Chuyên đề Văn Học Trung đại Việt Nam Từ Thế Kỉ X đến Hết Thế Kỉ ...

Dàn ý chi tiết KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX theo kiểu văn thuyết minh. Đề bài năm trong chương trình ngữ văn lớp 10.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam

Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

– Về lịch sử xã hội:

+ Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Do đó nhiệm vụ xây dựng quốc gia thống nhất và chống ngoại xâm là quan trọng.

+ Đây là giai đoạn có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa đồng.

– Về văn học:

+ Đây là giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học. .

+ Đây là giai đoạn đặt nền móng có tính chất định hướng cho văn học trung đại nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung.

+ Nội dung chủ yếu của văn học thế kỉ X — XIV là khẳng định và ngợi ca dân tộc.

+ Đến thế kỉ XIII, chữ Nôm định hình đầy đủ và được dùng để sáng tác văn học.

+ Ông cha ta đã Việt hóa thành công thể thơ Đường luật của Trung Hoa.

Xem thêm bài phân tích về tục ngữ Việt Nam

Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

– Về lịch sử – xã hội:

+ Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh; nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo.

+ Triều Lê tồn tại tròn 100 năm (1427 — 1527) thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê – Mạc (từ 1533 đến 1593) và tiếp theo là nội chiến Đàng Trong Đàng Ngoài.

Đọc thêm Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

– Về văn học:

+ Xuất hiện các tác giả lớn: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…

+ Sự phát triển của thơ ca quốc âm.

+ Ba thể thơ dân tộc ra đời trong giai đoạn này: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói.

+ Về văn xuôi thì văn chính luận, văn tự sự phát triển mạnh.

+ Ngoài nội dung yêu nước với các sắc thái khác nhau, văn học giai đoạn này đã chú ý đến số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ và bắt đầu phê phán những biểu hiện phi Nho giáo.

Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

– Về lịch sử – xã hội:

+ Chế độ xã hội khủng hoảng dẫn đến các triều đại liên tiếp thay nhau sụp đổ. `

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi.

+ Ý thức về cá nhân phát triển.

– Về văn học:

+ Trào lưu đòi giải phóng tình cảm cá nhân, tự do yêu đương… hình thành. Nội dung văn học phong phú và đa dạng.

+ Ngôn ngữ văn học trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc.

+ Các loại hình văn học nở rộ và đều đạt đỉnh cao.

—> Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất, đánh dấu bước trưởng thành toàn điện của văn học trung đại Việt Nam.

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

– Về lịch sử – xã hội: 

+ Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. 

+ Pháp xâm lược, một chế độ xã hội nửa phong kiến nửa thực dân bước

Đọc thêm Tình bạn Nguyễn Khuyến dành cho người bạn trong Khóc Dương Khuê

đầu hình thành ở Nam Bộ và lan ra Bắc Bộ. ‘

– Về văn học:

+ Văn chương yêu nước phát triển. Ngoài thơ ca, văn chính luận, đặc biệt là loại văn điều trần cũng rất phát triển.

+ Do hạn chế về mặt văn tự và phương thức phản ánh, văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc. :

+ Chữ quốc ngữ với văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ.

Các đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam

Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người

– Tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tư tưởng nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác.

+ Tư tưởng trung quân và lòng thương xót trăm họ.

+ Trách nhiệm của người dân trước tình cảnh đất nước.

– Tư tưởng nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự quan tâm tới số phận con người. :

— Sự gắn bó với đất nước và số phận con người làm cho văn học Việt Nam vừa giàu chất hùng tráng, vừa thấm đượm giọng điệu cảm thương.

Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

– Các sáng tác văn xuôi chữ Hán đầu tiên sưu tầm, ghi chép, viết lạ truyền thuyết dân gian của người Việt.

– Các sáng tác thơ tiếp thu các thể thơ như lục bát, song thất lục bát từ dân ca. Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ.

Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tỉnh thân dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam

+ Tiếp thu một cách có chọn lọc chữ viết, hệ thống thể loại văn học Trung Hoa…

Đọc thêm Ảnh hưởng cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

+ Tiếp thu theo tinh thần dân tộc, không rập khuôn, cố gắng Việt hóa hoặc biến đổi cho phù hợp với tư duy thẩm mĩ của người Việt.

Trong khuôn khổ thì phóp trung đợi, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa

– Văn học Việt Nam nằm trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại nói chung.

– Văn học trung đại Việt Nam thường xuyên tự đổi mới về nội dung bằng  cách bám sát cuộc sống luôn biến đổi của người Việt, của dân tộc Việt để phản ánh. Quy mô và hình thức phản ánh cũng có sự thay đổi tương ứng.

Các bài văn mẫu lớp 10 xoay quanh chủ đề văn học trung đại Việt Nam:

  • Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam
  • Cảm tưởng về sự coi nhẹ biểu hiện cá tính con người trong thi pháp văn học trung đại
  • Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào?
  • Thi pháp văn học trung đại được văn học thời kì này thể hiện như thế nào?

Bài viết liên quan:

  1. Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam
  2. Tập làm văn lớp 4: Kể câu chuyện kể về tính trung thực (Dàn ý & 14 mẫu) Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4

Từ khóa » Các Văn Bản Văn Học Trung đại Lớp 10