CÁC THỂ LOẠI THƠ ĐƯỜNG - 123doc

Đoản thiên có thể bốn câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu… Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cầ

Trang 1

 CÁC THỂ LOẠI THƠ ĐƯỜNG

I Thơ Cổ Phong Hay Cổ Thể

Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước Trong thơ cổ phong, người ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời( ngũ ngôn) và bảy lời( thất ngôn)

Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng, trắc Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác nhau, có loại bài ngắn(đoản thiên), và bài dài ( trường thiên)

Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể Đoản thiên có thể bốn câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu… Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…

Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần(độc vận) trong cả bài Cũng có thể thay nhiều vần( hoán vận) trong lúc viết ( Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị) Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại hay cả hai

Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết năm hay bảy chữ ( Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)…

Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận dụng, gọi

là thủ pháp chung cũng được Đó là:

Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài

Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu

Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc

Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên

Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm, cao thoát Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay So với thơ luật, thơ cổ phong phóng túng hơn, ít

bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ Chính vì vậy mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập trung như thơ luật Vả lại, thể

cổ phong vốn cũng đã có từ các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả…

II.Thơ Luật

Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật Luật dựa trên những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:

Phá: Câu mở đầu ( cũng gọi là Phá đề)

Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp

Trang 2

Thực: Gồm hai câu 3,4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ

Luận: Gồm hai câu 5,6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính của bài

Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc

Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời( thất ngôn)

* Ví dụ thơ thể ngũ ngôn:

TỐNG HỮU NHÂN

Thanh sơn hoành Bắc quách,

Bạch thuỷ nhiễu Đông thành

Thử địa nhất vi biệt,

Cô bồng vạn lý chinh

Phù vân du tử ý,

Lạc nhật cố nhân tình

Huy thủ tự tư khứ,

Tiêu tiêu ban mã minh

Lý Bạch

TIỄN BẠN

Chạy dài cõi Bắc non xanh,

Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau

Nước non này chỗ đưa nhau,

Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng !

Chia phôi khác cả mối long,

Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà

Vẫy tay thôi đã rời xa,

Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo

TẢN ĐÀ dịch

* Ví dụ thể thất ngôn :

THU HỨNG

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Trang 3

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

Đỗ Phủ

HỨNG THU

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,

Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà

NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch

III.Thơ Tuyệt Cú

Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câu Là một thể thơ bốn câu, có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói Chẳng hạn như bài Tự Quân Chi Xuất Hỹ của Trương Cửu Linh:

TỰ QUÂN CHI XUẤT HỸ

Tự quân chi xuất hĩ

Bất phục lý tàn ky

Tư quân như nguyệt mãn,

Dạ dạ giảm thanh huy

TỪ THUỞ CHÀNG ÐI

Từ ngày chàng bước chân đi,

Cái khung dệt cửi chưa hề dúng (nhúng) tay

Nhớ chàng như mảnh trăng đầy,

Ðêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm

NGÔ-TẤT-TỐ dịch

Bài thơ nói được cái tình của người vợ mà lối ví von, hình ảnh vừa đẹp, vừa sâu sắc Lời, kết cấu, ý tứ thật trọn vẹn, súc tích

Thơ tuyệt cú làm hay, thật khó Nhưng trong thơ Đường, nhiều bài thơ tuyệt cú đã vượt

Trang 4

được thử thách, lưu truyền hang ngìn năm, tính tư tưởng cao, hình ảnh đẹp và mãi mãi

là những viên ngọc sáng giá

Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu

Thơ tuyệt cú có bốn câu, do đó cũng gọi là tứ tuyệt Thơ tuyệt cú đẹp như hoa một bông trên cành thắm, có thể nói trực diện, hoặc nói xa xôi mà ý tứ lại thâm trầm, đều được cả

Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế

Nguồn: Sưu tầm

View more most viewed threads:

 Nguyên tắc đối và luật bằng trắc trong Thơ

 Cảnh trong thơ sơn thủy đời Đường – nhìn từ

 Văn học Trung Hoa thời Tiên Tần

 Mộng trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết

 Lan trong rừng vắng (Về thơ Lý Thương Ẩn)

 Like

Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post

 10-17-2010, 08:29 PM #2

huyentam286

Thành viên

Join Date

Oct 2010

Trang 5

Bài gởi

2

Thanks

0

Thanked 0 Times in 0 Posts

hay thiet do.thanh kiu nhiêu na

 Like

Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post

 10-17-2010, 08:31 PM #3

huyentam286

Thành viên

Join Date

Oct 2010

Bài gởi

2

Thanks

0

Thanked 0 Times in 0 Posts

Chiếc cầu trong ca dao

Đất nước ta sông ngòi chằng chịt, văn hóa sông nước in đậm vào tư duy và sản phẩm nghệ thuật của người bình dân Chiếc cầu là hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt, lao động, tình cảm Nó bắc qua con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ, thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa Bên cạnh chiếc cầu bình thường đó còn có chiếc cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim

Chiếc cầu bình thường là phương tiện giao thông, là nơi cô gái đứng chờ mong người thương về:

Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu

Một ngày ba bận ra cầu đứng trông

Thấy người nam, bắc, tây, đông

Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng

Từ chiếc cầu thực, tác giả dân gian sử dụng phương thức ẩn dụ, mượn chiếc cầu trừu tượng để giãi bày tình cảm của mình:

Anh về xẻ ván cho dày,

Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ sang

Trang 6

Thầy mẹ sang em cũng theo sang

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo

Đây là cách nói bóng bẩy, và chàng trai đã bắc chiếc cầu tình yêu bền chặt từ trái tim chân thành của mình đến với cô gái Qua đó ta thấy quan niệm của người bình dân xưa: Tình yêu gắn với hôn nhân

Chàng trai trong ca dao bắc chiếc cầu tình yêu ngỏ lời với người con gái:

Hai ta cách một con sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

Hay là:

Cô kia cắt cỏ bên sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

Chiếc cầu cành hồng chỉ có trong trí tưởng tượng, mang tính ước lệ Chiếc cầu nên thơ này là sản phẩm của tư duy sáng tạo thẩm mỹ, giúp chàng trai tỏ tình, tán tỉnh cô gái Lời tỏ tình thật đáng yêu, thổ lộ tấm lòng trân trọng nâng niu người con gái

Có khi chiếc cầu được bắc bởi cành trầm

Cách nhau có một con đầm,

Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang

Cành trầm lá dọc, lá ngang,

Đố người bên ấy bước sang cành trầm

Một cách tỏ tình, tán tỉnh khác cũng dễ thương không kém, nhưng tinh nghịch hơn Chàng trai bắc chiếc cầu “cành trầm lá dọc, lá ngang” để thử thách cô gái Chàng trai mong đợi người con gái có bản lĩnh, mong đợi tấm chân tình bền vững

Nếu chàng trai bắc chiếc cầu cành hồng, cành trầm thì trong ca dao Nam Bộ, người con gái bắc cầu sợi chỉ giúp người yêu “giảm mối sầu tương tư”:

Sông cách sông, thủy cách thủy,

Em xe sợi chỉ, em bắc cây cầu,

Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư

Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn liền với đức tính chăm chỉ, khéo tay của người con gái Cô ấy mượn sợi chỉ để bắc chiếc cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai Đó là tín hiệu yêu đương rất tinh tế của người con gái thuỳ mị nết na

Từ cây rau mồng tơi phổ biến ở nông thôn, các chàng trai bình dân xưa bắc chiếc cầu mồng tơi qua mời cô gái sang chơi Lời đáp lại của cô gái hơn cả tuyệt vời:

Gần đây mà chẳng sang chơi,

Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu

Mồng tơi chả bắc được đâu,

Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.

Đây quả là chiếc cầu tình yêu gợi cảm nhất!

Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

Chiếc cầu tình yêu mà cô gái bắc qua mời chàng trai sang chơi, được làm bằng dải yếm Đó là vật thân thiết, rất riêng tư của người con gái và cũng chỉ bắc cho một người duy nhất

Chiếc cầu dải yếm là hình tượng ẩn dụ để cô gái chủ động bày tỏ, bộc lộ tình yêu rạo rực, cháy bỏng nhưng đằm thắm, vượt qua khỏi sự chi phối của lễ giáo phong kiến khắt khe Đó là tiếng nói tự do trong tình yêu

suu tam

Từ khóa » Các Loại Thơ đường Luật