Hướng Dẫn Thơ Đường Luật

Lịch sử Thơ Đường Luật xuất phát từ sử dụng chữ Hán, tuy nhiên, đến thời đại nhà Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên chuyển sang sử dụng chữ Nôm, điều này làm cho thể loại này còn được biết đến với tên gọi Hàn Luật. Nhờ công lao của Hàn Thuyên, Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trong thế giới thi đàn, thậm chí trong các kỳ thi tuyển Tiến Sỹ, thí sinh cũng bắt buộc phải viết một bài thể loại này.

Trong thế giới của Thơ Đường Luật, có bốn dạng chính: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, và Thất Ngôn Bát Cú. Trong số đó, Thất Ngôn Bát Cú nổi bật với những quy tắc và ràng buộc phức tạp nhất, nhưng lại thu hút người đọc với sự tinh tế và sâu sắc .

Thể loại thơ Đường Luật thường được lựa chọn để thể hiện những tình cảm, ý chí, ngâm vịnh, trào phúng , xướng họa, hay thậm chí để bày tỏ những tình cảm thù tạc. Ngoài ra, còn được sử dụng để chúc mừng hôn nhân, chào mừng năm mới ...

BỐ CỤC THƠ ĐƯỜNG LUẬT:

Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần: 1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Đề, gồm: - Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề. - Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống, tiếp ý để đi vào phần sau. 2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề. 3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài. 4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

LUẬT LỆ CĂN BẢN :

1- Vần

Vần là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có. Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a". Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.*Ghi chú:

Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu). Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ. Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ. Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên. Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

2. Ðối

Đối là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có: Đối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ... Đối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Đèo Ngang. Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối: * Thi hào Nguyễn Trãi: - Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh - Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng Chè tiên nước kín nguyệt đeo về - Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh nữa nước non quanh * Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương: - Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không - Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công (Làm Lẽ) ("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ) - Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang (Không Chồng Mà Chửa) (Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ Tử là con) - Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông (Thiếu Nữ) - Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo (Chùa Quán Sứ) ("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục) - Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha (Sư Hổ Mang) - Gió giật sườn non kêu lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong (Kẽm Trống) * Thi sĩ Nguyễn Khuyến: - Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh ánh trăng loe - Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo - Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo * Thi sĩ Trần Tế Xương: - Học đã sôi cơm nhưng chửa chín Thi không ngậm ớt thế mà cay - Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Om sòm trên vách bức tranh gà - Chí cha chí chát khua giày dép Ðen thỉ đen thui cũng lụa là - Van nợ lắm khi tràn nước mắt Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi - Sỉ khí rụt rè gà phải cáo Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi - Một tuồng rách rưới con như bố Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng - Ví cho thi đỗ làm quan lớn Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu - Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ Sờ bụng thầy không một chữ gì ("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tục ngữ)

3. Luật

Tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu Thơ Đường luật theo lệ: "Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc, "Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

Từ khóa » Các Loại Thơ đường Luật