Các Tác Phẩm Trọng Tâm Trong Chương Trình Ngữ Văn 10 Kì 2
Có thể bạn quan tâm
1. Truyện trung đại: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Tác giả: Nguyễn Dữ
- Thể loại: Truyền kì
- Văn xuôi tự sự thời trung đại
- Có chưa các yếu tố kì ảo, hoang đường: thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao
- Một trong 20 thiên truyện trong áng “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI
- Các câu truyện ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ và đều có chi tiết kì ảo, hoang đường.
- Hiện thực xã hội phong kiến thối nát được phơi bày
- Số phận của bị thảm của những con nguời nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà người thiệt thòi là người phụ nữ
- Ca ngợi những phẩm chất của con người
- Nội dung: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
- Nghệ thuật: Kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính.
=> Xem thêm
2. Các tác phẩm thơ trung đại
2.1. Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)
- Tác giả: Trương Hán Siêu:
- Thể loai: Phú
- Thể văn vần hoặc văn xuôi dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn về chuyện đời,...
- Một bài phú thường gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết
- Chưa rõ bài phú viết năm nào, có lẽ khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi.
- Nội dung: Qua những hoài niệm về quá khứ, bài phú đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
- Nghệ thuật: đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam
=> Xem thêm
2.2. Đại cáo bình ngô
- Tác giả: Nguyễn Trãi
- Thể loại: Cáo (Xem thêm thông tin tại đây)
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo, có ý nghĩa trọng đại của quốc gia, được công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô
- Nội dung: Tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc
=> Xem thêm
2.3. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)
- Tác giả: Nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác, bản dịch chưa rõ của ai nhưng nhiều người cho rằng của Đoàn Thị Điểm.
- Thể thơ: Song thất lục bát (Mỗi khổ có 4 câu, 2 câu bảy chữ và một cặp lục bát)
- Chinh phụ ngâm:
- Sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
- Tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít thơ văn thời kì trước chú ý.
- Nội dung: Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Đoạn trích cũng miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
- Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát - thể thơ của người Việt, rất giàu nhạc tính; hệ thống những từ láy, lối thơ vắt dòng, điệp từ, điệp ngữ...
=> Xem thêm
2.4. Đoạn trích Trao duyên
- Tác giả: Nguyễn Du
- Thể loại: truyện thơ Nôm
- Đoạn trích thuộc phần thứ hai Gia biến và lưu lạc, từ câu 723 đến câu 756 là lời của Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân
- Nội dung: Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
- Nghệ thuật: Tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du
=> Xem thêm
2.5. Đoạn trích Nỗi thương mình
- Tác giả: Nguyễn Du
- Thể loại: Truyện thơ Nôm
- Đoạn trích thuộc phần thứ hai Gia biến và lưu lạc, từ câu 1229 đến câu 1248
- Nội dung: Thương xót thân phận và ý thức cao về nhân cách của Thúy Kiều
- Nghệ thuật: Bút pháp tương phản, đối lập giữa quá khứ và hiện tại
=> Xem thêm
2.6. Đoạn trích Chí khí anh hùng
- Tác giả: Nguyễn Du
- Thể loại: truyện thơ Nôm
- Đoạn trích thuộc phần thứ hai Gia biến và lưu lạc, từ câu 2213 đến câu 2230
- Nội dung: Hình tượng người anh hùng Từ Hải với chí khí ngất trời, khát vọng lập được công danh sự nghiệp xứng đáng với Kiều
- Nghệ thuật: Cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả vô cùng đặc sắc
=> Xem thêm
Từ khóa » Các Văn Bản Văn Học Trung đại Lớp 10
-
Tổng Kết Phần Văn Học - Ngữ Văn 10 - Hoc247
-
Kể Tên Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 - Thả Rông
-
Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 10 Hk1 - Hàng Hiệu
-
Thống Kê Tác Phẩm Văn Học Trung đại Việt Nam? | Ngữ Văn 10
-
Kể Tên Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 - Xuân Mai Complex
-
Soạn Bài Lớp 10: Tổng Kết Lịch Sử Văn Học Việt Nam Thời Trung đại
-
Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 - 123doc
-
Thống Kể Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 - Hỏi Đáp Vui
-
Chuyên đề Văn Học Trung đại Việt Nam Từ Thế Kỉ X đến Hết Thế Kỉ ...
-
Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 Tập 1
-
Bảng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10
-
[SGV Scan] Đọc Hiểu Văn Bản Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Bằng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 10 Học Kì 2
-
Khái Quát Về Các Tác Giả, Tác Phẩm Chương Trình Văn Học Cấp 3