Các Thành Phần Dân Tộc Vùng đất Vị Thanh - Báo Hậu Giang
Có thể bạn quan tâm
Vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu với gần 300 năm lịch sử đã tồn tại một cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng sống chan hòa, đoàn kết, gắn bó, qua những thời cuộc, thăng trầm của lịch sử.
Sinh hoạt tại chùa PôThyRăngSây, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.
Các thành phần dân tộc
Sách sử xưa ghi nhận: Đầu tiên Mạc Cửu tới lập nghiệp ở đất Mang Khảm (tức xứ Hà Tiên) - người Việt cùng hội tụ với người ngoại quốc như Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Mã Lay) mở sòng bạc. Sau đó, Mạc Cửu chiêu mộ dân tứ xứ, lập 7 xã, thôn trong vùng vịnh Xiêm La tức phần đất phía bờ Tây sông Hậu, đến chót mũi Cà Mau. Kế đến Mạc Thiên Tứ (con của Mạc Cửu) lập đạo Kiên Giang, rồi huyện Kiên Giang tại khu vực ven biển, nhất là phía hai bờ sông Cái Lớn, Cái Bé… Những người Việt, người Hoa, người Cao Miên từ Hà Tiên dần dần di cư đến đây, hợp cùng số dân cư tại chỗ tiến hành khẩn hoang mở đất.
Sách “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Tỉnh Hà Tiên” (Nguyễn Đình Đầu), ghi nhận khá rõ về trường hợp di dân nêu trên. Lúc đầu người Việt quần tụ nhau, sống trong thôn, xóm, ven bờ sông. Nơi đây đất cao ráo, dễ cất nhà ở. Dần dần, họ mới tiến sâu vô khai thác các cánh rừng tràm ngập nước.
Người Cao Miên chủ yếu định cư quanh vùng Gò Quao, một số qua sông Cái Lớn lập nghiệp, tại những khu đất gò làng Hỏa Lựu. Họ thường sống tập trung tại phum, sóc quanh chùa Phật Nam Tông.
Trong khi đó, người Hoa hay định cư tại vùng đất xốp, phần nhiều để làm rẫy. Về sau, một bộ phận tách ra lập chợ, làm nghề mua bán tại chỗ hoặc thương hồ (bán hàng đường sông trên ghe hàng).
Một cách định cư khác: Tại nhiều xóm, ấp hay chợ, phố có cả người Việt, người Cao Miên và người Hoa sống chung. Họ thường hỗ trợ nhau, trao đổi hàng hóa, sức lao động thời vụ (cấy, gặt, đào đất).
Buổi đầu, việc sống chung chỉ ở một số gia đình. Về sau, do tình trạng kết hôn, hoặc do yếu tố phối hợp làm kinh tế nên mật độ cộng cư của 3 dân tộc ngày càng dày hơn.
Về dân số
Từ thời Mạc Cửu lập 7 xã. Đến sang thời kỳ lập trấn Hà Tiên, đạo Kiên Giang, rồi huyện Kiên Giang dưới triều Nguyễn, không có tài liệu nào ghi chép dân số của các đơn vị hành chính thuộc trấn. Nhưng theo “Địa bạ triều Nguyễn”, năm 1835, trấn Hà Tiên có 1.841 dân đinh, tức nam giới từ 18-55 tuổi. Như vậy, tổng số dân cư khoảng 7.405 người.
Khi thực dân Pháp chiếm Kiên Giang - Rạch Giá, dần dần số dân của 3 dân tộc tỉnh Rạch Giá và các tổng mới được ghi nhận, cụ thể:
Năm 1868: Hạt tham biên Rạch Giá mới chỉ tổng hợp được số liệu đầu tiên, với 15.184 người Hoa, người Minh Hương. Đến năm 1910, toàn tỉnh Rạch Giá có 51.206 người Việt, 1.870 người Hoa, 4.810 người Minh Hương và 31.974 người Cao Miên. Năm 1943, dân số toàn tỉnh Rạch Giá là 381.000 người. Qua tình hình phân bố dân cư cho thấy, thành phần người Việt luôn chiếm số lượng lớn, gấp nhiều lần so với người Cao Miên, người Hoa.
Về cấp tổng, đến năm 1910 ta mới có thống kê dân số các tổng thuộc tỉnh Rạch Giá. Trong đó, Tổng An Ninh (có 5 xã, bao gồm các xã Hỏa Lựu, Vị Thủy, Vị Thanh), số dân đinh 1.230 người, trong tổng số dân. Như vậy, nếu chia bình quân mỗi xã chỉ đạt 246 dân đinh, khoảng 1.330 người. Thời kháng Pháp, không lưu lại tài liệu về dân số Vị Thanh.
Thời chính quyền Việt Nam cộng hòa, diễn biến tình hình dân số đầy đủ hơn, nhất là giai đoạn từ khi thành lập tỉnh Chương Thiện trở về sau, với tiến trình xây dựng đô thị quân sự. Đáng kể là dòng người nông dân tản cư về thành lánh bom đạn, tìm sinh kế khác. Trong giai đoạn 1961-1971, dân số tỉnh Chương Thiện là khoảng 245.576 đến 248.731 người; dân số của quận Đức Long là 70.256 đến 94.377 người; xã Vị Thanh là 22.000 đến 24.477 người; xã Hỏa Lựu là 6.000 đến 7.083 người.
Sau ngày hòa bình, thống nhất, tình hình phân bố dân cư tiếp tục có sự thay đổi, xáo trộn do nhiều nguyên nhân như: Tái cơ cấu đơn vị hành chính, giảm dân đô thị, hoặc như trường hợp thị xã Vị Thanh xuống cấp, thành thị trấn Vị Thanh. Đồng thời, việc tiến hành cải tạo thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp… cũng ảnh hưởng sụt giảm dân số. Cụ thể, vào tháng 5-1975 dân số của thị xã Vị Thanh là 43.703 người; đến năm 1982 của thị trấn Vị Thanh là 24.000 người.
Diễn biến dân số qua các giai đoạn từ năm 1999-2019 cho thấy việc tái lập thị xã Vị Thanh và tiến trình đô thị hóa đã tác động gia tăng dân số. Năm 1999, đô thị Vị Thanh có 67.149 người. Sau 9 năm thành lập thành phố, Vị Thanh đạt số dân 73.322 người (tăng gần 10%).
Về cơ cấu dân số các thành phần dân tộc trên địa bàn, qua tra cứu tư liệu, được biết đến năm 1967, trong tổng số 70.256 người dân của quận Đức Long, có 3.696 người gốc Cao Miên và 1.233 người Việt gốc Hoa. Năm 1999, khi thị xã Vị Thanh tái lập tổng dân số là 67.149 người. Năm 2015, thành phố Vị Thanh có tổng dân số 75.017 người, trong đó, dân tộc Khmer 449 người và dân tộc Hoa 3.982 người…
Năm 1999, khi tái lập thị xã, mật độ dân số Vị Thanh là 588 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Năm 2019, thành phố Vị Thanh có tổng dân số 73.237 người, trong đó, dân tộc Khmer 4.508 người, dân tộc Hoa 4.085 người, mật độ dân số 616 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 7,11% (phường I có mật độ dân số cao nhất với 7.566 người/km2).
VỊ THANH
Từ khóa » Dân Số Dân Tộc Hoa ở Việt Nam
-
Người Hoa (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
NGƯỜI HOA - Ủy Ban Dân Tộc
-
Đại Gia đình 54 Dân Tộc Việt Nam: Dân Tộc Hoa - VietNamNet
-
Đôi Nét Về Người Dân Tộc Hoa Tại Việt Nam
-
Dân Tộc Hoa - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Yên Bái
-
Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam | Open Development Vietnam
-
Lịch Sử Di Cư, Văn Hóa, Tính Cách Người Hoa ở Việt Nam
-
DÂN TỘC HOA - Chi Tiết Tin Tức - Ban Dân Tộc
-
Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Giang
-
Dân Tộc Hoa | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
[PDF] Dân Tộc Tày - Tổng Cục Thống Kê
-
Khái Quát Về Các Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam