cá = dây chuyền có hình trăng lưỡi liềm, hoa tai … 3:25-26 – Giê-ru-sa-lem sẽ mất hết khả năng tự bảo vệ. X. Đoạn 4 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT Câu 1 liên hệ chặt chẽ với đoạn 3 hơn, còn câu 2-6 bao gồm một số lời hứa về sự an ủi. 4:1 – Vì chiến tranh nên có nhiều người nam chết trận và do đó số nữ gia tăng nhiều hơn nam. Những người nữ sẽ mong ước lấy chồng không phải để được chu cấp mà chỉ cần được mang danh chồng và có con bởi vì son sẻ là một sự sỉ nhục đối với phụ nữ Y-sơ-ra-ên. B. Câu 2-6 4:2 – Sự hiện đến của Chúa và sự rủa sả sẽ được cất đi phần nào (đất sẽ lại màu mỡ). Chồi = Đấng Christ. Những người thoát khỏi của Y-sơ-ra-ên sẽ là các dân còn sót lại. Cũng có thể là, vì Chồi là Đấng Christ, nên “sản vật của đất” cũng là Đấng Christ vì Ngài là hạt giống luá mì được gieo xuống đất, chết đi và kết quả được nhiều. GiGa 12:24 EsIs 4:3 – Dân sự cuối cùng bước đi trong sự thánh khiết. Dân sự được ban cho danh hiệu “thánh khiết” thay vì những danh hiệu khác họ đã có thể giữ được . 4:4 – Tội lỗi của dân sự được cất đi bởi sự đoán phạt làm thanh tẩy và bởi Thánh Linh thiêu đốt làm tiêu hủy hết mọi bằng chứng của tội lỗi. 4:5-6 – Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên đền thờ được xây lại tại Giê-ru-sa-lem. C.5 – không phải một sự phòng thủ mà là một sự bao phủ. Đức Chúa Trời là một nơi an toàn cho tất cả những ai đến với Ngài. XI. Đoạn 5 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-7) Y-sơ-ra-ên bị quở trách bởi ẩn dụ về một vườn nho Đầu tiên là ẩn dụ Sự quở phạt tội lỗi Lời đe dọa đoán phạt Câu 3-4 – Chúa hỏi Y-sơ-ra-ên là Ngài đã có thể làm thêm điều gì nữa để cho vườn nho sanh ra trái tốt? BÀI CA CỦA Ê-SAI DÀNH CHO ĐỨC GIÊ-HÔ-VA 5:1-2 – Ở đây cây nho là Y-sơ-ra-ên (Thi Tv 80:8-16). Nó được trồng vững mạnh trong một nơi tươi tốt. Vườn nho là Nhà Y-sơ-ra-ên. Gốc nho tươi tốt = những người nam của Giu-đa; dựng tường= rào lại; những đá = những gì có thể làm hại; tháp = để bảo vệ; nơi ép rượu = dành cho mùa gặt hoặc trái tốt. Cây nho được trồng một cách hoàn hảo để sanh trái tốt nhưng nó lại sanh ra trái nho hoang theo ý nó chẳng ra gì. Chúa Giê-xu phán: “Cách để nhận biết một cây hay một người là bởi xem loại trái mà nó sanh ra” (Mat Mt 7:20). EsIs 5:3-6 – Đức Chúa Trời cất Thần Linh và sự bảo vệ của Ngài khỏi Y-sơ-ra-ên và nơi đất tốt trở nên một nơi hoang vu. 5:7 – Đức Chúa Trời đã có thể làm thêm điều gì nữa cho họ – (Mat Mt 21:1-46) Câu chuyện về vườn nho được ví sánh với cây nho này. Đức Giê-hô-va mong muốn cây nho sanh ra sự công chính và công bình nhưng Ngài lại nghe tiếng kêu la ức hiếp từ nơi dân sự. A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-24) Sáu lời rủa sả – Kinh Thánh Dake Tr . 684 4-C
Rủa sả những kẻ tham lam – c.8 Rủa sả những kẻ say sưa – c.11 Rủa sả những kẻ phạm tội ngày càng chồng chất thêm – c.18-19 Rủa sả những kẻ không phân biệt lành hay dữ – c.20 Rủa sả những kẻ kiêu ngạo và khôn ngoan theo mắt mình – c.21 Rủa sả những kẻ mạnh say sưa xưng công bình cho kẻ gian ác và định tội người công bình – c.22-23 EsIs 5:8 – Khốn thay cho những kẻ cướp đoạt đất đai không biết chán. Tham lam những gì thuộc về người khác. 5:9 – Vì cớ họ tham lam nên Đức Chúa Trời sẽ cất đi hết những gì họ làm bởi sức riêng, không nhờ cậy sức của Ngài. 5:10 – Đất sẽ gần như không sanh hoa lợi nữa. Một ô-me bằng 10 ê-pha; vì vậy hoa lợi sẽ là 10 % của số giống đã gieo. 5:11-12 – Khốn thay cho những kẻ chạy theo những vui thú của xác thịt mà không tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nhiều người kể cả các tiên tri và thầy tế lễ đều ham mê ăn uống và vui chơi, xin xem Ê-sai 28:7. Những nhạc khí được dùng ở đây cho mục đích tội lỗi vốn đã từng được dùng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. ISa1Sm 10:5. Những kẻ này đã dành nhiều thì giờ ăn uống và tiệc tùng, nhưng Ê-sai đã nói tiên tri rằng cuối cùng nhiều người sẽ chết vì đói và khát. Mỉa mai thay, những thú vui của chúng ta – nếu không được Chúa ban phước – có thể hủy diệt chúng ta. Loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi cuộc sống chúng ta tức là cho phép tội lỗi bước vào ngự trị. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tận hưởng cuộc sống (ITi1Tm 6:17) nhưng hãy tránh xa những hoạt động có thể dẫn chúng ta xa khỏi Ngài. QVLAB EsIs 5:13-14 – Vô số người đang đi theo những nhà lãnh đạo xuống Âm phủ. Âm phủ mở rộng miệng nuốt nhiều người hơn phạm vi nó có thể chứa. Kích thước của nó không nới rộng thêm, chỉ có số người đi vào đó tăng thêm thôi. Những người lẽ ra đã được lên thiên đàng nhưng vì bất tuân nên phải đi vào địa ngục. Vị tiên tri đã thấy trước hình ảnh họ sẽ bị bắt làm phu tù. 5:15-17 – Những kẻ đắm chìm trong các lạc thú của đời và của xác thịt sẽ trở nên đơn độc và các thú đồng sẽ ở trong những nơi họ đã từng làm điều ô nhục. Cả những khách lạ và dân du cư sẽ hưởng đất của Y-sơ-ra-ên. 5:18 – Khốn thay cho những kẻ kéo vòng quanh thành một cái xe ngựa chứa đầy tội lỗi, bày tỏ tội lỗi một cách công khai song lại hành động như thể không có gì sai trật – thật ra tội lỗi đầy dẫy. 5:19 – Sau đó họ lại khoe khoang và nói “nguyền xin Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên hãy đến để chúng tôi được thấy sự phán xét này.” Giờ đây họ bước đi bằng mắt thấy chớ không phải bởi đức tin. 5:20 – Khốn thay cho những kẻ làm ác và gọi là lành, không thích giúp đỡ kẻ bị hà hiếp và nói rằng “Anh chỉ đang tiết kiệm chớ không phải là nghèo.” 5:21 – Khốn thay cho những kẻ không phân biệt lẽ thật, họ thấy không có lý do gì phải thay đổi cách sống của họ – họ thấy trong họ không có gì sai trật, họ đang tự lừa dối bản thân. Khi người ta không phân biệt được điều thiện và điều ác, sự hủy diệt sẽ nhanh chóng theo sau. Người ta thật dễ dàng nói rằng: “Không ai có thể quyết định cho bất cứ một người nào khác những gì thật sự đúng hay sai.” Họ có thể cho rằng việc say sưa không làm tổn hại họ được, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không thật sự sai trật, hoặc tiền bạc không làm chủ họ. Nhưng khi họ bào chữa cho những hành động của mình, họ phá đổ sự phân biệt giữa điều đúng và sai. Nếu con người không lấy Lời Chúa, tức Kinh Thánh, làm chuẩn mực cho mình, thì chẳng bao lâu tất cả những sự chọn lựa đạo đức trở nên mờ nhạt. Không có Đức Chúa Trời, họ sẽ ngày càng đau khổ mà thôi. QVLAB 5:22-24 – Khốn thay cho kẻ bị mù bởi uống rượu mạnh, họ thưởng cho kẻ gian ác và phạt người công bình – Họ uống say và rồi sau đó cố gắng quản lý công việc bình thường. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (25-30) Tính chất của sự đoán xét sắp xảy đến: Một cuộc xâm lược kinh khiếp Thắng lợi của cuộc xâm lược Dake nói – Cuộc xâm lược của người Ba-by-lôn Những người khác nói – của A-si-ri (tại thời điểm này dường như rất có thể là của A-si-ri) 5:25-26 – Đức Chúa Trời không thể nào rút lại cơn thạnh nộ của Ngài bởi vì dân sự không ăn năn – những xác chết của họ sẽ nằm đầy trên đường phố (c.25). Đức Giê-hô-va xuýt gọi các dân tộc đến chinh phục Y-sơ-ra-ên vào ngày cuối cùng (c.26). Dake 1-L. Khúc Kinh Thánh này mô tả những gì Đức Chúa Trời sẽ làm nếu dân sự không vâng lời Ngài (Phục 28). A-si-ri đã bắt đầu hà hiếp Y-sơ-ra-ên trong đời vua A-háp (735 – 715TC). Kẻ xâm lược hùng mạnh này đã tiêu diệt vương quốc phía bắc vào năm 722 TC và khiến dân sự tan lạc khắp đế quốc của riêng nó. Tội lỗi có hậu quả. Mặc dù sự phán xét này không xảy ra liền, song cuối cùng Y-sơ-ra-ên đã bị trừng phạt. QVLAB 5:27 – Sức mạnh đến với các đạo quân từ nơi Đức Chúa Trời để tranh chiến với Y-sơ-ra-ên. Đây là sự mô tả cuộc xâm lược của người A-si-ri dưới sự chỉ huy của San-chê-ríp. Họ sẽ chuẩn bị sẵn sàng để chiến trận nghịch với Y-sơ-ra-ên. 5:28-30 – Chúa ví sánh những đạo quân của các nước như những con sư tử bắt mồi cách dễ dàng. Họ có thói quen gầm thét khi bước vào chiến trận. Chỉ có sự hủy diệt để lại phía sau mà thôi. ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC SỰ HIỆN THẤY VÀ CÁC LỜI TIÊN TRI CỦA Ê-SAI TRONG SUỐT THỜI TRỊ VÌ CỦA VUA Ô-XIA . XII. Đoạn 6 BẮT ĐẦU SỰ HIỆN THẤY VÀ CÁC LỜI TIÊN TRI CỦA Ê-SAI TRONG SUỐT THỜI TRỊ VÌ CỦA VUA GIÔ-THAM . A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-4) Sự hiện thấy mới của Ê-sai- Ông thấy ngai vinh hiển trên thiên đàng. Năm vua Ô-xia băng là khoảng 740 TC. Ông vẫn bị bịnh phung cho đến chết vì ông cố ý làm công việc của thầy tế lễ thượng phẩm (IISu 2Sb 26:18-21). Mặc dù Ô-xia nói chung là một vị vua tốt với một thời trị vì lâu dài và hưng thịnh, song nhiều người trong dân sự ông đã xoay khỏi Đức Chúa Trời. QVLAB Sự hiện thấy của Ê-sai là ông được ủy thác làm sứ giả của Đức Chúa Trời đến với dân sự của ông. Ê-sai được Chúa giao cho một trọng trách khó khăn. Ông phải nói với dân sự, những người tin rằng họ đã được Đức Chúa Trời ban phước, rằng thay vì ban phước Ngài sắp sửa hủy diệt họ vì cớ họ không vâng lời Ngài. EsIs 6:1 – Sự kêu gọi và sự hiện thấy của Ê-sai về sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va. Hình ảnh cao sang của Đức Chúa Trời mà Ê-sai thấy trong 6:1-4 đem đến cho chúng ta một ý thức về sự vĩ đại, diệu kỳ, và uy nghi của Đức Chúa Trời. Tấm gương của Ê-sai về sự nhận biết tình trạng tội lỗi của ông trước mặt Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta xưng nhận tội lỗi của mình. Hình ảnh về sự tha thứ của Ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng được tha thứ y như vậy. Khi chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời của mình vĩ đại dường nào, con người chúng ta tội lỗi biết bao, và mức độ tha thứ của Ngài thật rộng lớn xiết kể, chúng ta nhận được quyền năng để làm công việc Ngài. Nhận thức của bạn về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời so với nhận thức của Ê-sai thì thế nào? QVLAB 6:2-3 – Sê-ra-phin là thiên sứ của Chúa – mỗi vị có sáu cánh. Đức Chúa Trời Ba Ngôi được biểu thị: “Thánh thay, Thánh thay, tthánh thay.” Khắp đất đầy dẫy sự Vinh hiển Ngài. Muôn vật được dựng nên bởi Ngài và vì Ngài. Chiếc ngai, các sê-ra-phin hay các thiên sứ hầu hạ quanh Ngai, và từ thánh thay lặp lại ba lần tất cả đều nhấn mạnh sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sê-ra-phin – là một loại thiên sứ có danh xưng bắt nguồn từ chữ Hy-bá-lai có nghĩa là “thiêu đốt,” có lẽ chỉ về sự tinh sạch của các thiên sứ với tư cách những kẻ hầu việc Đức Chúa Trời. Trong một thời kỳ mà sự suy đồi về đạo đức và tâm linh đã lên đến tột đỉnh, thật quan trọng cho Ê-sai khi được nhìn thấy Đức Chúa Trời trong sự thánh khiết của Ngài. Sự thánh khiết có nghĩa là “trọn vẹn về đạo đức , tinh sạch , và tách biệt khỏi mọi tội lỗi .” Chúng ta cũng cần khám phá sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Những sự thất bại hàng ngày của chúng ta, những áp lực của xã hội, và những khiếm khuyết của chúng ta khiến thu hẹp cái nhìn của chúng ta về Đức Chúa Trời. Chúng ta cần có cái nhìn về Đức Chúa Trời cao cả và đáng tôn theo quan điểm của Kinh Thánh để giúp chúng ta có thể đối diện và giải quyết những nan đề cũng như các mối quan tâm của chúng ta. Sự trọn vẹn về đạo đức của Đức Chúa Trời, nếu được nhìn thấy cách đúng đắn, sẽ thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi, rửa sạch tâm trí chúng ta khỏi mọi nan đề, và giúp chúng ta có thể thờ phượng và hầu việc Ngài. QVLAB 6:4 – Tiếng kêu lớn dường như là tiếng của các sê-ra-phin vốn có quyền năng lớn lao. Khói chỉ về cơn giận của Đức Chúa Trời. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (5-7) Tiên tri Ê-sai cảm thấy mình không xứng đáng 6:5 – Hãy để ý thái độ khiêm nhường khi nhìn thấy Chúa. Tôi chẳng ra gì – (Tôi thấy con người thật của mình). Môi dơ dáy = nói lời không xứng đáng. Sự vâng lời là mong muốn của Đức Chúa Trời. (Thảo luận ở lớp) Làm thế nào để điều hòa kinh nghiệm của Ê-sai với XuXh 33:20. Chúng ta phải xác quyết rằng không ai từng có thể đứng nổi trước sự Vinh hiển đầy trọn của Đức Chúa Trời, ngay cho dù nhiều người đã từng thấy Chúa mặt đối mặt mà vẫn còn sống. SaSt 32:30; Cac Tl 6:22-23; 13:22. EsIs 6:6-7 – Của lễ thiêu tiêu biểu cho thập tự giá và sự đổ huyết để thanh tẩy tội lỗi. Than biểu thị cho của lễ thiêu được dâng lên vì cớ tội lỗi, vì vậy khi ứng dụng với Ê-sai thì tội lỗi của ông được tẩy sạch. C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-13)
Nhiệm vụ đặc biệt của Ê-sai: Ông được sai đi và được bảo những gì phải nói Ông sẽ rao ra sự rủa sả Ông sẽ công bố sự phục hưng dành cho dân sót 6:8 – Phản ứng của Ê-sai giống như Phao-lô – “Hãy sai tôi” (Ê-sai đáp ứng ngay). Đây là một sự đáp ứng vô cùng quan trọng trước một vấn đề sống còn trong đời sống của mỗi Cơ đốc nhân. Mỗi người chúng ta phải tự hỏi mình có sẵn sàng làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi nơi chúng ta chưa? Ê-sai đã cam kết hứa nguyện ngay cả trước khi ông được nghe mô tả về công việc sẽ thực hiện. Đa số chúng ta muốn xem xét công việc sẽ làm trước khi có một quyết định cam kết. Có lẽ đây là lý do tại sao thật ít người sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì lợi ích của Tin lành. Càng thấy Đức Chúa Trời rõ rệt hơn (6:5), Ê-sai càng ý thức hơn sự bất lực và bất xứng của chính mình để làm bất cứ điều gì có giá trị dài lâu nếu không có Đức Chúa Trời. Nhưng ông sẵn sàng trở nên người phát ngôn cho Đức Chúa Trời. Khi Chúa kêu gọi, bạn cũng sẽ trả lời rằng: “Xin hãy sai tôi” chăng? QVLAB 6:9-10 – Đức Chúa Trời sắp sai ông đi đến cùng một dân tộc sẽ không chịu nghe lời ông. Những lời tiên tri của Ê-sai sẽ chỉ để làm dân sự thêm cứng lòng mà thôi. Tại sao Đức Chúa Trời lại sai Ê-sai đi khi biết dân sự sẽ không lắng nghe ông? Cho dù cả dân tộc sẽ không ăn năn và sẽ gặt sự đoán phạt, song một số cá nhân sẽ lắng nghe. Trong 6:13 Chúa giải thích chương trình của Ngài dành cho một dân sót (giống thánh) gồm những kẻ trung tín theo Ngài. Đức Chúa Trời nhân từ ngay cả khi Ngài phán xét. Chúng ta có thể nhận được sự khích lệ bởi lời hứa của Đức Chúa Trời là sẽ gìn giữ dân sự Ngài. Nếu chúng ta trung tín với Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự thương xót của Ngài. QVLAB Có lẽ một lý do khác khiến Đức Chúa Trời sai Ê-sai đi là để làm cho chắc chắn hơn sự thật là dân sự đã được cảnh cáo đầy đủ và do đó không thể biện hộ trước mặt Chúa. 6:11-12 – Lạy Chúa, cho đến chừng nào? Cho đến chừng ta hủy diệt tất cả chúng nó. Dân sự sẽ không khứng nghe cho đến khi họ bị diệt khỏi đất và bị bắt làm phu tù. Sau đó sẽ còn lại một dân sót. 6:13 – Nói về dân sót sẽ tiếp nhận lời Chúa. Giống như một cái cây bị chặt thì nó sẽ đâm chồi, nứt lộc lên trở lại. Sự phán xét giống như để tỉa sửa một cái cây tốt, nó sẽ mạnh mẽ trở lại vì nó có sự sống thật bên trong.
XIII. Đoạn 7 BẮT ĐẦU LỜI TIÊN TRI CỦA Ê-SAI CHO VUA A-CHA A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-9) Lời tiên tri cho A-cha khi Y-sơ-ra-ên liên minh với Sy-ri tranh chiến cùng Giu-đa Liên minh giữa Rê-xin và Phê-ca vây thành Giê-ru-sa-lem IIVua 2V 15:37-16:6; IISu 2Sb 28:1-27 Chúng ta biết từ 28:1-27 là A-cha đã chịu đựng sự mất mát lớn bởi sự xâm lăng lần lượt của Sy-ri rồi đến Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, A-cha có thể không tự kiềm chế được khi Ê-sai được sai đến để rao ra sứ điệp từ Đức Giê-hô-va, một sứ điệp an ủi. Năm 734 TC, A-cha vua Giu-đa ở tại Giê-ru-sa-lem. Ông sắp bị tấn công bởi liên minh của vương quốc phía bắc là Y-sơ-ra-ên và Sy-ri. Ông sợ hãi trước viễn ảnh sẽ có thể bị mất ngôi vì đạo quân xâm lược đã giết nhiều người hoặc bắt họ làm phu tù (28:5-21). Nhưng, như tiên tri Ê-sai đã báo trước, vương quốc Giu-đa đã không bị tận diệt vào thời điểm đó. Dấu hiệu về Em-ma-nu-ên sẽ là một dấu của sự giải cứu. QVLAB EsIs 7:1 – A-cha là vua Giu-đa và Sy-ri liên minh với Y-sơ-ra-ên chống lại Giê-ru-sa-lem. Động cơ: có thể là Rê-xin và Phê-ca không tin cậy A-cha và cảm tình của ông đối với A-si-ri, vì vậy họ muốn lập một người khác lên cai trị, người này sẽ ủng hộ họ từ Giê-ru-sa-lem chống lại A-si-ri. 7:2 – Dân sự Giu-đa và A-cha đầy sợ hãi. A-cha là một vị vua bất trung, mất tự tin nghĩ rằng chắc chắn ông sẽ bị chinh phục. Eùp-ra-im là chi phái lãnh đạo của nước Y-sơ-ra-ên. 7:3 – Sê-a-gia-súp là con trai của Ê-sai; tên ông có nghĩa là “một dân sót sẽ trở lại.” Đức Chúa Trời bảo Ê-sai đặt tên này cho con trai ông như là một sự nhắc nhở về chương trình đầy nhơn từ của Ngài. Ngay từ lúc bắt đầu sự phán xét của Đức Chúa Trời, Ngài đã hoạch định phục hồi một dân sót. Sê-a-gia-súp là một sự nhắc nhở cho dân sự về lòng thành tín của Đức Chúa Trời đối cùng họ. “Cống ao trên” có thể là vị trí của Suối Ghi-hôn, nằm ở phía đông Giê-ru-sa-lem. Suối Ghi-hôn là nguồn nước chính cho thành thánh và cũng là suối tuôn đổ vào đường nước ngầm nổi tiếng của vua Ê-xê-chia (IISu 2Sb 32:30). Ruộng thợ nện là một nơi nổi tiếng vì đó là nơi người ta thường đem quần áo hoặc vải mới dệt ra phơi nắng và tẩy cho trắng (xem 36:2). QVLAB EsIs 7:4-6 – Ê-sai bảo A-cha đừng sợ hãi hoặc hèn nhát nhưng hãy tin cậy Đức Giê-hô-va thì sẽ được bình yên. Đuôi đuốc có khói = Không có khả năng để nhen lửa. Ý tưởng ở đây là dù cho Rê-xin và Phê-ca đang tạo ra nhiều khói (náo động và đe dọa), họ sẽ không thể làm gì hơn được vì Đức Chúa Trời không có ý dùng họ làm công cụ hủy diệt Giu-đa. Cuối cùng Ba-by-lôn sẽ làm suy sụp Giu-đa. Con trai của Ta-bê-ên = sẽ là một người Sy-ri. 7:7 – Chúa phán với A-cha qua vị tiên tri rằng sự ngăm đe sẽ không xảy ra. 7:8-9 – Chúa phán nếu A-cha tin thì sẽ tốt nhưng nếu không tin thì chính mình ông sẽ không được bền vững.
A-cha, một trong những vị vua tệ nhất của Giu-đa, từ chối sự giúp đỡ của Chúa, và thay vào đó, ông đem vàng và bạc trong Đền thờ cố gắng mua chuộc sự trợ giúp của A-si-ri (IIVua 2V 16:8). Khi người A-si-ri tới, họ đem đến nhiều khó khăn hơn là sự giúp đỡ. Vào năm 722 TC, Sa-ma-ri, thủ đô của Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía bắc, rơi vào tay đạo quân A-si-ri, bởi đó vương quốc phía bắc cáo chung. QVLAB B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (10-16) Dấu hiệu về Em-ma-nu-ên EsIs 7:10-11 – Tiên tri bảo A-cha xin một điềm bất kỳ – Điềm này là để làm vững mạnh đức tin của họ và họ chắc hẳn sẽ nhận được nếu cầu xin. 7:12 – A-cha từ chối trong sự vô tín. Lời bào chữa của ông không có nền tảng chính Đức Chúa Trời yêu cầu ông xin một dấu hiệu. A-cha đang tỏ ra “thuộc linh” giả tạo bằng cách nói ông không muốn “thử Chúa.” Đương nhiên là Đức Chúa Trời nhìn thấy thấu suốt con người ông vì A-cha chẳng có chút gì là thuộc linh cả. 7:13 – Ê-sai nói, “hãy thận trọng về thái độ hạ mình, ta biết sự không tin của ngươi.” A-cha vẫn dựa vào sức riêng của mình. Tiên tri nói “Đức Chúa Trời ta,” (không phải là Đức Chúa Trời của A-cha), bày tỏ rằng A-cha đang hoàn toàn chống nghịch cùng Chúa. 7:14 – Đức Chúa Trời ban một điềm – lời hứa về Đấng Mê-si Em-ma-nu-ên = Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. 7:15 – Lời tiên tri nói rằng con trẻ sẽ là một người nhưng danh xưng của Người là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” 7:16 – Con trẻ sẽ không đến cho đến chừng cả Y-sơ-ra-ên và Sy-ri đều bị hủy diệt. C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (17-25) Sự nguy hiểm của A-si-ri đối với Giu-đa A-cha muốn cầu viện sự giúp đỡ của A-si-ri, ông bị cảnh cáo rằng A-si-ri sẽ là một cái roi sửa phạt chống lại ông và dân sự của ông. (c.17-20) Đất sẽ bị cạo sạch như bởi một con dao cạo. (c.20) Việc trồng trọt sẽ kết thúc, họ sẽ sống sót bởi việc giữ lại một vài con bò và chiên, nuôi mình bằng mỡ sữa và mật hàng ngày. (c.21-22) Gai gốc và chà chuôm sẽ mọc khắp nơi. (c.23-25) 7:17-19 – Lời cảnh cáo Giu-đa sẽ bị A-si-ri xâm lăng Ruồi = Ê-díp-tô ; Ong = A-si-ri Ruồi và ong là biểu tượng về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (xem XuXh 23:28). Ê-díp-tô và A-si-ri không có xâm lược Giu-đa vào lúc đó. Ê-xê-chia lên ngôi vua kế tục A-cha, và người tôn kính Đức Chúa Trời; vì vậy, Đức Chúa Trời đã giữ sự đoán phạt lại. Hai vua gian ác hơn cai trị trước Giô-si-a, là người mà Kinh thánh chép rằng không có vua nào đã quay trở lại cùng Chúa cách trọn vẹn giống như vậy (IIVua 2V 23:25). Tuy nhiên, sự hủy diệt Giu-đa đã được đóng ấn bởi sự gian ác tột cùng của A-môn là cha vua Giô-si-a. Trong thời Giô-si-a trị vì, Ê-díp-tô kéo quân đánh A-si-ri. Sau đó Giô-si-a tuyên chiến với Ê-díp-tô mặc dù Chúa đã bảo ông không nên tranh chiến. Sau khi Giô-si-a bị giết (IISu 2Sb 35:20-27), chỉ có các vua rất yếu cai trị tại Giu-đa. Người Ê-díp-tô bắt con trai Giô-si-a là Giô-a-cha đem đi sau khi người cai trị được ba tháng. Vua kế tiếp là Giê-hô-gia-kim bị vua Nê-bu-cát-nết-sa bắt qua xứ Ba-by-lôn. QVLAB Ê-díp-tô và A-si-ri gây thương tích nặng cho Giu-đa nhưng Ba-by-lôn sẽ đem đến sự diệt vong . EsIs 7:20 – Dao cạo thuê bên kia sông là A-si-ri. Chúa phán với A-cha: “Ngươi không nên liên kết với chúng bởi vì chúng nó sẽ lấn lướt ngươi.” Vua A-si-ri là Tiết-lác-Phin-nê-se. “Cạo đầu” Giu-đa là biểu tượng của sự sỉ nhục hoàn toàn. Dan Ds 6:9 giải thích rằng sau khi bị ô-uế, một người đã từng được biệt riêng cho Đức Giê-hô-va phải cạo đầu mình như một phần của tiến trình tẩy uế. Việc cạo lông trên thân thể là một sự xấu hổ – một sự phơi bày tình trạng lõa thể. Đối với một người nam Hê-bê-rơ râu bị cạo râu là điều sỉ nhục vô cùng (IISa 2Sm 10:4, 5). QVLAB EsIs 7:21-22 – Sẽ có một sự hoang vu đến nỗi một con bò và hai con chiên có thể cung cấp đủ lương thực. 7:23-25 – Sự đoán phạt – ngay đến những vườn nho tươi tốt nhất cũng sẽ bị bỏ hoang. Các nông dân thậm chí sẽ không thể cày cấy đất được vì cớ gai chông. XIV. Đoạn 8 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-4) Con trai thứ hai của Ê-sai , một dấu hiệu : Ê-sai sẽ lại là một người cha Con trẻ cần phải được đặt tên là Ma-he-Sa-la-Hát-bát Trước khi con trẻ biết kêu tiếng đầu tiên (Cha-Mẹ). Cả Đa-mách (thủ đô của Sy-ri) và Sa-ma-ri (thủ đô của Y-sơ-ra-ên phía bắc) sẽ bị cướp đoạt. 8:1 – Tên con trai thứ hai của Ê-sai là Ma-he-sa-la-Hát-bát, có nghĩa “Sự cướp mau lên, của cướp kíp đến,” chứng tỏ sự hủy diệt sẽ mau đến. Việc viết trên một bảng rộng cho thấy nó sẽ được công chúng đọc. Tên con trẻ cho thấy sự gần kề của sự phán xét sắp đến. Những câu này báo trước sự sụp đổ của Y-sơ-ra-ên và Sy-ri. Sy-ri rơi vào tay A-si-ri vào năm 732 TC; và Y-sơ-ra-ên tiếp sau đó vào năm 722 TC. 8:2-4 – Trước khi con trẻ có thể nói được, vương quốc phíc bắc sẽ bị sụp đổ. A-si-ri là cường quốc sẽ làm điều đó, và vua của nó là Tiết-lác-Phin-nê-se.
B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (5-10) Sự xâm lăng của người A-si-ri sẽ vượt qua từ Sy-ri và Sa-ma-ri vào Giu-đê, nhưng sẽ bị chặn lại tại đó. 8:5-8 – Dân sự đang khước từ sự hòa bình giữa hai nước nhưng lại vui mừng trong việc liên kết với Sy-ri. Chúa phán “Bởi vì điều này ta sẽ đem tai họa đến.” Do đó, chúng ta thấy giờ đây A-si-ri sẽ được Chúa dùng để sửa phạt dân sự. Dân này = Y-sơ-ra-ên. Nước Si-lô-ê = Giu-đa. Nước sông mạnh = A-si-ri sẽ như lụt tràn trên liên minh ÔN LẠI : PHÊ-CA – Vua vương quốc phía Bắc (liên minh với Rê-xin – vua Sy-ri) * *A-CHA – Vua vương quốc phía Nam (Giu-đa). Không có đức tin để cầu xin một điềm, vì vậy đã đi cầu cứu nơi A-si-ri. * * Chúa bảo A-cha bởi vì ông đã làm điều này, Chúa sẽ dùng A-si-ri và Ê-díp-tô chống lại cả A-cha và Phê-ca, ngoại trừ Giê-ru-sa-lem sẽ còn đứng vững. 8:9-10 – Liên minh Sy-ri và Y-sơ-ra-ên sẽ bị hạ xuống vì Đức Chúa Trời ở với Giu-đa. Bởi vì dân Giu-đa khước từ lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, thay vào đó họ chọn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dân tộc khác, Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt họ. Chúng ta thấy hai thuộc tánh riêng biệt của Đức Chúa Trời – lòng yêu thương của Ngài và sự thạnh nộ của Ngài. Sự thờ ơ với tình yêu và sự dẫn dắt của Ngài sẽ đưa chúng ta đến chỗ tội lỗi và mời gọi cơn thạnh nộ của Ngài giáng xuống. Chúng ta phải ý thức được những hậu quả của sự chọn lựa mình. Chúa muốn bảo vệ chúng ta khỏi những sự chọn lựa tệ hại, song Ngài vẫn ban cho chúng ta sự tự do để chọn lựa. QVLAB C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (11-17) Nền tảng cho sự tin quyết của Ê-sai : Tất cả các nước cuối cùng sẽ thất bại nếu họ chống nghịch lại Đức Chúa Trời và dân Ngài. Giê-hô-va là thánh đối với chính Ngài, nhưng là hòn đá vấp ngã đối với nhiều người khác. 8:11-13 – Ê-sai nói cùng dân sự: các ngươi tôn thánh và kính sợ Ngài thì Ngài sẽ đi trước các ngươi trong chiến trận, bởi sự phân rẽ và vâng lời Ngài thì Ngài sẽ ở với các ngươi. Đừng sợ hãi kẻ thù nhưng hãy kính sợ Đức Chúa Trời vì Ngài là lớn hơn tất cả các nước này. Ê-sai, cùng với các tiên tri khác, bị xem như một kẻ phản bội bởi vì ông không ủng hộ đường lối quốc gia của Giu-đa. Ông kêu gọi dân sự trước hết hãy cam kết hứa nguyện với Đức Chúa Trời và rồi sau đó với nhà vua. Thậm chí ông còn báo trước sự sụp đổ của bậc cầm quyền. QVLAB 8:14-17 – Đức Chúa Trời sẽ là một nơi bảo vệ an toàn. Nhưng nếu các ngươi không tin cậy nơi Đức Giê-hô-va thì sự phán xét sẽ đến trên các ngươi, và sẽ là một cái bẫy cho cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Ê-sai sẽ trông đợi Đức Giê-hô-va và tin cậy nơi Ngài trong khi Ngài xử lý với toàn thể Y-sơ-ra-ên. Ê-sai quyết định trông đợi Đức Giê-hô-va dầu Đức Chúa Trời đã “xây khỏi dân sự Y-sơ-ra-ên.” Nhiều lời tiên tri Chúa đã phán qua các tiên tri sẽ không ứng nghiệm trong suốt 700 năm; có những lời tiên tri khác vẫn chưa ứng nghiệm. Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận sự quyết định thời gian của Chúa, chứ không theo ý mình chăng? 8:18 – Nói đến con cái của Ê-sai như là những dấu và điềm D. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (19-22) Ê-sai khuyên dân sự nghe theo Đức Chúa Trời chân thật, chứ không theo các đồng cốt . . . 8:19 – Ê-sai nói, con cái ta là một dấu cho dân này, nhưng các ngươi đã không hiểu biết xây qua những đồng cốt và nhờ cậy những thần lừa dối. 8:20-22 – Những kẻ tin cậy các thần của sự tối tăm sẽ bị đuổi vào nơi tối tăm mù mịt. Sau khi chối bỏ kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho họ, dân Giu-đa sẽ đổ lỗi cho Chúa về những hoạn nạn họ gặp. Dân sự tiếp tục đổ lỗi cho Chúa vì những vấn đề tự họ gây ra . . . Thay vì đổ lỗi cho Chúa, hãy tìm kiếm những phương cách để lớn lên qua những sự chọn lựa tệ hại và những thất bại của mình. XV. LỊCH SỬ CỦA A-SI-RI VÀ BA-BY-LÔN A. A-si-ri (Tự Điển Thánh Kinh của Unger tr.103) Shamshi-Adad I (1748-1716 TC) A-si-ri bắt đầu bành trướng như một đế quốc – Ashur như là Chúa của quốc gia. Từ 1700-1100 TC A-si-ri dấy lên cường thạnh vượt hơn cả Ba-by-lôn Khoảng 1400 TC A-si-ri đã trở nên cường quốc có thể ví sánh với đế quốc bên bờ sông Nile và Hittite ở Tiểu á. Thời Tiết-lác-Phin-nê-se I trị vì (1114-1076 TC) chúng ta thấy Vương quốc bành trướng từ 1100-633 TC. Nhưng từ 1000-900 TC, đế quốc A-si-ri không còn nới rộng cho đến khi Ashurnasirpal II nổi dậy. Ashurnasirpal II (883-359 TC) dựng nên một bộ máy chiến tranh to lớn Sanh-ma-na-se III (858-824 TC) thừa hưởng bộ máy chiến tranh và thường tranh chiến với Sy-ri và Palestine; cũng chống nghịch A-háp, vua Y-sơ-ra-ên và nhận triều cống của Giê-hu, con trai Ôm-ri. Sanh-ma-na-se III nhường ngôi cho con trai mình: Shamis-Adad V (823-811 TC) Adad-Nirari III (810-783 TC ) người giữ A-si-ri mạnh mẽ nhưng sau đó bắt đầu suy yếu. Sanh-ma-na-se IV (782-773 TC) Ashur-Dan III (772-755 TC) Ashur-Nirari V (754-745 TC) Đến Tiết-lác-Phin-nê-se III. Đế quốc lại có được sự vinh hiển và chinh phục Ba-by-lôn nơi mà ông được biết dưới tên Phun (IIVua 2V 15:19). Vị vua này tàn phá Y-sơ-ra-ên và nhận triều cống từ Ma-na-hem (746-737 TC). Ông phân tán nhiều dân tộc mà ông đã chinh phục đến các vùng khác nhau của vương quốc ông. Ngay sau khi ông chết, Ô-sê vua Y-sơ-ra-ên (732-724 TC) nỗ lực nổi lên chống lại A-si-ri. Vua mới của A-si-ri là Sanh-ma-na-se V (726-722 TC) vây thành Sa-ma-ri (thủ đô của vương quốc phía Bắc) nhưng trước khi nó sụp đổ, một người mới đã lên ngôi vua A-si-ri. Vua mới này là Sharrukin II có tên khác là Sargon II (721-705 TC). Sargon được vinh hiển vì sự sụp đổ của vương quốc phía Bắc Y-sơ-ra-ên. Vào 704 TC con trai ông là San-chê-ríp nối ngôi vua cha cho đến 681 TC và rồi con trai ông là Esarhaddon kế vị (680-669 TC) là một nhà chinh phạt lớn của A-si-ri. Con trai ông: Ashurbanipal là một học giả và nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, không phải là chiến binh, do đó sức mạnh của vương quốc suy giảm cho đến 612 TC khi Ni-ni-ve (thủ đô của A-si-ri) rơi vào tay đế quốc Ba-by-lôn Mới. B. SỰ LỚN MẠNH CỦA BA-BY-LÔN KỂ TỪ TIẾT-LÁC-PHIN-NÊ-SE III Thành lớn Ba-by-lôn trở nên một phần của đế quốc A-si-ri khi Tiết-lác -Phin-nê-se chinh phục nó và trở thành vua của nó. Sau đó vào năm 689TC, thành Ba-by-lôn nổi dậy dưới thời trị vì của San-chê-ríp là người đã đốt nó ra tro bụi. Nó được xây lại dưới đời vua Esarhaddon và tồn tại như là một phần của A-si-ri cho đến khi A-si-ri suy tàn và Ba-by-lôn dấy lên. Khi A-si-ri bắt đầu suy yếu, người Canh-đê sống ở phía Nam gần Vịnh Phe-rơ-sơ nhận biết cơ hội để nắm lấy quyền hành tại Ba-by-lôn. Nabopolassar, cha của Nê-bu-cát-nết-sa, lên ngôi năm 625 TC nhưng có nhiều trận chiến xảy ra giữa các thế lực tham chiến ở A-si-ri và kẻ cai trị Canh-đê mới mẻ này. Nabopolassar, cùng với Cyaxares, vua Mê-đi, tiêu diệt Ni-ni-ve vào năm 612 TC. Nê-bu-cát-nết-sa đánh bại Nê-cô II vua Ê-díp-tô vào năm 605 TC. (Tự Điển Thánh Kinh của Unger tr. 782). Ê-díp-tô thấy A-si-ri suy yếu và dĩ nhiên muốn lấy lại quyền lực của mình, vì thế vào năm 608 TC ông rời Ê-díp-tô và hành quân đến vùng bờ biển mở đường đến Esdraelon tại Mê-ghi-đô nơi vua Giô-si-a (vua thứ 16 của Giu-đa) chống đối ông và bị giết. Sau đó, Nê-cô di chuyển đến Ơ-phơ-rát tại Cạt-kê-mít bên bờ sông Ơ-phơ-rát, ông đụng độ Nê-bu-cát-nết-sa trong một trong những trận chiến lớn vô cùng. Tại đó Nê-cô chạy trốn và bị kẻ chiến thắng đuổi theo đến tận biên giới Ê-díp-tô. Sau đó, Nê-bu-cát-nết-sa nắm giữ tất cả Sy-ri và Palestine. Có thể là ông đã xâm chiếm Ê-díp-tô nhưng cha ông qua đời và ông buộc phải quay về nhà để nắm lấy chính quyền. Nê-bu-cát-nết-sa cưới con gái của vua Cyaxares (cũng được gọi là Manda) nhằm tạo nên một liên minh chính trị to lớn giữa Ba-by-lôn và Mê-đi. Vào năm 587 TC, Giê-ru-sa-lem rơi vào tay Ba-by-lôn và Giu-đa trở nên một tỉnh của người Ba-by-lôn hoặc Canh-đê. Nê-bu-cát-nết-sa được kế vị bởi con trai người là Amel-Marduk 562-560 TC. Sau đó vua này lại bị ám sát và Neriglissar lên ngôi 560-556 TC. Con trai của Neriglissar cai trị 9 tháng sau khi vua cha chết, rồi chính người cũng bị ám sát vào năm 556 TC. Nabonidus, một nhà quý tôäc người Ba-by-lôn lên ngôi vua và lập con trai mình là Belshazzar cùng cai trị . Năm 539 TC, Gobryas một trong các tướng lãnh của Si-ru chiếm Ba-by-lôn vốn vẫn ở dưới sự cai trị của người Phe-rơ-sơ từ 539-332 TC, sau đó Alexander Đại Đế cai trị nó cho đến 323 TC. Kế đó nó được chuyển qua tay một vài người cho đến 641 SC. Ba-by-lôn bị chinh phục bởi khối Ả-rập Hồi giáo. XVI. Đoạn 9
A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-7) Sự khó khăn của Y-sơ-ra-ên sẽ kết thúc qua sự ra đời của một con trẻ lạ lùng. Rê-xin và Phê-ca sẽ không gây khó khăn cho dân sự A-si-ri sẽ cắn nuốt đất nhưng nó sẽ bị triệt hạ Một ánh sáng lớn sẽ đến để soi sáng EsIs 9:1-2 – Nói về những ngày xa xưa khi xứ lần đầu tiên bị Bên-ha-đát vua Sy-ri lấn chiếm dưới đời vua Ba-ê-sa IVua 1V 15:20 và một sự xâm lược gần đây hơn khi Đức Chúa Trời giáng sự đau khổ xuống trên họ và lời hứa về sự sáng lớn – Đấng Mê-si. Các vùng đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li tượng trưng cho toàn thể vương quốc phía Bắc Y-sơ-ra-ên. Đây cũng là những nơi Chúa Giê-xu lớn lên và thường hầu việc; đóù là lý do vì sao họ sẽ thấy “một sự sáng lớn.” EsIs 9:3 – Sự sáng này sẽ đem đến một sự vui mừng lớn và mọi người sẽ quay trở lại với sự sáng. Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si và là sự sáng của thế gian. 9:4 – Nói đến cách Chúa sẽ cất cái ách và bẻ gãy cái roi đánh trên lưng họ như Ngài đã làm trong ngày của Ma-đi-an – Cac Tl 7:19-25 EsIs 9:5 – Nói đến trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, chúng ta chứng kiến trận chiến cuối cùng khi tất cả vũ khí quân sự và mọi đau buồn sẽ bị thiêu hủy. 9:6-7 – Đấng Christ sẽ cầm quyền trên dân sự và sẽ không còn ách nô lệ nào trên họ nữa. Xin nhớ đây là lời tiên tri được viết trước khi Đấng Christ ra đời 700 năm. Chúng ta = cả nhà Y-sơ-ra-ên. Lưu ý các danh hiệu của Ngài: biểu thị nhiều thuộc tánh của Ngài.
B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-21)
Những lời đe dọa và cảnh cáo đối với cả vương quốc Y-sơ-ra-ên. Lời tiên tri được viết trước khi Sa-ma-ri bị sụp đổ bởi quân A-si-ri. Mặc dù đấng tiên tri nói đến Gia-cốp (cả nhà Y-sơ-ra-ên) song lời tiên tri được hướng đến vương quốc phía Bắc nhiều hơn. 9:8 – Nói đến cả nhà Gia-cốp 9:9-10 – Ép-ra-im và Sa-ma-ri kiêu ngạo nói rằng tự họ sẽ xây lại những gì đổ nát. Sự kiêu ngạo làm cho Y-sơ-ra-ên nghĩ nó sẽ khôi phục và xây dựng lại bằng chính sức mạnh của mình. Mặc dầu Đức Chúa Trời đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên trở nên một quốc gia và ban cho họ xứ mà họ đã chiếm được, song họ lại đặt lòng tin cậy vào chính mình hơn là nơi Chúa. Quá thường xuyên chúng ta lấy làm kiêu ngạo trong sự thành đạt của mình, quên rằng chính Đức Chúa Trời là đấng đã ban cho chúng ta tiềm lực và khả năng. Chúng ta thậm chí có thể tự hào về địa vị đặc biệt của chúng ta là Cơ đốc nhân. Đức Chúa Trời không hài lòng với bất kỳ sự kiêu ngạo nào hoặc sự cậy mình của chúng ta vì nó cắt đứt mối thông công giữa chúng ta với Ngài. QVLAB 9:11 – Rê-xin của Sy-ri sẽ bị A-si-ri đánh bại. IIVua 2V 16:5-18 EsIs 9:12 – Câu này dường như hướng đến nhà Giu-đa. IISu 2Sb 28:5-8, 16-25 EsIs 9:13-16 – Sự đoán phạt giáng xuống dân sự bởi A-si-ri vì chúng ta thấy dân sự Y-sơ-ra-ên không ăn năn 9:17-18 – Nếu chúng ta gieo xác thịt sẽ gặt lấy lửa đoán phạt. Chúa không tỏ ra thương xót đối với thanh niên hoạc trẻ mồ côi. Lửa thiêu hủy mọi vật và khói lớn sẽ bay lên. Khói là hậu quả của sự đoán phạt. 9:19-21 – Họ đang đổ lỗi cho nhau thay vì nhận tội của mình. Họ sẽ trải qua cơn đói kém lớn cả phần thuộc thể lẫn thuộc linh. Ma-na-se và Ép-ra-im là hai chi phái anh em thuộc Y-sơ-ra-ên sẽ tranh chiến với nhau – xin xem ghi chú C của Dake, c. 19. XVII. Đoạn 10 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-4) Sự cuối cùng của lời tiên tri này: Lời cảnh cáo cho cả hai nhà Giu-đa và Y-sơ-ra-ên Một thời kỳ hoang vu Cảnh phu tù trong tương lai 10:1 – Những kẻ cai trị viết luật pháp vì lợi ích của riêng họ. Không có sự công bình bên trong chỉ có hình thức bên ngoài. Chúa sẽ phán xét những kẻ đoán xét không ngay thẳng và những kẻ làm luật pháp không công bình. Những kẻ áp bức người khác chính họ sẽ bị áp bức. Nếu chỉ sống trong một đất nước xây dựng trên sự công chính không chưa đủ; mỗi người phải đối xử cách công bình với người nghèo và kẻ cô thế. Đừng gian dối tống ấn trách nhiệm của bạn cho quốc gia hay ngay cả hội thánh của mình. Chúng ta sẽ phải khai trình với Chúa những gì chúng ta làm. QVLAB 10:2 – Động cơ thật của dân sự và những người lãnh đạo: lợi dụng người nghèo thiếu. Cũng lưu ý là người nghèo khổ thiếu thốn luôn được Chúa thương xót.. 10:3-4 – Sự đoán phạt đang đến từ A-si-ri – họ bị bỏ rơi đơn độc. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (5-19) A-si-ri, sau khi là công cụ trong tay Đức Chúa Trời, chính nó sẽ bị hình phạt: Kẻ ác là gươm của Chúa dùng để thi hành sự đoán phạt của Ngài. Thi Tv 17:13 A-si-ri không nhận biết được lẽ thật này và họ thấy chính mình thành công và mạnh mẽ. Trong câu 5-14, chúng ta thấy A-si-ri trở nên kiêu căng và ngạo mạn cho nên Chúa sẽ hạ họ xuống. Nhưng Chúa sẽ không hạ A-si-ri xuống cho đến khi nó hoàn thành mục đích của Ngài. EsIs 10:5-11 – Đức Chúa Trời ban quyền lực cho A-si-ri (1. Vua A-si-ri 2. Anti-Christ) nhưng thay vì làm một công cụ của Đức Chúa Trời nó vượt quá giới hạn Chúa cho phép. Sự vượt quá giới hạn: Người A-si-ri ở đây chỉ được xử lý Vương quốc phía Bắc nhưng trong câu 7-11 họ lại vượt quá giới hạn của mình và tấn công Giê-ru-sa-lem. Họ hủy diệt Ép-ra-im và xâm lược Giu-đa, nhưng không được phép tiến xa hơn nữa. Ca-nô, Cạt-kê-mít, Ha-mát, Aït-bát, Sa-ma-ri và Đa-mách là những thành bị A-si-ri chinh phục. Tin quyết về những chiến thắng lớn sẽ mở rộng đế quốc của mình, vua A-si-ri đã nói lời xấc xược. A-si-ri đã chinh phục được một số thành trì và cho rằng Giu-đa sẽ bị đánh bại cùng với những nước khác. Ông ta thiếu hiểu biết rằng họ đang ở dưới cánh tay quyền năng hơn của Đức Chúa Trời. QVLAB 10:12 – Điều này nói đến công việc vẹn toàn vốn liên quan tới một ngàn năm bình an. Nhưng cũng liên quan tới việc sử dụng A-si-ri để sửa phạt Giu-đa ngay trước mắt. Đức Chúa Trời sẽ hạ A-si-ri xuống vì nó kiêu ngạo và không nhận biết chính Đức Chúa Trời ban cho nó sức mạnh để chinh phục các nước. Sự hình phạt A-si-ri được báo trước đã xảy ra vào 701 TC, khi 185.000 lính chiến A-si-ri bị giết chết bởi thiên sứ của Đức Giê-hô-va (37:36, 37). Sau đó, Đế Quốc A-si-ri rơi vào tay Ba-by-lôn, không hề dấy lên trở lại như một cường quốc của thế giới nữa. Dân A-si-ri đầy kiêu ngạo. Tự hào về những chiến thắng mà Chúa cho phép, họ cho rằng mình đã làm được mọi sự bằng sức mạnh của chính họ. Tiền đồ của chúng ta cũng có thể bị hủy hoại bởi lòng kiêu ngạo trong sự thành đạt của mình. Nếu chúng ta không nhận biết Đức Chúa Trời đang điều khiển đời sống của chúng ta, đang thực hiện các mục đích của Ngài, chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. QVLAB 10:13 – Tinh thần của Anti-christ (bởi sức lực của tôi) có trong tất cả mọi người. 10:14 – Ở đây vẫn đang nói về vua A-si-ri, và có thể ví sánh với Anti-Christ là kẻ cũng có tinh thần giống như vậy, cho thấy lòng đầy kiêu ngạo của người này. 10:15 – A-si-ri và Anti-Christ là cái rìu trong tay Đức Chúa Trời, nhưng cái rìu lại đang nói với Chúa là nó có thể làm được mọi sự bởi sức riêng của nó.
10:16-19 – Đức Giê-hôva sẽ đến để hủy diệt những kẻ mập mạnh nhờ của cướp như một ngọn lửa thiêu đốt. “Sự vinh hiển của rừng“ tiêu biểu cho đội quân A-si-ri mà Đức Giê-hô-va sẽ tàn phá cho đến khi một đứa trẻ có thể đếm được số người còn sống sót. IIVua 2V 19:35, xin xem ghi chú K của Dake tr. 689 Cột 1. Sự sụp đổ của A-si-ri xảy đến vào 612 TC, khi Ni-ni-ve, thủ đô của A-si-ri, bị hủy phá. A-si-ri đã từng là công cụ của Đức Chúa Trời để đoán phạt Y-sơ-ra-ên, nhưng chính nó cũng bị đoán phạt vì cớ sự gian ác của nó. Không ai có thể thoát khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi, kể cả quốc gia hùng mạnh hơn hết (Thi Tv 2:1-12). QVLAB C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (20-34) Sự an ủi cho những người trung tín:
Sự hủy diệt của A-si-ri cuối cùng sẽ được nối tiếp bằng sự trở lại cùng Đức Chúa Trời của dân sót. Sự đoán phạt sẽ cất đi phần lớn dân Y-sơ-ra-ên. Khi A-si-ri tiến chiếm Giu-đa, Đức Chúa Trời sẽ chặn đứng nó thình lình. EsIs 10:20 – Nói về cách thức Y-sơ-ra-ên nương tựa hay nhờ cậy vào Anti-Christ (A-si-ri) kẻ đã xây lại chống nghịch cùng họ nhưng trong ngày của Đức Giê-hô-va họ sẽ trở về cùng Đức Chúa Trời và nhờ cậy nơi Ngài. 10:21-23 – Chúa sẽ kết thúc việc xử lý con người. Sự trọn vẹn của “thời kỳ các Dân Ngoại” đem đến một sự cáo chung đối với tội lỗi. Chúa sẽ đem đến một sự kết thúc trọn vẹn “thời kỳ của dân ngoại” vốn được theo sau bởi “sự công bình tràn khắp,” thời kỳ trị vì 1000 năm của Đấng Christ. Dân sót thật sẽ đến với Đức Chúa Trời và ở trong sự công bình. 10:24-25 – Điều này nói về một thời kỳ tương lai chứ không phải ngay tức khắc vì ở đây toàn thể Y-sơ-ra-ên ở tại Si-ôn hay Giê-ru-sa-lem. A-si-ri là Anti-Christ kẻø sẽ đánh bằng một cái roi của sự sửa phạt và cơn đại nạn và hy vọng sẽ hủy diệt Y-sơ-ra-ên như Ê-díp-tô đã từng mong muốn thực hiện trong thời của Môi-se. 10:26 – Cái roi là Đấng Christ, Đấng sẽ đến để hủy diệt Anti-Christ là con trai của sự hư mất. Y như Đức Chúa Trời đã dùng Ghi-đê-ôn như một cái roi chống lại dân Ma-đi-an (Cac Tl 7:25), Đấng Christ cũng sẽ khiến công việc của Anti-Christ phải chấm dứt. Đây cũng là một sự nhắc nhở cách Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài khi Ngài đem Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô và sẽ lại bày tỏ quyền năng của Ngài trong sự hủy diệt Anti-Christ. EsIs 10:27 – Đấng Christ sẽ cất cái ách khỏi Y-sơ-ên bởi sự hủy diệt Anti-Christ. Chúa Giê-xu là Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời. 10:28 – Nói về hành trình của A-si-ri và các thành họ đi ngang qua trên đường đến Giê-ru-sa-lem. Đồ đạc của họ là khí giới chiến tranh họ bỏ lại tại Mích-ma khoảng 7 dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem. 10:29-32 – Nói về tất cả các thành A-si-ri sẽ đi ngang qua RA-MA = ER-RAM 6 dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem GHI-BÊ-A CỦA SAU-LƠ = khoảng 4 dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem Lưu ý những dân cư chạy thoát khỏi các thành trong câu 29-32 10:33-34 – Đấng Christ hiện đến và chặt những bụi rậm trong rừng cho thấy Chúa ví quân A-si-ri như những nhánh cây bá hương của rừng Li-ban bị Chúa chặt xuống. XVIII. Đoạn 36
CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (ĐOẠN 36-39) Ở đây chúng ta thấy lịch sử trong suốt thời trị vì của vua Ê-xê-chia, IISu 2Sb 32:1- 33; IIVua 2V 18:20, chúng ta các sự kiện lịch sử được ghi chép lại. EsIs 36:1 – A-si-ri đã chiếm Sa-ma-ri và Vương quốc phía Bắc; kể cả Giu-đa, trừ ra thành Giê-ru-lem (khoảng 722 TC). 36:2-3 – Lúc này đạo quân A-si-ri đóng trại ngoài Giê-ru-sa-lem. Vua Ê-xê-chia cử ba sứ giả đến gặp Ráp-sa-kê vị tướng đại diện của San-chê-ríp, vua A-si-ri. 36:4-5 – Ê-xê-chia đang nhờ cậy Ê-díp-tô. Ê-xê-chia nổi dậy khước từ nộp triều cống. Đoạn 19 mô tả lời tiên tri của Ê-sai về sự đoán phạt giáng trên Ê-díp-tô, trong khi đoạn 30 và 31 thì rao báo sự đoán phạt trên những kẻ thuộc về Giu-đa nếu họ liên minh với Ê-díp-tô chống lại sự tấn công sắp đến của A-si-ri. San-chê-ríp vua A-si-ri đang chế nhạo Giu-đa vì đã nhờ cậy Ê-díp-tô. Cả người A-si-ri cũng biết rằng Ê-díp-tô không thể nào giúp-đỡ Giu-đa. QVLAB Ê-xê-chia đặt lòng tin cậy lớn nơi lời Pha-ra-ôn hứa sẽ giúp đỡ Giu-đa chống lại A-si-ri; nhưng các lời hứa chỉ đáng tin cậy khi người thề hứa được tín nhiệm. Chính lời của Pha-ra-ôn lại chống nghịch với lời của Chúa. QVLAB 36:6 – Ráp-sa-kê bảo họ rằng nhờ cậy Ê-díp-tô chẳng ích gì vì họ ví như một cây sậy bị giập. Cây sậy sẽ giập nếu nó bị dựa vào quá nặng. Những gì chúng ta nương cậy ngoài ra Chúa sẽ chỉ hủy diệt chúng ta mà thôi. 36:7 – Ráp-sa-kê đã nhầm lẫn ở đây vì ông ta nghĩ rằng Ê-xê-chia đã phá hủy tất cả bàn thờ của Đức Chúa Trời, nhưng thật ra Ê-xê-chia đã phá hủy tất cả bàn thờ tà thần mà thôi.Vì vậy Ráp-sa-kê nói: “ Các ngươi được vận may gì trong sự tin cậy Ê-xê-chia kẻ đã phá hủy những bàn thờ của các ngươi?” Nên nhớ trong câu này, Ráp-sa-kê nhầm lẫn về các bàn thờ đã bị phá hủy. 36:8 – Con tin = tiền bạc, triều cống. Ráp-sa-kê nhạo báng dầu cho Giu-đa có nộp triều cống, họ cho 2000 con ngựa cũng không có đủ người cưỡi ngựa thì làm sao mong có thể thắng nổi A-si-ri. 36:9 – Ráp-sa-kê thách thức Giu-đa thậm chí không diệt nổi một quan tướng yếu nhất của ông ta thì làm sao có thể chống lại cả đội quân hùng mạnh của A-si-ri. 36:10 – Ráp-sa-kê biết được lời tiên tri rằng ông sẽ tiêu diệt tất cả những thành này cho nên ở đây chúng ta thấy ông vô cùng kiêu ngạo và nói : “Nhìn kìa, Đức Chúa Trời ở về phía chúng ta.” Những gì ông ta đang nói là không thật vì chúng ta biết Đức Chúa Trời sẽ giải cứu thành Giê-ru-sa-lem. Dân A-si-ri hy vọng thuyết phục dân sự Giu-đa đầu hàng mà không chiến đấu chống lại họ. Nhưng Ê-sai đã nói rằng dân A-si-ri sẽ không hủy phá thành Giê-ru-sa-lem, do đó dân sự không cần phải sợ hãi chúng nó. (10:24-27; 29:5-8). QVLAB 36:11 – Ráp-sa-kê đang nói bằng tiếng Hê-bê-rơ là điều mà những đại diện của vua Ê-xê-chia không muốn ông ta vì tất cả dân sự trên các tường thành đều đang nghe ông ta nói. Họ muốn Ráp-sa-kê nói bằng ngôn ngữ của riêng ông ta, vì họ cũng hiểu được, hầu cho dân sự trên các tường thành của Giê-ru-sa-lem sẽ không hiểu được lời ông ta nói. Nhưng đó lại chính là điều Ráp-sa-kê đang nỗ lực làm, vì ông ta muốn làm nhụt ý chí chiến đấu của người Giu-đa. 36:12 – Ráp-sa-kê nói, “Ta đã đến để nói những lời này với mọi người.” Ở đây ông ta đang nhạo báng và phạm thượng . 36:13-15 – Giờ đây ông ta nói thật to để bảo đảm là dân sự trên các tường thành nghe được mọi lời mình nói. Mục tiêu của ông ta là làm cho cư dân trong thành ngã lòng hoàn toàn, để họ sẽ đầu hàng mà không chiến đấu. “Các ngươi chớ để vua Ê-xê-chia khuyên các ngươi trông cậy Đức Giê-hô-va mà rằng: Đức Giê-hô-va chắc sẽ cứu chúng ta, và thành này sẽ chẳng phó vào tay vua A-si-ri.” 36:16-17 – “ Các ngươi nộp triều cống cho ta, rồi ta sẽ để cho các ngươi đi ra và sống như các ngươi đang sống trong đất của mình.” A-si-ri mong muốn bắt dân Giu-đa làm phu tù. Đại diện của San-chê-ríp đã cố gắng dùng một thủ đoạn khác hòng làm cho dân sự sa ngã. Ông ta lôi cuốn dân thành bị bao vây đang chết đói bằng cách đề nghị đem họ đến một xứ đầy dẫy thức ăn nếu họ chịu đầu hàng. Chính sách của A-si-ri đối xử với các dân tộc bị chinh phạt là tái định cư các dân cư trong xứ và rồi dời các dân tộc đã bị chinh phạt khác đến vùng đất vừa mới bị đánh chiếm. Điều này cung cấp nhân lực cho các đạo quân của họ và ngăn chặn được những cuộc nổi loạn trong các lãnh thổ đã bị đánh chiếm. QVLAB 36:18-21 – Hãy nhìn vào tất cả các nước kia. Có thần nào giúp đỡ họ không? Ông ta đang cố gắng so sánh Đức Chúa Trời hằng sống với các thần giả dối. Hãy lưu ý là các sứ giả của Ê-xê-chia không nói lời nào chống lại những sự kết tội của Ráp-sa-kê bởi vì họ đã được dặn là không trả lời chi cả. Đại diện của vua A-si-ri là Ráp-sa-kê nói rằng các thần của các nước khác mà ông ta đã chinh phục không thể cứu được dân sự của họ, vậy thì làm sao Đức Chúa Trời của Giê-ru-sa-lem có thể cứu được họ? Đức Giê-hô-va được xem là Đức Chúa Trời của Sa-ma-ri (vương quốc phía Bắc) nhưng nó vẫn sụp đổ. Nhưng Đức Giê-hô-va chỉ là Đức Chúa Trời của Sa-ma-ri trên danh nghĩa mà thôi bởi vì dân sự không đang thờ phượng Ngài. Đó là lý do tại sao các tiên tri đã báo trước sự sụp đổ của Sa-ma-ri. Nhưng vì cớ chính mình Đức Giê-hô-va và vì cớ Đa-vít, Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu Giê-ru-sa-lem khỏi tay quân A-si-ri (37:35). QVLAB 36:22 – Các sứ giả trở về thuật lại mọi điều họ đã nghe với vua Ê-xê-chia. Nhưng trước khi vào gặp vua, họ đã xé áo mình, đó là dấu hiệu đau buồn, than khóc . Vì vậy, khi nhìn thấy họ Ê-xê-chia hiểu ngay là có tin chẳng lành. XIX. Đoạn 37 – Lịch sử tiếp tục 37:1 – Ê-xê-chia cũng xé áo mình và đi vào đền thờ cầu nguyện. Ông hướng lòng về Đức Chúa Trời trong sự yếu đuối của mình. Đó là những gì tất cả chúng ta cần phải làm! 37:2 – Vua sai người tìm Ê-sai. 37:3 – Đó là lúc bước vào một ngày chiến trận và họ không đủ sức để tự cứu lấy mình. Đây có thể là khởi đầu của sự khôn ngoan, nhận biết tình trạng thật của mình và biết mình phải trở lại với đấng nào. Tại đây Ê-xê-chia đã khôn ngoan quay trở lại cùng Chúa. 37:4-5 – “Ta muốn ngươi cầu nguyện cho chúng ta bởi vì có lẽ Đức Chúa Trời đã nghe những lời phạm thượng mà Ráp-sa-kê đã nói.” Thật thú vị là Ê-xê-chia cuối cùng làm theo những gì Ê-sai đã từng cố gắng muốn dân sự làm ngay từ lúc ban đầu, quay trở lại và tin cậy Đức Chúa Trời Đấng có thể giải cứu họ khỏi tội lỗi của họ. 37:6-7 – Ê-sai tiên báo rằng Chúa sẽ khiến cho San-chê-ríp nghe một tin đồn về chiến tranh xảy ra trong đất nước của ông và tin đồn đó sẽ khiến ông rời Giê-ru-sa-lem và trở về nước mình. Tin đồn này liên quan đến Vua của Ê-thi-ô-bi. 37:8-9 – Vua A-si-ri đã đi đến một trận chiến khác và nghe tin vua Ê-thi-ô-bi đang gây chiến với ông, vì vậy San-chê-ríp sai Ráp-sa-kê trở lại nơi vua Ê-xê-chia và tạo một áp lực nào đó trên người. 37:10-13 – Ráp-sa-kê kể ra tất cả những thành đã bị hủy diệt và nói : “Các ngươi có thật sự nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu các ngươi chăng?” Cũng giống như Ma quỉ cố gắng tạo ra sự nghi ngờ hay thắc mắc về sự thành tín của Đức Chúa Trời. Nó đã từng làm điều này trong vườn Ê-đen khi nó dùng con rắn đến nói với Ê-va: “Đức Chúa Trời há có phán . . . ?” 37:14 – Ê-xê-chia nhận thơ và đọc và rồi trình dâng nó trước mặt Đức Giê-hô-va 37:15-20 – Ê-xê-chia cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời. Trong câu 16, ông ca ngợi sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Trong câu 17 ông nài xin Chúa nghe lời khẩn cầu của ông. Trong câu 18 ông thuật lại kẻ thù của Chúa đã đạt được một số thành công như thế nào. Trong câu 19 ông so sánh Đức Chúa Trời chân thật với các thần giả dối vốn không phải là thần mà chỉ là công việc bởi tay người làm ra, không thể sánh với Đức Chúa Trời hằng sống chân thật Ê-xê-chia đang kêu cầu. Sau đó trong câu 20 ông nhắc nhở Chúa rằng Ngài là Đức Chúa Trời của họï, chính Ngài là Đấng Ê-xê-chia đã quay trở lại tìm cầu. Và cuối cùng ông nêu rõ lý do vì sao Chúa cần phải nhậm lời cầu xin của Ê-xê-chia, và lý do đó không phải để giữ gìn Ê-xê-chia mà đúng hơn là để cho mọi người trên đất này sẽ biết rằng Đức Chúa Trời của Ê-xê-chia là Đức Chúa Trời duy nhất. 37:21-22 – Ở đây chúng ta thấy vị tiên tri nhận biết Chúa đã nghe lời cầu nguyện của Ê-xê-chia chống lại San-chê-ríp. Điều này cho chúng ta thấy có lúc phải cầu nguyện chống lại kẻ thù của chúng ta. Trong Tân Ước chúng ta được dạy phải “yêu kẻ thù mình” nhưng ngay cả trong khi làm như vậy chúng ta cũng có thể cầu nguyện chống lại những mưu kế gian ác của họ, và cầu nguyện cho sự cứu rỗi của linh hồn họ. Gái đồng trinh là Y-sơ-ra-ên giờ đây đang cười nhạo A-si-ri vì nó đã vượt quá giới hạn của mình; do đó A-si-ri chớ không phải là Giu-đa sẽ gặt lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
37:23-29 – Đức Chúa Trời phán với Vua A-si-ri rằng ông đã vượt quá giới hạn Chúa cho phép và Ngài sẽ quan tâm đến ông. Việc đặt một cái khoen nơi lỗ mũi của con vật để bắt phục nó là một tập tục vì họ sẽ dẫn con vật đi vòng quanh bằng một sợi dây thừng cột vào cái vòng nơi mũi nó. A-si-ri cũng nổi tiếng về việc đặt một cái khoen nơi môi của các phu tù và cột một sợi dây vào cái khoen này. Sau đó vua sẽ cầm sợi dây này trong tay trái, còn tay phải ông cầm giáo để móc mắt tù nhân. 37:30 – Chúa ban cho Ê-xê-chia một dấu hiệu rằng Ngài là Đức Chúa Trời của họ bởi việc chính mình Ngài mang lại hoa lợi cho họ. Họ được ăn hoa lợi trong hai năm liền mà chẳng có gieo trồng gì hết. 37:31-32 – Nói về dân sót sẽ ra trái tốt, không giống như vườn nho Đức Chúa Trời đã trồng mong muốn nó ra trái tốt, nó lại ra trái nho hoang và chua. 37:33-35 – Chúa phán Ngài sẽ bảo vệ Giê-ru-sa-lem. Không có một mũi tên nào sẽ bắn vào thành. Chúa sẽ bảo vệ Giê-ru-sa-lem vì cớ danh của chính Ngài và vì cớ giao ước Ngài đã hứa vơiù Đa-vít. A-si-ri đã sỉ nhục Đức Chúa Trời. Nó sẽ không còn là công cụ Chúa dùng để sửa phạt Giê-ru-sa-lem. Những gì Giê-ru-sa-lem không thể làm, Chúa sẽ làm thay cho nó. Chúa sẵn sằng làm điều không thể làm được nếu chúng ta đủ đức tin kêu cầu Ngài. QVLAB 37:36-38 – Quân đội A-si-ri bị một thiên sứ của Chúa hủy diệt – 185.000 người bị giết chết trong một đêm. San-chê-ríp trở về Ni-ni-ve nơi ông bị các con trai của ông giết chết trong khi đang thờ lạy thần của mình. XX. Đoạn 38 – Lịch sử tiếp theo 38:1 – Bấy giờ Ê-xê-chia khoảng 39 tuổi. Chúa phán bảo ông sẽ chết sớm. 38:2-5 – Ê-xê-chia tìm cầu Đức Chúa Trời liên quan đến sự công bình của mình và cầu xin Chúa nhớ lại ông đã bước đi trong lẽ thật và trọn lòng với Chúa. Chúa phán với Ê-sai rằng Ê-xê-chia sẽ được sống thêm 15 năm nữa. 38:6-8 – Chúa ban cho Ê-xê-chia một dấu hiệu: mặt trời sẽ lui lại 10 độ. 38:9-20 – Những lời khẩn cầu của Ê-xê-chia cho thấy là trước khi Chúa cho ông sống thêm, ông không trông mong một sự sống sau khi chết với Chúa. Ê-xê-chia nhận biết là lời cầu nguyện của ông mang đến sự giải cứu và sự tha thứ. Lời ông nói rằng “Kẻ chết sẽ không thể ngợi khen Chúa” có thể bày tỏ rằng ông không nhận biết phước hạnh của sự sống trong tương lai dành cho những người tin cậy nơi Đức Chúa Trời (Exe Ed 57:1, 2), hoặc có thể là ông hàm ý rằng những xác chết không thể ngợi khen Chúa. Trong trường hợp nào đi nữa, Ê-xê-chia cũng nhận biết Chúa đã cứu mạng sống của ông, vì vậy trong bài ca Ê-xê-chia ngợi khen Đức Chúa Trời. Ê-xê-chia đã nhận biết điều tốt lành đến từ kinh nghiệm cay đắng của ông. QVLAB EsIs 38:21-22 – Ông bị mụt ung độc và được Chúa chữa lành.
XXI. Đoạn 39 – Lịch sử tiếp theo 39:1 – Ngay sau tình huống của A-si-ri chúng ta thấy vua Ba-by-lôn mang lễ vật đến cho Ê-xê-chia khi ông đã được lành bịnh. Mê-rô-đác-Ba-la-đan, một ông hoàng của Ba-by-lôn, đang âm mưu chống lại A-si-ri và đang cấu thành một liên minh. Ông ta có lẽ hy vọng thuyết phục Ê-xê-chia gia nhập liên minh này chống lại A-si-ri. Ê-xê-chia, cảm thấy vinh dự bởi sự quan tâm này và có lẽ cảm thấy động lòng vì lời đề nghị của họ, đã cho các sứ giả của Ba-by-lôn xem hết các kho tàng quí báu của ông. Nhưng Ê-sai đã cảnh cáo vua không nên tin cậy Ba-by-lôn. Một ngày kia họ sẽ trở thành thù địch với Giu-đa và chiếm hết tài sản của họ. QVLAB 39:2 – Ê-xê-chia đã làm một việc ngu xuẩn vì họ là những tên gián điệp. 39:3-6 – Ê-xê-chia cho các sứ giả Ba-by-lôn xem mọi thứ mà không cầu hỏi ý Đức Giê-hô-va. Ê-sai quở trách Ê-xê-chia vì việc làm ngu dại của ông và bảo rằng Ba-by-lôn sẽ lấy tất cả những của cải của ông. Chúng ta cũng thường làm điều tương tự khi cuộc sống hanh thông. Chúng ta thường tự định đoạt cuộc đời mình mà không tìm kiếm Chúa chỉ vì tất cả đều tốt đẹp. Chúng ta cần nhờ cậy Chúa trong mọi lúc và mọi sự. Có gì sai trật khi cho những người Ba-by-lôn này đi xem kho báu như thế? Ê-xê-chia không thấy rằng Ba-by-lôn sẽ trở nên mối đe dọa sau đó và chính họ, chứ không phải quân A-si-ri, sẽ chiếm lấy thành Giê-ru-sa-lem. Khi Ê-sai báo cho vua biết rằng một ngày kia Ba-by-lôn sẽ lấy các báu vật đem đi hết, đó là một lời tiên tri đáng kinh ngạc vì Ba-by-lôn đang nỗ lực đề giành lại độc lập dưới ách thống trị của người A-si-ri. Sự kiêu ngạo khoe khoang của cải, châu báu của Ê-xê-chia đưa đến hậu quả nghiêm trọng (IIVua 2V 25:1-30; DaDn 1:1, 2). Lời đáp của Ê-xê-chia (EsIs 39:8) có thể dường như hơi thiển cận, nhưng ông chỉ đang bày tỏ lòng biết ơn đối với phước hạnh do Đức Chúa Trời ban là sự bình an sẽ cai trị trong suốt cuộc đời ông và sự đoán phạt của Chúa sẽ không nặng nề hơn nữa. QVLAB EsIs 39:7-8 – Ê-xê-chia nhận ra ông đã phạm sai lầm và đặt tất cả trong tay Chúa. Ở đây nói tiên tri về con cháu Ê-xê-chia mà lúc bấy giờ ông vẫn chưa có. Xin xem ghi chú A của Dake tr. 710. Taị đây Ê-xê-chia biết ơn Chúa gìn giữ sự bình an trong đời ông trị vì. Ngay sau khi Ê-xê-chia chết, dân sự vội vàng trở lại con đường tội lỗi dưới thời cai trị của Ma-na-se, con trai Ê-xê-chia. Ma-na-se đã thực sự xây dựng lại những trung tâm thờ lạy hình tượng mà cha ông đã hủy phá. QVLAB XXII. Đoạn 40 Đoạn 40 bắt đầu phần chúng ta gọi là Giao ước mới của Ê-sai . A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-8) Ê-sai bắt đầu với những lời nhận xét công khai. Ông đã cam chịu: Kẻ hãm hại dân Chúa thực sự là Ba-by-lôn chớ không phải A-si-ri. Dân sự sẽ bị bắt làm phu tù.
Ông chọn an ủi họ qua bài giảng: Dân sự sẽ được khôi phục khỏi tội lỗi bởi đức tin. Dân sự sẽ thoát khỏi ách nô lệ. Sách Ê-sai có sự thay đổi đột ngột tại điểm này. Các đoạn kế tiếp nói về sự uy nghi của Đức Chúa Trời, Đấng sẽ cai trị trên đất và xét đoán mọi người. Chúa sẽ tái hiệp nhất Y-sơ-ra-ên và Giu-đa và phục hồi họ trở lại trong sự vinh hiển. Thay vì cảnh cáo họ về sự phán xét sắp xảy đến, tại đây ông an ủi họ. Đoạn 40 nói về sự khôi phục Y-sơ-ra-ên sau thời kỳ lưu đày. Si-ru là công cụ Chúa dùng giải phóng họ ra khỏi Ba-by-lôn. Ê-sai cũng báo trước một thời kỳ khi “Ba-by-lôn” – hệ thống thế giới đầy tội ác trong tương lai – sẽ bị hủy diệt và sự bức hại dân Chúa sẽ kết thúc. QVLAB 40:1-2 – Điều này chưa xảy đến nhưng sẽ ứng nghiệm sau trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Đây là một lời an ủi đối với dân sự. Giu-đa vẫn còn phải trải qua 100 năm trong tình trạng rối loạn trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ, sau đó 70 năm làm phu tù. Vì vậy, Chúa bảo Ê-sai hãy nói những lời dịu dàng để an ủi Giê-ru-sa-lem. QVLAB 40:3-5 – Điều này nhằm ám chỉ Giăng Báp-tít trong tương lai, nhưng ở đây là tiếng kêu của Ê-sai. LuLc 3:4-6 Ban bằng đường cái có nghĩa là dời đi các vật cản trở và trải tấm thảm đỏ chuẩn bị cho việc hiện đến của Chúa. Đồng vắng là một bức tranh về những điều thử thách hoạn nạn và những nỗi đau khổ của đời sống. Chúng ta không được miễn khỏi sự hoạn nạn nhưng đừng để chúng cản trở đức tin của chúng ta. Ê-sai bảo dân sự chuẩn bị để nhìn xem việc làm của Đức Chúa Trời. Giăng Báp-tít cũng dùng những lời này khi ông thách thức dân chúng chuẩn bị cho sự hiện đến của Đấng Mê-si (Mat Mt 3:3). QVLAB EsIs 40:6-8 – Gần như giống hệt với IPhi 1Pr 1:24-25. Trước khi chúng ta có thể nhận được bất cứ điều gì từ nơi Chúa, chúng ta phải nhận biết sự bất lực của chính mình. Ở đây con người được ví như hoa, cỏ chóng tàn héo. Chúng ta là hư nát, song Lời Đức Chúa Trời còn đến đời đời và không hề chấm dứt. Ýùkiến của con người thay đổi và không đáng tin cậy, song Lời Chúa là vững bền. Chỉ trong Lời hằng sống của Đức Chúa Trời chúng ta mới tìm thấy những giải pháp trường cửu cho những nan đề và nhu cần của mình. QVLAB B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (9-11)
Ê-sai hướng dẫn các tiên tri hãy rao báo tin tức tốt lành về sự khôi phục Y-sơ-ra-ên. EsIs 40:9-10 – Y-sơ-ra-ên sẽ phải là sứ giả của Lời Đức Chúa Trời trước sự hiện đến lần thứ nhất của Chúa. Hãy ghi nhớ: người Do Thái sẽ rao giảng Tin lành trong tương lai khi 144.000 người được đóng ấn trong ngày đại nạn như những chứng nhân cho Đức Chúa Trời. 40:11 – Đức Chúa Trời là một người chăn đối với những người tìm kiếm Ngài, nhưng lại là quan án đối với những kẻ chống nghịch cùng Ngài. Ở đây chúng ta thấy người chăn đầy yêu thương đang chăm sóc chiên của mình. Chúa Giê-xu được gọi là một người chăn, người chăn hiền lành, Đấng Chăn Chiên Vĩ Đại, Đấng Chăn chiên trưởng. C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (12-31) Sức mạnh của Đức Chúa Trời so sánh với sự yếu đuối của con người và các thần tượng. 40:12-14 – Hãy nhìn xem, con người thì nhỏ bé, còn Đức Chúa Trời thì vĩ đại, lạ lùng. Ai có thể làm mưu sĩ cho Ngài? KHÔNG AI CẢ! 40:15 – So sánh với Đức Chúa Trời, mọi điều chúng ta biết và thấy thật chẳng ra gì. 40:16 – Tất cả thú vật trong rừng Li-ban không đủ dâng sinh tế để làm hài lòng Chúa. 40:17-18 – Chúng ta có thể so sánh Đức Chúa Trời với gì trên đất? Không gì có thể ví sánh với sự vĩ đại của Ngài. Ê-sai mô tả quyền năng sáng tạo của Chúa, sự cung cấp của Ngài để duy trì sự sống, và sự hiện diện của Ngài để giúp đỡ. Đức Chúa Trời là đấng tối cao và toàn năng; tuy vậy, Ngài vẫn quan tâm đến mỗi chúng ta cách cá nhân. Không ai hay vật gì có thể ví sánh được với Ngài (40:25). Chúng ta mô tả Chúa cách tốt nhất có thể được với sự hiểu biết và ngôn ngữ hạn hẹp của mình, nhưng chúng ta chỉ giới hạn sự thông hiểu của chúng ta về Ngài và quyền năng của Ngài khi chúng ta so sánh Chúa với những gì chúng ta kinh nghiệm trên đất này. QVLAB 40:19-20 – Những gì trên đất có thể so sánh với sự vinh hiển của Ta? Các ngươi không thể xây dựng bất cứ điều gì để sánh bằng với sự vinh hiển của Ta. 40:21-22 – Ta ngồi trên vòng trái đất và ngự trong các từng trời. Các ngươi là những châu chấu đối với ta. Kinh Thánh bày tỏ trái đất là tròn (vòng trái đất) thật lâu trước khi con người chấp nhận như thế. 40:23-24 – Tất cả các kế hoạch của các ngươi để giữ gìn mạng sống mình chỉ là vô ích vì Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất có thể tạo nên đời sống vĩnh cửu. 40:25-28 – Chúng ta cần để trí mình nương tựa nơi Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự thông hiểu nơi chính mình Ngài. 40:29 – Chúa sẵn sàng ban sức mạnh cho chúng ta. 40:30 – Ngay đến điều vĩ đại nhất chúng ta đạt được trên đất cũng chỉ là hư không. 40:31 – Nếu chúng ta neo chắc trong Đức Giê-hô-va thì không có gì chúng ta không thể thắng hơn được. Trông đợi Đức Giê-hô-va là sự trông mong nhẫn nại rằng Đức Chúa Trời sẽ làm trọn các lời hứa của Ngài trong Kinh Thánh và thêm sức lực để chúng ta vượt lên trên những khó khăn của cuộc sống. Điều đó có nghĩa là phải hoàn toàn tin cậy nơi Đức Chúa Trời. QVLAB XXIII. Đoạn 41 D. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (Đoạn 41-48) Tiên tri về sự khôi phục khỏi tội lỗi và khỏi ách nô lệ của Ba-by-lôn E. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (41:1-7) Lời rao báo về sự giải cứu và ảnh hưởng của nó trên các dân tộc khác. 41:1 – Mạng lệnh của Chúa cho các nước vì Ngài sắp sửa đem đến sự phán xét. 41:2-3 – Một người sẽ được Chúa dấy lên để chinh phục. Người ta tin đó là Si-ru. 41:4 – Chúa đã thiết lập nên tất cả các dòng dõi. 41:5-7 – Các dân tộc đang hiệp lại để giúp đỡ nhau. Họ dựng lên cho chính mình các hình tượng để nhờ cậy, nhưng vô ích. Chúa sẽ ở với Si-ru và ông sẽ hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời. F. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-20) Lời hứa của Chúa về sự chu cấp và bảo vệ dân sự trong thời kỳ lưu đày. 41:8-9 – Lời kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên hãy vững tin rằng Chúa đang ở với họ. 41:10-13 – Chúa phán: “Ngay cả lúc dường như ta ở rất xa các ngươi thì ta vẫn đang ở cạnh bên các ngươi. Ta sẽ làm cho kẻ thù ngươi ra hư không.” Là tín đồ Đấng Christ chúng ta cần khắc ghi rằng Đức Chúa Trời chọn chúng ta trước khi chúng ta hiểu biết về Ngài. Vì vậy, tôi có thể đặt lòng tin cậy nơi khả năng Ngài sẽ gìn giữ tôi và những điều tôi đã phó thác cho Ngài. 41:14 – Sâu bọ ám chỉ cốt lõi của sự sống bên trong vì con người đầy tội lỗi nhưng Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc họ. 41:15 – Đức Chúa Trời sẽ dấy Y-sơ-ra-ên lên như một công cụ sắc bén 41:16-17 – Đức Chúa Trời một lần nữa xác quyết với Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ ở với họ. Nếu họ tìm kiếm Ngài thì họ sẽ gặp được Ngài. Sau khi họ đã tìm khắp nơi và thấy là vô ích, Chúa sẽ nghe họ và bày tỏ chính mình Ngài và không bao giờ từ bỏ họ. 41:18-20 – Khi chúng ta tìm kiếm Đức Giê-hô-va thì sẽ được Chúa chúc phước như dòng suối chảy trong thung lũng. G. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (21-29) Sự đối chất giữa một bên là Đức Giê-hô-va và những người theo Ngài và một bên là các thần tượng và những kẻ theo nó 41:21-22 – Hãy để cho thần tượng trình ra, nêu ra những gì nó làm được 41:23-24 – Thần tượng là hư không. Chúng chẳng làm được gì cả. Ai chọn lựa thần tượng là đáng gớm ghiếc. 41:25-27 – Bản Kinh Thánh Dake chép rằng: “Từ phương bắc dường như trái ngược với từ phương đông (41:2) nhưng không có sự khác nhau. Vua Si-ru ra từ phương đông của Palestine, nơi mà Ê-sai đã nói tiên tri. Điều câu này nói là ông sẽ cai trị trên các vua phương bắc; và đây là điều ông đã làm khi chinh phục Ba-by-lôn. Trước hết, Si-ru chinh phục tất cả các nước Tiểu Á, sau đó di chuyển về hướng nam chống lại Ba-by-lôn, như đã được ghi trong lịch sử. Ông sinh ra tại Phe-rơ-sơ, phía đông của Palestine nhưng việc xâm chiếm Ba-by-lôn của ông là từ phương bắc.” 41:28-29 – Y-sơ-ra-ên được vây bọc bởi nhiều dân tộc mà các thần của họ được cho là có năng lực đặc biệt, chẳng hạn như giúp cho các vụ mùa tăng trưởng hoặc ban cho sự chiến thắng trong chiến tranh. Tuy nhiên, các thần này không thể giải cứu được. Một vị thần có quyền năng hạn hẹp hoặc không có chút quyền năng gì thì không thực sự là một vị thần. Khi chúng ta bị cám dỗ đặt lòng tin vào một điều gì đó khác hơn là Đức Chúa Trời hằng sống – tiền bạc, nghề nghiệp, gia đình, hoặc ngay cả sức mạnh quân sự – chúng ta nên dừng lại và tự hỏi một số câu hỏi nghiêm túc. Điều đó có sẽ tồn tại không? Điều đó có phải là sự cung cấp đời đời những gì mà tôi đang tìm kiếm không? Đức Chúa Trời giải cứu. Khi Ngài hứa, Ngài sẽ giữ lời. Ngài hoàn toàn đáng tin cậy. QVLAB XXIV. Đoạn 45 A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-7) Ý muốn của Chúa được bày tỏ cho Si-ru. Lời tiên tri trước khi ứng nghiệm 200 năm Đây là chỗ duy nhất trong Kinh Thánh cho biết là một vị vua Dân Ngoại được “xức dầu.” Đức Chúa Trời cầm quyền trên tất cả các vua, và Ngài xức dầu cho người Ngài chọn làm công việc đặc biệt của Ngài. Vương quốc của vua Si-ru trải dài 2.000 dặm (rộng lớn nhất so với bất cứ đế quốc nào được biết đến lúc bấy giờ), bao gồm cả lãnh thổ của A-si-ri và Ba-by-lôn. Tại sao Đức Chúa Trời xức dầu cho Si-ru? Vì Đức Chúa Trời dành cho ông một công tác đặc biệt để thực hiện cho Y-sơ-ra-ên. Si-ru sẽ cho phép thành thánh của Đức Chúa Trời là Giê-ru-sa-lem được xây cất lại, và ông sẽ tha cho những người bị bắt làm phu tù được tự do mà không đòi hỏi điều kiện nào cả. Thật ít có vua nào của Y-sơ-ra-ên hoặc Giu-đa đã làm được nhiều điều cho dân sự của Đức Chúa Trời như Si-ru sẽ làm. QVLAB 45:1-3 – Nói về thành Ba-by-lôn theo nghĩa đen. Si-ru, vua của Phe-rơ-sơ, sai quân tiến chiếm thành Ba-by-lôn. Khi họ tiến đến cửa thành thì vua quan Ba-by-lôn đang dự tiệc bên trong thành và cũng biết là quân của Si-ru đang ở trước cổng thành. Thành Ba-by-lôn rất kiên cố, tường thành rất rộng đến nỗi năm xe chiến mã có thể chạy trên đó. Trong thành đất rộng, họ sống nhờ hoa màu trồng trong thành và có con sông chảy ngang qua thành, có một cổng bằng đồng dẫn vào thành. Đường dẫn nước cũng có cửa bằng đồng ngăn chặn. Dân ở trong thành coi như được an toàn dầu quân thù bao vây ở bên ngoài. Quân Si-ru ở bên ngoài đào một cái mương thay vì nước chảy vào thành nó sẽ chảy theo một hướng khác. Quân Si-ru vào thành theo đường dẫn nước bên dưới cổng thành và đánh vào Ba-by-lôn khi vua quan đang say. Si-ru làm điều này khoảng 520 TC. Chính trong suốt thời gian bị phu tù tại Ba-by-lôn mà Y-sơ-ra-ên mới nhận biết được sự ngu muội của việc thờ lạy thần tượng. 45:4 – Tên của Si-ru được chọn trước khi ông ra đời. Ông đã được đặt tên gần 200 năm trước khi ông thực hiện lời tiên tri này. Ông sẽ phải lật đổ Ba-by-lôn và cho dân Giu-đa trở về xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. 45:5-7 – Chúa nhấn mạnh một lần nữa rằng một mình Ngài là Đức Chúa Trời, và ngoài Ngài không có thần nào khác. Từ “tai vạ” trong câu 7 tiếng Hy-bá-lai là “RA” và có nghĩa là tai họa, tai ương. Chúa không tạo ra tai vạ, nó là hậu quả của sự sa ngã của Lu-xi-phe và con người. Con người tự chuốc lấy tai vạ cho chính mình song Chúa thường dùng nó cho mục đích sửa phạt của Ngài. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (8-13) Kết quả sự giải cứu Y-sơ-ra-ên Y-sơ-ra-ên được cảnh báo là không nên thắc mắc các phương pháp của Chúa. 45:8-9 – Mong ước của Đức Chúa Trời là đem phước hạnh đến cho người có lòng vâng lời và thuận phục. Đất sét (một mảnh của bình gốm bị vỡ) là ai mà dám lên giọng cãi lại thợ gốm là người tạo nên mình? Cái bình không thể bảo thợ gốm phải làm những gì. Đây là một chủ đề được lặp lại trong sách Ê-sai. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những tấm lòng vâng lời và thuận phục sẵn sàng làm tròn chức năng của mình trong thân thể theo như Chúa đặt để chúng ta. Thậm chí một “mảnh đất sét” vụn vỡ cũng có thể trở nên ích lợi trong tay của Chúa nhưng trước hết nó phải vỡ ra để làm trọn mục đích đặc biệt của nó. 45:10 – Chúa ví sánh điều Y-sơ-ra-ên đang làm như một đứa trẻ nhỏ đang chất vấn cha mẹ mình. 45:11-13 – Chúa tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Si-ru giải phóng những người ao ước trở về xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem.Vì vậy, Những người Do-thái làm phu tù tại Ba-by-lôn được giải phóng trở về để tái thiết và những người được Chúa thúc giục trở về đã lên đường, nhưng nhiều người khác đã quá già hoặc quen thuộc với cuộc sống ở Ba-by-lôn thì ở lại. (Exo Er 1:1-4) C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (14-25) Sự trở lại đạo của Dân Ngoại là kết quả của sự phục hồi và giải cứu của Y-sơ-ra-ên. EsIs 45:14 – Chúa đã tỏ cho họ thấy Ngài yêu họ hơn các hình tượng là dường nào và Ngài sẽ đối xử đặc biệt với họ ra sao. Các kẻ thù nghịch của họ sẽ bị chinh phục trước mặt Y-sơ-ra-ên và tuyên xưng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời có một và thật. 45:15 – Chương trình của Đức Chúa Trời được giấu kín đối với con người song Ngài bày tỏ Chính mình Ngài cho họ. 45:16-17 – Tất cả các dân tộc khác sẽ bị xấu hổ vì đã tin cậy nơi các thần tượng và Y-sơ-ra-ên trong một thời gian cũng như vậy. Nhưng sau đó, Y-sơ-ra-ên sẽ dẹp bỏ hình tượng và được khôi phục. 45:18-19 – Chúa phán, “Mọi điều ta đã phán ta chẳng hề nói cách kín giấu.” Đức Chúa Trời có khả năng giữ vững lời Ngài đã hứa với chúng ta. Chỉ có sự nghi ngờ và vô tín mới có thể ngăn giữ chúng ta không nhận được các lời hứa của Đức Chúa Trời. 45:20-25 – Các lời hứa diệu kỳ mà Đức Chúa Trời đã phán và được làm rõ ràng – điều mà thần tượng không thể làm được. Câu 22 – Sự cứu rỗi rao báo đến tận đầu cùng đất. XXV. Đoạn 50
Chương này có thể là một số lời nói của Ê-sai được gom lại thành một phần này A. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-3) Chúa quở trách những kẻ bị lưu đày vì họ đã hoàn toàn chối bỏ Ngài. 50:1 – Chúa không bao giờ cho họ tờ ly dị nào cả. Chúa = chồng hay là Cha. Y-sơ-ra-ên = mẹ. Giu-đa = con cái. “Các ngươi đã ly dị ta vì cớ tội lỗi của chính các ngươi.” Đức Chúa Trời đã hứa chiến đấu cho Y-sơ-ra-ên, nhưng Y-sơ-ra-ên đã bán minh cho tội lỗi. Y-sơ-ra-ên đã tự gây ra nan đề cho chính mình. Dân Y-sơ-ra-ên đã quên Đức Chúa Trời và nhờ cậy các nước khác giúp đỡ họ. Chúa không lìa bỏ Y-sơ-ra-ên, nhưng Y-sơ-ra-ên đã khước từ Ngài. QVLAB 50:2-3 – Không người nào có quyền năng để cứu chuộc giống như Đức Chúa Trời đã làm qua Đấng Mê-si. B. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (4-9) Thông tin thêm về tôi tớ của Đức Giê-hô-va 50:4 – Trong tiếng Hy-bá-lai từ học trò là rèn luyện, đưa vào kỷ luật, vốn nói về việc Đấng Christ trải qua mọi điều giống như con người chúng ta nhưng Ngài không hề phạm tội. Ngài biết được những cảm nghĩ của chúng ta để giúp đỡ chúng ta khi có cần. 50:5 – Đấng Christ luôn luôn lắng nghe lời Cha và không hề nổi loạn. Ngài sẵn sàng và sẵn lòng vâng phục. “Con Người đến chẳng phải để làm theo ý riêng mình, nhưng làm theo ý của Đấng đã sai Ngài đến.” 50:6 – Đấng Christ giữ lòng thành thật đối với Đức Chúa Cha và đã không nổi loạn. Thậm chí Ngài đã không che mặt khi bị đánh và bị nhổ vào mặt. Ngài cho phép người ta đánh trên lưng Ngài và nhổ râu Ngài. 50:7 – Sức lực của Ngài là ở trong Đức Chúa Cha và sự chiến thắng cuối cùng của Ngài là do Ngài tin cậy Đức Chúa Cha. Chúng ta thường không sẵn lòng chịu đựng sự thử thách vì chúng ta không hình dung được mục đích của Đức Chúa Trời – chúng ta cần tin cậy Chúa qua sự thử thách của đức tin mình. 50:8-9 – Đấng Christ sẽ thắng hơn mọi trở lực vì Ngài nhờ cậy Đức Chúa Cha. C. CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (10-11) Sự khích lệ và cảnh cáo đối với các tín đồ yếu đuối 50:10-11 – Dân sự hoàn toàn ở trong sự tối tăm và Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ sự sáng nếu họ bước đi bởi đức tin. Họ muốn bước đi trong sự sáng của riêng họ, vốn chỉ là những tia sáng nhỏ nhoi. Điều này sẽ chỉ mang lại khó khăn cho họ . Nếu chúng ta bước đi bởi sự sáng của riêng mình và khước từ sự sáng của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ trở nên tự mãn, và kết quả của sự tự mãn là sự đau khổ mà thôi. Khi chúng ta để lòng tin cậy vào sự khôn ngoan, vẻ bề ngoài, hoặc những sự thành đạt của riêng mình thay vì nơi Đức Chúa Trời, chúng ta có cơ phải gặt lấy đau khổ về sau này khi những sức mạnh này mất đi. QVLAB XXVI. Đoạn 53 TỔNG QUÁT – Lời tiên tri về sự thương khó và sự vinh hiển của Đấng Christ. 53:1 – Ai sẽ tin lời đã rao truyền ra? Ai tiếp nhận lời rao ra bởi các tiên tri đã được Đức Chúa Trời hà hơi? Chúng ta biết người Do Thái khước từ lời rao báo này. 53:2 – Đấng Christ là một cái chồi của Đức Chúa Trời và được Ngài bảo vệ. Đấng Christ ra từ rễ của đất khô (Y-sơ-ra-ên). Đối với Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu là cái chồi quí báu nhưng đối với con người Ngài là một cái rễ ra từ đất khô và không được con người ưa thích, bởi vì con người đã chối bỏ Đấng Christ và sự tốt đẹp của Ngài. Sự tốt đẹp của Đấng Christ là những điều thuộc tâm linh, những điều của con người bên trong, chứ không phải là vẻ đẹp bên ngoài mà con người thường ưa thích quan tâm đến. Đền tạm là hình bóng về Đấng Christ, nhìn bề ngoài trông có vẻ tầm thường và giản đơn vô cùng nhưng bên trong rất đẹp đẽ và lộng lẫy. Chúng ta chỉ biết một ít về vẻ bề ngoài của Đấng Christ vì việc mô tả vẻ bên ngoài của Chúa không phải là ý Ngài. 53:3-4 – Đấng Christ bị khinh miệt và ghét bỏ bởi chính những người mà Ngài đã đến để cứu chuộc vì họ không thể chịu được những điều Ngài rao giảng. Đấng Christ đã đến để nhận lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên chính mình Ngài vì cớ chúng ta. Thế nhưng con người lại cho rằng Chúa chịu án phạt thạnh nộ của Đức Chúa Trời vì Ngài là một tà linh v . v . . . 53:5 – Ngài chịu thương khó vì cớ tội lỗi của chúng ta. Đấng Christ gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà lẽ ra phải dành cho con người. Bởi lằn roi và thương tích Ngài chịu mà chúng ta được lành bệnh. (sự chữa lành tâm linh) 53:6 – Có hai điều định tội chúng ta: Hết thảy chúng ta đều đã đi lạc Mỗi người trong chúng ta đều đi theo đường riêng của mình
Nhưng phần cuối của câu cho thấy hai điều này được cất hết khỏi chúng ta vì “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” 53:7 – Đấng Christ không biện hộ cho chính mình vì Ngài biết tấm lòng của con người và biết rằng tấm lòng đó đầy tội lỗi. 53:8 – Nói về sự bất công của mọi hoạn nạn mà Đấng Christ phải chịu vì Ngài không trải qua thời gian bị tù và không nhận được sự phán xét công bình nào cả. Đấng Christ mang lấy tội lỗi của tất cả mọi người. 53:9 – Đấng Christ đã chết chung với kẻ ác (hai tên cướp) thế nhưng lại được chôn trong mộ của kẻ giàu, trong khi hai tên tội phạm bị ném vào trũng Him-nôm, là nơi chứa rác rưởi ở ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Mộ của kẻ giàu là biểu tượng của sự xưng công bình của Đức Chúa Cha dành cho Đấng Christ. 53:10 – Đức Chúa Cha đã đối đãi với Đấng Christ bằng sự đoán phạt. Không chỉ thân thể mà cả linh hồn của Ngài cũng được dâng làm sinh tế chuộc tội vì Đấng Christ đã trở nên tội lỗi đến nỗi Đức Chúa Trời không thể nhìn Ngài. “Những ngày người sẽ thêm dài ra” chỉ về sự sống lại của Đấng Christ và “Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý” trong kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời qua sự hy sinh của Đấng Christ. 53:11 – Từ “Sự khốn khổ” bày tỏ sự đau đớn của việc sanh đẻ mà Đấng Christ gánh chịu để sanh ra chúng ta. 53:12 – Con người không thấy được sự vĩ đại của Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho Ngài và Đấng Christ sẽ hủy diệt kẻ mạnh và kẻ ác bởi sự chiến thắng của Ngài trên thập tự giá. XXVII. Đoạn 58 CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (1-12) Chủ nghĩa hình thức bị quở trách và những lời hướng dẫn được ban cho liên hệ đến việc kiêng ăn. Đoạn này liên quan đến việc kiêng ăn, cũng xem Mat Mt 6:16-18. Lưu ý: Có một phần thưởng đi kèm với việc kiêng ăn. EsIs 58:1-2 – Dân sự đang bày tỏ sự công bình nhưng đó chỉ là bề ngoài. Một lần nữa, Đức Chúa Trời chỉ quan tâm đến mối thông công chứ không phải hình thức. 58:3 – Dân sự nói: “Sao chúng tôi kiêng ăn mà Chúa không đoái xem?” Tại sao? 58:4 – Vì sự kiêng ăn của họ không phải là cách kiêng ăn Chúa chọn lựa. 58:5 – Những người Do-Thái đang phô trương vô cùng về sự kiêng ăn của họ. 58:6 – Sự kiêng ăn thật là cầu nguyện cho những người xung quanh chúng ta là những kẻ cần chúng ta giúp đỡ. 58:7 – Khi chúng ta kiêng ăn, đừng làm với hình thức trống rỗng. Chúng ta hãy đặt đức tin vào những việc làm của mình . 58:8 – Nếu chúng ta kiêng ăn với mục đích đúng đắn và theo cách thức đúng đắn, Đức Chúa Trời sẽ nhậm lời chúng ta, nâng chúng ta lên và gìn giữ chúng ta. 58:9 – Chúa phán Ngài sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng ta ngưng chỉ trích, đổ lỗi cho người khác. 58:10-12 – Ở đây chúng ta có thể thấy phước hạnh trong việc kiêng ăn, ngay cả trong những lúc khô hạn Chúa sẽ chúc phước cho chúng ta. 58:13 – Họ đang kiêng ăn vì cớ chính mình và theo sự ưa thích riêng vốn sai trật trước mặt Chúa. 58:14 – Khi chúng ta kiêng ăn và cầu nguyện cách đúng đắn Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng việc đó. Việc kiêng ăn và cầu nguyện thường đi đôi với nhau. Chúng ta cũng được nhắc nhở phải nhớ ngày Sa-bát, một ngày nghỉ ngơi khỏi những hoạt động bình thường của đời sống để được sự vui mừng trong Đức Giê-hô-va.
Từ khóa » Bố Cục Sách ê-sai
-
Sách Ê-sai | Tóm Tắt | Kinh Thánh Trực Tuyến | NWT - JW.ORG
-
Ê-SAI
-
Ê-sai Lời Giới Thiệu | VIE2010 Kinh Thánh | YouVersion
-
Dẫn Nhập Ê-sai - Tin Lanh
-
Ê-Sai - HỘI THÁNH KIỀN BÁI
-
[PDF] Ê-sai - Thánh Kinh Tiêu Chuẩn
-
Kiến Thức Kinh Thánh - Các Sách Đại Tiên Tri 23. Ê-SAI (Isaiah)
-
Ê-Sai
-
Ê-Sai - Vietnamese Theological Review
-
Tổng Quan Ê-sai: Cuốn Kinh Thánh Thu Nhỏ - Hà Thanh Tú
-
Dai Tien Tri Chc 6-2019 - SlideShare
-
Bài 124 - Ê-sai: Vị Tiên Tri Được Kêu Gọi Và Sai Phái (tt)
-
ĐẠI TIÊN TRI - ÊSAI Flashcards | Quizlet
-
[PDF] Ê-SAI: VỊ TIÊN TRI VÀ THỜI ĐẠI CỦA ÔNG (ĐOẠN 1-39)
-
[PDF] CỰU ƢỚC LƢỢC KHẢO
-
Ê Sai - Church Of Jesus Christ