Các Thực Trạng Quản Lý Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Tư Vấn Thiết Kế ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Quản trị kinh doanh
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.12 KB, 55 trang )
CHƯƠNG 1: HÀNG TỒN KHO VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP1.1. Hàng tồn kho của doanh nghiệp.1.1.1. Khái niệm hàng tồn khoTheo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02Hàng tồn kho là những tài sản:- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy: Hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh nghiệp.0 Thành phần của hàng tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm:0 - Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến;1 - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;2 - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;3 - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;4 - Chi phí dịch vụ dở dang.Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan:+ Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.+ Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.11.1.2. Đặc điểm của hàng tồn khoTừ khái niệm Hàng tồn kho đã được đưa ra ở trên, ta có thể thấy đặc điểm của Hàng tồn kho chính là những đặc điểm riêng của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hóa. Với mỗi loại, chúng có những đặc điểm riêng sau:- Thứ nhất: Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động đã được thể hiện đưới dạng vật hóa như: Sợi trong doanh nghiệ dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc.+ Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.- Thứ hai: Công cụ, dụng cụ (CC, DC) là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào tài sản cố định. + CC, DC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.+ Về mặt giá trị, CC, DC cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, bởi vậy khi phân bổ giá trị của CC, DC vào chi phí sản xuất - kinh doanh, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản trong công tác kế toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy được.- Thứ ba: Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có bán thành phẩm. Những sản phẩm hàng hóa xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hóa thực hiện.- Thứ tư: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn chưa hoàn thành nhập kho, chúng vẫn còn tồn tại các phân xưởng sản xuất. 2Có những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho mà doanh nghiệp xuất bán trực tiếp hoặc gửi bán thì được ghi giảm giá trị sản phẩm dở dang.- Thứ năm: Hàng hóa (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng ngành hàng, gồm có: Hàng vật tư thiết bị; hàng công nghệ phẩm tiêu dùng; hàng lương thực, thực phẩm chế biến. Kế toán phải ghi chép số lượng, chất lượng, và giá phí chi tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp. Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ.1.1.3. Vai trò của dự trữ hàng tồn kho trong doanh nghiệp.Trong thời buổi kinh tế hiện nay nguyên, nhiên vật liệu ngày càng khan hiếm, xu thế giá cả của nguyên vật liệu tăng lên. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu luôn giữ vai trò quan trọng là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể sản phẩm.Nó là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động). Với chức năng là đối tượng lao động, nguyên nhiên vật liệu luôn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất. Đặc biệt trong giai đoạn như hiện nay sự hội nhập kinh tế thế giới đang đặt ra cho doanh nghiệp những thử thách lớn đòi hỏi những đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh quản lý. Mà trước tiên là phương pháp quản lý tiết kiệm nguyên vật liệu tồn kho nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để có thể tồn tại khẳng định vị trí và đứng vững trên thương trường.1.1.4. Nội dung của quản lý hàng tồn kho (Phân loại hàng tồn kho theo các tiêu thức khác nhau).- Tồn kho nguyên vật liệu + Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nó có thể bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản (ví dụ như sắt quặng được dùng làm nguyên vật liệu thô để sản xuất thép), bán thành phẩm (ví dụ như chíp bộ nhớ dùng để lắp ráp máy vi tính), hoặc cả hai. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, khi 3doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai, thì việc lưu giữ một số lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn được cung ứng đầy đủ kịp thời với chi phí ổn định.+ Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực của mình cũng cần một số lượng hàng tồn kho luôn có sẵn thích hợp. Do vậy chúng ta có thể hiểu được là tại sao các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu.- Tồn kho sản phẩm dở dang + Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn (như lắp ráp hoặc sơn); sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất.+ Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi.- Tồn kho thành phẩm+ Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các thiết bị có qui mô lớn, còn lại các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai.+ Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp. Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất 4doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho hết. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra.1.2. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của các thành phần kinh tế thì số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn. Các doanh nghiệp đều hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, mà những nguyên tắc cơ bản là: tự trang trải chi phí và có lợi nhuận, tự chủ về tài chính, nghiệp vụ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tuân thủ các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước với sự chỉ đạo và kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trình độ quản lý và khả năng quản trị kinh doanh, quản lý tài sản. Trong các doanh nghiệp hàng tồn kho là bộ phận tài sản quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy thông tin về hàng tồn kho và tình hình nhập xuất vật tư hàng hóa là thông tin quan trọng mà người quản lý cần quan tâm. Căn cứ vào báo cáo kế toán hàng tồn kho mà người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về sản xuất, dự trữ và bán ra với số lượng là bao nhiêu…Đặc biệt số liệu hàng tồn kho còn ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho DN. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn 5vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán.DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Ví dụ đơn giản như DN ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN.1.2.2. Nội dung quản lý hàng tồn kho (các chi phí liên quan đến quản lý hàng tồn kho).*. Xác định giá trị hàng tồn kho.Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuẩn có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.*. Giá gốc hàng tồn kho.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.- Chi phí mua.Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồn giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết 6khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.- Chi phí chế biến.+ Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.7+ Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.+ Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.- Chi phí liên quan trực tiếp khác.+ Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.- Chi phí không tính giá gốc hàng tồn kho.+ Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo + Chi phí bán hàng.+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.- Chi phí cung cấp dịch vụ.+ Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.+ Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến hàng tồn kho và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.81.2.3. Các mô hình quản lý hàng tồn kho.1.2.3.1. Mô hình tồn kho EOQ (Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất).*. Tổng quan về EOQ.- EOQ hay còn gọi là trật tự kinh tế số lượng: là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho làm tối thiểu tổng số đang nắm giữ và sắp đặt các chi phí cho năm nay. - Số lượng trật tự kinh tế là kỹ thuật mà quyết định vấn đề của người quản lý vật liệu. - EOQ về bản chất là một công thức kế toán xác định mà tại đó sự kết hợp của đơn hàng, chi phí và chi phí hàng tồn kho thực là ít nhất. Kết quả là chi phí hiệu quả nhất chất lượng để đặt hàng. Trong mua bán này được gọi là thứ tự số lượng, sản xuất nó được gọi là kích thước lô sản xuất. - Một vấn đề cơ bản cho doanh nghiệp và các nhà sản xuất là, khi đặt vật tư, để xác định những gì số lượng của một mục cho trước để đặt hàng. Nhiều công thức và thuật toán đã được tạo ra. Trong số những công thức đơn giản nhất và sử dụng nhiều nhất là mô hình EOQ.Công thức EOQ đã được độc lập, phát hiện nhiều lần trong những năm tám mươi cuối.- Trong khi EOQ không thể áp dụng với mọi tình huống hàng tồn kho, hầu hết các tổ chức sẽ tìm thấy nó có lợi trong ít nhất là một số khía cạnh của hoạt động của họ. Bất cứ lúc nào bạn đã mua hoặc lặp đi lặp lại quy hoạch của một mục, EOQ cần được xem xét. Obvious cho các ứng dụng EOQ được mua-to-nhà phân phối chứng khoán và làm để cổ phiếu các nhà sản xuất, tuy nhiên, để làm cho các nhà sản xuất tự cũng nên xem xét EOQ khi họ có nhiều đơn đặt hàng hoặc phát hành ngày cho các mục cùng và khi lập kế hoạch và thành phần phụ hội đồng. Lặp đi lặp lại mua bảo trì, sửa chữa, và điều hành (MRO) hàng tồn kho cũng là một ứng dụng tốt cho EOQ. Mặc dù EOQ thường được đề nghị trong hoạt động có nhu cầu tương đối ổn định, mặt hàng có nhu cầu như biến đổi theo mùa vẫn có thể sử dụng các mô hình bằng cách vào khoảng thời gian ngắn hơn cho việc tính EOQ.Chỉ cần chắc chắn rằng việc sử dụng của bạn và các chi phí thực hiện dựa trên khoảng thời gian tương tự. 9*. Mô hình EOQ.Các giả thiết để áp dụng mô hình:- Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (D) − được xác định và ở mức đều;- Chi phí đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không − phụ thuộc vào số lượng hàng;- Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng − hàng tồn kho.- Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều − này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí.- Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao − cùng thời điểm.- Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận − hàng được xác định.Với những giả thiết trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng :Hình 1 : Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ- Mục tiêu của mô hình là nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ. Với giả định như trên thì có 2 loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi, đó là chi phí tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh). Có thể mô tả mối quan hệ giữa 2 lại chi phí này bằng đồ thị:10Lượng đặt hàng tối ưu:Chi phí hàng tồn kho = C1 + C2 Xét phương trình trên ta lấy vi phân TIC theo Q từ đó ta lấy lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q như sau : 2 D C2C1Như vậy lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu sẽ là một lượng xác định sao cho tại đó tổng chi phí TIC là min.Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng : T = d = 11Q2DQQ =Số ngày làm việc trong nămSố lượng đơn đặt hàng mong muốnDSố ngày sản xuất trong nămTrong đó d : Nhu cầu hàng ngày về hàng tồn khoC2 : Là chi phí cố định cho một lần đặt hàngD : Hàng tồn khoQ : Sản lượng một đơn hàngC1 : Chi phí lưu kho một đơn vị hàng hóa- Các đầu vàoTrong khi tính toán chính nó là khá đơn giản, nhiệm vụ xác định đầu vào dữ liệu chính xác cho chính xác đại diện cho hàng tồn kho và hoạt động là một chút của một dự án. Chi phí để phóng đại và chi phí thực hiện được những sai lầm phổ biến được thực hiện trong các phép tính EOQ. Sử dụng tất cả các chi phí liên quan với mua và nhận sở để tính toán chi phí đặt hàng hoặc bằng cách sử dụng tất cả các chi phí liên quan lưu trữ và xử lý vật liệu để tính toán chi phí thực sẽ làm chi phí tăng cao dẫn đến kết quả không chính xác từ EOQ.- Cách sử dụng hàng năm.Thể hiện trong các đơn vị, điều này nói chung là phần dễ nhất của phương trình. Ta chỉ cần nhập vào sử dụng dự báo hàng năm - Đặt hàng chi phí. + Còn được gọi là chi phí mua hàng hoặc thiết lập chi phí, điều này là tổng các chi phí cố định mà phát sinh mỗi một mục được lệnh. Các chi phí này không được liên kết với số lượng đặt hàng, nhưng chủ yếu là với các hoạt động thể chất cần thiết để xử lý các đơn đặt hàng.+ Đối với mặt hàng mua, nhưng sẽ bao gồm chi phí để nhập các đơn đặt hàng và / hoặc trưng dụng, mọi bước phê duyệt, chi phí để xử lý việc nhận, kiểm tra đến, hoá đơn thanh toán chế biến và nhà cung ứng, và trong một số trường hợp, một phần của vận chuyển hàng hóa trong nước có thể cũng được bao gồm trong chi phí đặt hàng. Điều quan trọng là phải hiểu rằng đây là những chi phí liên quan với tần số của các đơn đặt hàng và không phải là số lượng đặt hàng. + Ví dụ, trong bộ phận tiếp nhận ta đã dành thời gian kiểm tra trong trang xác nhận, vào biên nhận, và làm bất cứ giấy tờ khác liên quan sẽ được bao gồm, trong khi thời gian dành repacking vật liệu, xếp dỡ xe tải, và giao hàng đến 12phòng ban khác sẽ có khả năng không được bao gồm. Nếu ta đã kiểm tra chất lượng trong nước, nơi mà kiểm tra một tỷ lệ phần trăm số lượng ta nhận được sẽ bao gồm thời gian để có được số kỹ thuật, quy trình thủ tục giấy tờ và không bao gồm thời gian dành cho thực sự kiểm tra, tuy nhiên nếu ta kiểm tra một số lượng cố định mỗi khi nhận sau đó sẽ bao gồm các toàn bộ thời gian bao gồm kiểm tra, repacking… Trong những bộ phận mua bạn sẽ bao gồm tất cả thời gian gắn liền với việc tạo ra các đơn đặt hàng, bước phê duyệt, liên hệ với các nhà cung ứng, theo dõi tiến độ, và xem xét các báo cáo đặt hàng, không bao gồm thời gian dành cho xem xét dự báo, tìm nguồn cung ứng, nhận báo giá (trừ khi ta nhận được báo giá mỗi khi đặt hàng), và thiết lập các mục mới. Tất cả thời gian dành cho giao dịch với các hoá đơn bán sẽ được bao gồm trong chi phí đặt hàng.+ Trong sản xuất, chi phí sẽ bao gồm thứ tự thời gian để bắt đầu để làm việc, thời gian liên kết và ban hành các thành phần không kể thời gian liên kết với đếm số lượng và xử lý cụ thể, tất cả thời gian lập kế hoạch sản xuất, máy móc thiết lập thời gian, và thời gian thanh tra. Sản xuất phế liệu trực tiếp liên kết với các thiết lập máy cũng cần được bao gồm trong chi phí tự như sẽ được bất cứ dụng cụ đó là bỏ đi sau mỗi lần chạy sản xuất.- Thực hiện chi phí. + Cũng được gọi là Tổ chi phí, mang theo chi phí là chi phí liên quan đến hàng tồn kho có trên tay. Nó là chủ yếu làm tăng các chi phí liên quan đến việc đầu tư và chi phí hàng tồn kho lưu trữ. Với mục đích của việc tính EOQ, nếu chi phí không thay đổi dựa trên số lượng hàng tồn kho trên tay nó không nên được đưa vào thực hiện chi phí. Trong công thức EOQ, chi phí thực hiện được đại diện là chi phí trung bình hàng năm cho mỗi đơn vị trên tay hàng tồn kho. Dưới đây là những thành phần chủ yếu của thực hiện chi phí. + Quan tâm: Nếu đã phải vay tiền để trả tiền cho hàng tồn kho, mức lãi suất sẽ là một phần của chi phí thực hiện. Nếu không mượn về hàng tồn kho này. Nhưng có vay vốn vào các mặt hàng khác, ta có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất trên những các khoản vay từ một giảm hàng tồn kho sẽ miễn phí lên tiền mà có thể được sử dụng để thanh toán các khoản cho vay. 13 + Bảo hiểm: Kể từ khi chi phí bảo hiểm liên quan trực tiếp với tổng giá trị hàng tồn kho, ta sẽ bao gồm này như một phần của tiến chi phí.+ Thuế: Nếu ta được yêu cầu phải trả bất cứ khoản thuế trên giá trị của hàng tồn kho của họ cũng được bao gồm.+ Phí lưu trữ: sai lầm trong tính toán chi phí lưu trữ. Được phổ biến trong việc triển khai EOQ. Nói chung các công ty đưa tất cả chi phí liên quan với các nhà kho và chia do hàng tồn kho trung bình để xác định một tỷ lệ phần trăm chi phí lưu trữ cho việc tính EOQ. Điều này có xu hướng bao gồm các chi phí không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các mức hàng tồn kho và không đền bù cho các đặc tính lưu trữ. Thực hiện chi phí cho mục đích của việc tính EOQ chỉ nên bao gồm các chi phí có biến dựa trên mức hàng tồn kho.+ Kể từ khi chi phí lưu trữ này thường được áp dụng như là một tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng tồn kho ta có thể cần phải phân loại hàng tồn kho dựa trên một tỷ lệ của các yêu cầu không gian lưu trữ giá trị để đánh giá chi phí lưu trữ một cách chính xác. Ví dụ, giả sử bạn có chỉ cần mở một E mới - kinh doanh được gọi là "BobsWeSellEverything.com". Bạn tính toán rằng hàng năm tổng chi phí của bạn đã được lưu trữ 5% giá trị hàng tồn kho trung bình của bạn, và áp dụng điều này để kiểm kê toàn bộ của bạn trong việc tính EOQ. Tồn kho trung bình của bạn trên một đoạn đặc biệt của phần mềm và ngày 80 lb bao trộn bê tông cả hai đến $ 10.000. EOQ Công thức áp dụng một chi phí lưu trữ 500 $ đến số lượng trung bình của mỗi của các mặt hàng này ngay cả khi phần mềm thực sự đã lên chỉ có 1 vị trí pallet trong khi trộn bê tông tiêu thụ 75 vị trí pallet. Phân loại này sẽ diễn ra các phần mềm trong một thể loại với chi phí lưu trữ tối thiểu (1% hoặc ít hơn) và bê tông trong một thể loại với chi phí lưu trữ cực (50%) mà sau đó sẽ cho phép các công thức EOQ để làm việc chính xác. + Có những tình huống mà bạn có thể không muốn bao gồm bất kỳ chi phí lưu trữ trong EOQ tính của bạn. Nếu hoạt động của bạn đã vượt quá không gian lưu trữ trong đó không có nghĩa khác bạn có thể quyết định không bao gồm từ việc giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho của bạn không cung cấp bất kỳ tiết kiệm chi phí thực tế trong lưu trữ. Khi hoạt động của bạn phát triển gần một 14điểm mà tại đó bạn sẽ cần phải mở rộng hoạt động thể chất của bạn sau đó bạn có thể bắt đầu bao gồm cả lưu trữ trong tính toán.+ Một phần của thời gian dành cho ngày đếm chu kỳ cũng nên được bao gồm trong chi phí thực hiện, hãy nhớ để áp dụng chi phí mà thay đổi dựa trên những thay đổi đối với mức tồn kho trung bình. Vì vậy, với chu kỳ tính, bạn sẽ có thời gian dành cho cơ thể đếm và không phải là thời gian dành cho điền giấy tờ, nhập dữ liệu, và thời gian đi lại giữa các địa điểm.+ Những chi phí khác có thể được bao gồm trong chi phí thực hiện là yếu tố nguy cơ liên quan đến lỗi thời, hư hại, và trộm cắp Không yếu tố trong các chi phí này, trừ khi họ là một kết quả trực tiếp của các cấp và hàng tồn kho là rất lớn, đủ để thay đổi kết quả của phương trình EOQ 1.2.3.2. Mô hình quản lý hàng tồn kho “Just In Time” .*. Hệ thống quản lý hàng tồn kho là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và chi phí sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ sản xuất một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến. Các nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa cần thiết trong quá trình sản xuất và phân phối được dự báo và lên kế hoạch chi tiết sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt. *. Hệ thống quản lý hàng tồn kho được dựa trên ý tưởng là thay vì tốn chi phí cho việc dự trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác số lượng cần thiết vào chính xác cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao. *. “Just In Time” nhằm mục đích giảm đi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn. Trong các giai đoạn sản xuất nguyên liệu được đáp ứng đầy đủ và chính xác vào lúc cần thiết, không có tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thồng chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì không có NVL để sản xuất. Như vậy mô hình đã giảm thiểu được chi phí tồn kho và chi phí thiệt hai do thiếu NVL. 15*. Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” được phát triển bởi công ty Toyota Nhật bản vào những năm 90. Eiji Toyota và TAichi Ohmo của Toyota Motor đã phát triển một khái niệm sản xuất mới mà ngày nay gọi là hệ thống sản xuất Toyota. Nền tảng của hệ thống sản xuất này dựa trên nền tảng là duy trì liên tục dòng sản phẩm trong các nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt sự thay đổi của thị trường, đây chính là khái niệm của Just-In-Time sau này. Dư thừa tồn kho và lao động được hạn chế tối đa, qua đó tăng năng suất và giảm chi phí. Tuy nhiên Toyota cũng đưa ra 3 tiêu chuẩn để thực hiện mục tiêu đó:- Kiểm soát chất lượng: giúp hệ thống thích ứng một cách nhanh chóng với sự biến động của thị trường và độ đa dạng.- Bảo đảm chất lượng: đảm bảo mỗi quy trình chỉ tạo ra các đơn vị sản phẩm tốt cho các quy trình sản xuất tiếp theo.- Tôn trọng con người: vì nguồn nhân lực phải chịu nhiều sức ép dưới nổ lực phải giảm thiểu chi phí. Trong quá trình sản xuất của Toyota các linh kiện được đáp ứng nhu cầu đúng lúc với số lượng cần thiết, từ đó tồn kho sẽ giảm đáng kể kéo theo việc giảm diện tích kho hàng, kết quả là chi phí cho kho bãi được triệt tiêu.Sau Nhật, Just In Time được 2 chuyên gia là Deming và Juran phát triển ở Bắc Mỹ, và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. *. Điều kiện áp dụng. - Mô hình Just In Time tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại. Một đặc trưng quan trọng của mô hình Just In Time là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số thuận lợi cho doanh nghiệp như: lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn, điều này sẽ giảm được chi phí lưu kho và tiết kiệm được diện tích kho bãi. Lô hàng có kích thước nhỏ hơn sẽ ít cản trở hơn tại nơi làm việc. Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện sai soát thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn. 16- Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Just-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng có thể gây thiệt hại cho nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việc ngừng sản xuất.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho.1.2.4.2. Chu kỳ vận động của tiền mặt.Tiền mặt: Tiền hiểu theo nghĩa tiêu dùng được, có thể là phương tiện thanh toán chung nhất như tiền giấy, ngoại hối hay vàng. Trong nền kinh tế hiện đại, tiền giấy, tiền xu hay tiền "điện tử" (nghĩa là các thẻ từ, thẻ chip ghi nhận số tiền người sở hữu đang có tại ngân hàng hoặc công ty tài chính) đều được xem là tiền mặt hợp lệ cho chi tiêu.Đối với thế giới kinh doanh, tiền mặt hầu như luôn luôn là dòng đầu tiên phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong một Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) với ý nghĩa là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.Lượng tiền mặt có sẵn trong kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sự khác biệt lớn giữa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lượng tiền mặt sẵn sàng cho chi trả, thanh toán nợ nần. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện sau khi hoạt động kinh doanh đã trải qua một giai đoạn. Còn lượng tiền mặt thì tính tại một thời điểm. Thế giới kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp khi tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản.Việc thiếu tiền mặt cho thanh toán công nợ tại một thời điểm cũng được gọi là Phá sản kỹ thuật (Technical insolvency). Vì tầm quan trọng của nó người ta hay nói "Cash is King".Chu kỳ tiền mặt là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Chu kỳ tiền mặt được tính như sau:Chu kỳ vận động của tiền mặt = thời gian hàng tồn trong kho + thời gian thu được tiền hàng về - thời gian tiền hàng có thể thu hồi về được17Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Chu kỳ tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận được tiền mặt trong bán hàng.Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình.Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp.1.2.4.2. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này càng cao, càng được đánh giá là tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.Số vòng quay hàng tồn kho = Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho.Số ngày một vòng quay HTK = DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Ví dụ đơn giản như DN ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì 18Hàng tồn kho bình quân trong kỳGiá vốn hàng bán360Số vòng quay của hàng tồn khođương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN.Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.Để có thể đánh giá tình hình tài chính DN, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng DN.Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên 19liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho DN. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với NĐT, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán.DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Ví dụ đơn giản như DN ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN.Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng 20tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.Trong đó:Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:Trong đó:Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hang tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.21Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.1.2.4.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho.Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho.1.2.5.1. Nhân tố chủ quan.- Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho. Thủ kho cần phải có những phương pháp đánh giá NVL khi xuất kho để đảm bảo vật liệu xuất kho là vật liệu tốt, số lượng vật liệu cũng cần phải được đánh giá chính xác để quá trình sản xuất xây dựng công trình không bị gián đoạn do thiếu NVL hoặc thừa NVL.- Về phương pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho. Khi vật liệu được nhập kho thì thủ kho cần phải kiểm tra NVL được nhập vào có đúng quy cách, chất lượng và số lượng để đảm bảo cho công tác thi công cũng như chất lượng những công trình được đảm bảo an toàn.- Mã hóa vật liệu là quá trình phân loại NVL theo chủng loại. Vật liệu được mã hóa giúp cho khâu phân loại vật liệu dễ dàng hơn.22Khả năng sinh lợi của hàng tồn khoHàng tồn kho bình quânLợi nhuận trước thuế/sau thuế =- Về cách quản lý.+ Công tác quản lý tốt giúp cho NVL của doanh nghiệp không bị thất thoát, tiết kiệm được nguồn vốn. + Công tác quản lý NVL tốt một phần nào đó cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp, năng suất chỉ có thể đạt được tối ưu khi có sự phối hợp thống nhất và đầy đủ giữa yếu tố quản lý lao động và quản lý NVL.- Về số lượng. Đối với doanh nghiệp xây dựng nói chung thì số lượng NVL là rất cần thiết vì nếu số lượng vật liệu không đầy đủ thì quá trình thi công sẽ chậm tiến độ dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.1.2.5.2. Nhân tố khách quan.- Do địa bàn quản lý vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng của NVL. Vì vậy khi quản lý NVL chúng ta cần phải phân loại NVL rõ ràng để có cách quản lý hiệu quả nhất.- Do sự biến động về giá cả vật liệu. Giá cả NVL trên thị trường luôn luôn biến động điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu mua NVL vì vậy các doanh nghiệp sẽ phải tạo mối quan hệ với những công ty sản xuất NVL để tránh tình trạng doanh nghiệp phải thu mua những NVL với giá cả không hợp lý dẫn đến biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp.- Do sự phụ thuộc vào tiến độ công trình. Công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp cũng cần dựa vào tiến độ công trình, công trình được thi công đúng tiến độ giúp công tác quản lý vật tư dễ dàng và ngược lại nếu tiến độ công trình gián đoạn thì hiệu quả công tác quản lý vật liệu rất khó khăn, nguyên vật liệu sẽ không tham gia vào quá trình xây dựng theo đúng thời gian, tiến độ dẫn đến chất lượng công trình không được đảm bảo.- Do số lượng nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu và đặc tính lý hóa của NVL mà yêu cầu công tác quản lý cần phải chặt chẽ và khoa học đảm bảo NVL không bị thất thoát hư hỏng. Quản lý tốt NVL giúp quá trình phân loại được nhanh hơn, dễ dàng hơn.23CHƯƠNG 2: CÁC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG A.I.C2.1. Khái quát về công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng A.I.C2.1.1. Quá trình hình thành phát triển. Nước ta là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, song song với sự đang phát triển là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ chế tập trung sang kinh tế thị trường tạo cho doanh nghiệp trẻ nước ta có điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh cũng như có cơ hội mở rộng thị trường phát triển với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Đã có không ít các doanh nghiệp không chịu nổi sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường nên đã không tránh khỏi giải thể. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp rất nhạy bén để đứng vững trên thị trường và khẳng định được sứ mệnh của công ty mình. Với sự khuyến khích đầu tư của nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là trong quá trình hội nhập hóa toàn cầu, điều này làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các thành phần kinh tế khác. Cũng chính vì vậy mà Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng A.I.C đã được thành lập.- Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng A.I.C- Trụ sở chính: TT công ty XD số 1 - Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: 04.55.321.41 Fax: 04.75.451.14- Tên và năm thành lập:+ Đăng ký kinh doanh lần đầu số: 0102021907 ngày 22/08/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 13/12/2005 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.+ Số tài khoản: 220020123903+ Tại: Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam+ Chi nhánh Hà Tây - Số 34 Phố Tô Hiệu - TX Hà Đông - Tỉnh Hà Tây+ Mã số thuế: 0101770037Với phương châm trên công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng A.I.C đã và đang từng bước phát triển để trở thành một doanh nghiệp có uy tín chất lượng và hiệu quả.24Kể từ ngày thành lập cùng với quy mô hoạt động của công ty, công ty đã gặt hái được nhiều thành công lớn trên phương diện kinh doanh như thương mai mua bán NVL xậy dựng, xây lắp các kết cấu công trình nhà dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông,….Công ty đã thi công nhiều công trình xây dựng có qui mô lớn trong cả nước đồng thời mở rộng các hoạt động kinh doanh khác có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty cũng đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xây dựng.Cùng với đó ta cũng không thể không nhắc đến những khó khăn của công ty. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế của đất nước thì Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng A.I.C cùng với các doanh nghiệp trong cả nước đều có sự cạnh tranh gay gắt do sự khắc nghiệt của thị trường, nhạy bén thì tồn tại không nhạy bén thì cũng dễ dàng bị giải thể. Do công ty luôn phải đối phó với tình hình thanh toán của khách hàng chậm khi công trình đã hoàn thành điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn. Song với kinh nghiệm và sức mạnh cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên sâu kết hợp với trang thiết bị hiện đại của công ty. Công ty chắc chắn sẽ khắc phục được mọi khó khăn và không ngừng vươn lên ngang bằng các doanh nghiệp trong khu vực cũng như thế giới.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong côngHình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty:25Cố vấn luật(Đặng Thu Hương)Cố vấn kỹ thuật(Vũ Anh Tuấn)Ban giám đốc(Đặng Ngọc Anh)GĐĐHPhòng KSCPhòng tư vấn thiết kếPhòng thi côngPhòng tư vấn giám sátPhòng kế toán, hành chính
Trích đoạn
- Thực trạng hiệu quả quản lý hàng tồn kho.
- Đánh giá thực trạng hàng tồn kho
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước
Tài liệu liên quan
- Báo có thực tập kế toán tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Việt Hoa
- 81
- 1
- 0
- Báo có thực tập kế toán tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Việt Hoa docx
- 81
- 835
- 0
- Khảo sát phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra của công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng kiến việt hoa
- 81
- 1
- 4
- một số giải pháp về kế toán hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty tnhh thương mại quốc tế hằng thành
- 54
- 756
- 0
- Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Thành Đạt
- 73
- 882
- 7
- thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hoàng đạt
- 46
- 1
- 7
- CÁC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG A.I.C
- 55
- 1
- 9
- báo cáo thực tập công ty tnhh tư vấn thiết kế và xây dựng huy hoàng
- 24
- 887
- 2
- Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH MTV Smartdoor 168
- 70
- 409
- 0
- Quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang
- 62
- 726
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(504 KB - 55 trang) - CÁC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG A.I.C Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hàng Tồn Kho Doanh Nghiệp Xây Dựng
-
QUY ĐỊNH VỀ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP VÀ KỸ ...
-
Hàng Tồn Kho Của Doanh Nghiệp Là Gì ? Nguyên Tắc Kế Toán Hàng ...
-
Kế Toàn Hàng Tồn Kho Mà Bạn Nên Biết Khi Làm Việc Tại Doanh Nghiệp?
-
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH ...
-
Hàng Tồn Kho Tăng Mạnh, Có đáng Lo?
-
Luận Văn: Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Vật Liệu Xây Dựng, HAY
-
Quản Trị Hàng Tồn Kho Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Dự ...
-
Kế Toán Doanh Nghiệp Xây Dựng Cần Lưu ý Gì? - Lạc Việt
-
Tất Tần Tật Về Quản Lý Hàng Tồn Kho Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ ...
-
Hàng Tồn Kho Của Công Ty Xây Dựng - Mạng Xã Hội Webketoan
-
[DOC] Phần II: Xu Hướng SXKD Ngành Xây Dựng - Tổng Cục Thống Kê
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Quản Lý Kho Hàng Hóa Chuẩn Cho ...
-
Hệ Thống Tài Khoản - 154. Chi Phí Sản Xuất, Kinh Doanh Dở Dang.
-
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Hàng Tồn Kho Trong Các Doanh ...