Các Siêu Thị Kêu 'khó Khăn đủ đường' - VnExpress Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Tại Hội nghị giữa lãnh đạo TP HCM với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sáng 20/8, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam cho biết, 8 thành viên trong tập đoàn đang gặp hàng loạt khó khăn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Những khó khăn đáng chú ý theo ông là việc thiếu nhân lực vận hành hệ thống do người lao động sinh sống trong các vùng cách ly y tế, nghi nhiễm Covid-19; thiếu hụt lực lượng giao hàng (shipper), khó giao hàng liên quận ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho khách hàng, đặc biệt là các kênh online.
Hệ thống cũng đang phải đối diện chi phí cao cho các hoạt động xét nghiệm Covid-19; các quy định chưa được phố biến và áp dụng đồng nhất tại các trạm kiểm soát giao thông trong các vùng xanh của thành phố mặc dù nhân viên và nhà cung cấp đã xuất trình thẻ và giấy xác nhận làm việc của công ty.
Bên cạnh đó, hoạt động của trung tâm thương mại - một trong những lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn cùng nhiều đối tác thuê "gặp rất nhiều khó khăn" vì phải ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hợp đồng thuê và hiện chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.
Do đó, ông Furusawa Yasuyuki đưa ra hàng loạt kiến nghị, bao gồm: kéo giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, với lộ trình lui khoàng 3 - 6 tháng; tăng tỷ lệ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, bên cạnh các chính sách đã được Chính phủ công bố.
Liên quan đến các biện pháp chống dịch, phía Aeon Việt Nam được giảm giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19, để giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp. Công ty cho biết, một số đơn vị phải xét nghiệm 3 ngày một lần, có tháng lên đến 10 lần với phí xét nghiệm hiện tại trung bình từ 1.5 triệu – 3 triệu mỗi nhân viên. Thành phố cũng cần tiếp tục hỗ trợ ưu tiên phân bổ và tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động đang làm việc tại các hệ thống bán lẻ phân phối hàng hóa thiết yếu.
Ngoài ra, hệ thống bán lẻ này cho rằng, nên tổ chức các chương trình ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để kích cầu. Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19 khi nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, nên xem xét tối ưu và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, để đẩy nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty FDI.
"Hiện tại số lượng hàng hóa lưu kho, ứ đọng, chưa thể nhập khẩu còn rất nhiều do một số đơn vị cơ quan hải quan và hoạt động thông quan đang phải tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu chúng ta không sớm có giải pháp, khả năng tình hình sẽ rất khó khăn cho cả 2 phía: cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu", ông Furusawa Yasuyuki nhận định.
Cũng cho rằng đang khá khó khăn, Saigon Co.op mong cơ quan thuế xem xét ưu đãi hoặc giãn thuế cho các hệ thống siêu thị. Song song đó, tăng cường ưu tiên tiêm vaccine mũi 2 cho nhân viên bán lẻ để họ yên tâm phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân.
Trước đó, nhà bán lẻ này cho biết lợi nhuận 2 tháng gần đây âm nặng vì trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng. Hàng loạt chi phí "khủng" đặc thù mùa dịch phát sinh cũng là khó khăn lớn cho siêu thị như chi phí xét nghiệm nhanh và chuyên sâu liên tục cho nhân viên, tài xế, chế độ chính sách cho người lao động mùa dịch, phí shipper giao hàng tăng cao. Ngoài ra, hàng loạt siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food phải đóng cửa khi xuất hiện ca nhiễm... khiến doanh thu không ổn định, các nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng.
TP HCM đã bước qua 42 ngày giãn cách xã hội. Theo dự báo vào đầu tháng 8 của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 TP HCM có khả năng âm thay vì dương như năm 2020. Rất nhiều chỉ tiêu khác để cấu thành GRDP cũng khó đạt được kế hoạch đặt ra.
Tất cả ngành kinh tế, từ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh và có chiều hướng giảm sâu so với cùng kỳ. Hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm đến nay, đã có hơn 21.000 doanh nghiệp trên địa bàn đã giải thể.
"Nếu chúng ta không có những giải pháp ứng phó một cách toàn diện, mạnh mẽ và kịp thời, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa là rất lớn", Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan, đánh giá.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, thành phố đã tổ chức tiêm vaccine cho 85% lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, và đã có kế hoạch tiêm mũi 2 và tiêm thêm 15% những công nhân đã chưa tiêm mũi 1.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đề xuất Bộ Y tế rút gọn quy trình tiêm vaccine, và tốc độ tiêm có thể lên 300.000 mũi mỗi ngày. Công nhân của doanh nghiệp bên ngoài các khu cũng sẽ được tiêm tất cả. Dự kiến, hết quý III sẽ tiêm 75% dân số độ tuổi trên 18 tuổi.
Về các vấn đề về thủ tục, hỗ trợ tài chính, thuế, ông Phong cho biết, do vấn đề thuế vượt quá thẩm quyền của thành phố nên UBND sẽ gửi Chính phủ về vấn đề này, và sẽ quan tâm để kịp tháo gỡ cho doanh nghiêp.
Dỹ Tùng - Thi Hà
- Saigon Co.op đang gánh lỗ
- Một tuần nghẹt thở của siêu thị TP HCM
Từ khóa » Siêu Thị Vnexpress
-
Siêu Thị - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Siêu Thị - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Đi Siêu Thị - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Siêu Thị, Doanh Nghiệp đua Khuyến Mãi Khủng - VnExpress
-
'Siêu Thị Chẳng Còn Gì để Mua' - VnExpress
-
'Siêu Thị Mini' Tại Gia Thời Giãn Cách - VnExpress Đời Sống
-
Người Dân TP HCM Lại ùn ùn đi Siêu Thị, Hiệu Thuốc - VnExpress
-
Siêu Thị Tăng Lượng Hàng Gấp Ba, Mở Thêm Kho Trữ - VnExpress
-
Siêu Thị TP HCM được Mở Cửa đón Khách Trở Lại - VnExpress
-
Chờ Hàng Giờ ở Siêu Thị để Mua Thực Phẩm - VnExpress Kinh Doanh
-
Hàng Siêu Thị Bị Gom Số Lượng Lớn để Bán Ra Ngoài - VnExpress
-
Lo Phong Tỏa, Người Trung Quốc Vét Sạch Siêu Thị - VnExpress
-
Siêu Thị Khuyến Mãi Giảm áp Lực Tăng Giá - VnExpress Kinh Doanh
-
Siêu Thị Làm Gì để Tránh Nguy Cơ đóng Cửa Vì Covid-19? - VnExpress