Các Thuốc điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

với các biểu hiện khác nhau từ mức độ nhẹ không gây tác hại đến cơ thể đến mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng!

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim (RLNT) là tình trạng rối loạn xung điện trong tim, dẫn đến hậu quả là nhịp tim bị rối loạn: tim đập quá nhanh hay quá chậm hoặc bất thường lúc nhanh, lúc chậm. Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường là 60 - 100 lần/ phút.

Nhịp tim bị rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim, máu không được cung cấp đầy đủ đến các cơ quan trong cơ thể (phổi, não, thận…) và làm suy yếu các cơ quan này.

RLNT khiến cho tốc độ lưu thông máu chậm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông (huyết khối). Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, RLNT sẽ gây ra các biến chứng đột quỵ hay suy tim có thể dẫn đến tử vong.

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Phân loại:

RLNT được chia làm 2 loại:

- Nhanh (tachycardia) khi nhịp tim đập trên 100 lần/phút.

- Chậm (bradycardia) khi nhịp tim đập dưới 40 lần/phút.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra RLNT:

- Tiền sử bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…

- Khiếm khuyết tim bẩm sinh.

- Đái tháo đường.

- Cường giáp.

- Hút thuốc, uống rượu nhiều.

- Thuốc: một số loại thuốc cảm có chứa caffein, pseudoephedrin hay thuốc chống trầm cảm sử dụng lâu ngày có thể gây ra RLNT…

Triệu chứng:

- Đánh trống ngực.

- Đau ngực.

- Mệt mỏi.

- Chóng mặt.

- Khó thở.

- Ngất xỉu…

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Các thuốc điều trị RLNT điều chỉnh các rối loạn xung điện trong tim, hồi phục nhịp tim bình thường, qua các cơ chế tác động sau:

- Giảm hoặc tăng tốc độ dẫn truyền các xung điện trong tim.

- Kéo dài thời gian trơ, tăng thời gian hồi phục cơ tim.

- Ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim.

Sau đây là các thuốc thường được sử dụng trong điều trị RLNT:

Nhóm thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, dronedaron, sotalol, propafenon….) có tác dụng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim.

Nhóm thuốc chẹn beta (metoprolol, atenolol, bisopropol) có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim nên làm giảm gánh nặng hoạt động của tim và làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (verapamil, diltiazem…) có tác dụng giãn mạch và làm giảm dẫn truyền xung điện tim  qua nút nhĩ thất.

Digoxin là một glycoside tim làm tăng sức co bóp cơ tim và giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Adenosine là chất chủ vận purin có tính giãn mạch và làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

Cần lưu ý: các thuốc điều trị RLNT thường gây ra các tác dụng phụ như:

- Tình trạng RLNT trở nên nghiêm trọng.

- Dị ứng với thuốc.

- Sưng chân.

- Mắt mờ.

- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

- Mất cảm giác ngon miệng.

- Tiêu chảy hay táo bón…

Khi xảy ra các tác dụng phụ cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc thay đổi lối sống như: bỏ hút thuốc, hạn chế bia, rượu, cà phê,  chế độ dinh dưỡng giàu omega- 3 (ăn nhiều cá, rau quả…) tốt cho tim mạch, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, thư giãn đầu óc, tránh stress… giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng ngừa RLNT.

Từ khóa » điều Trị Loạn Nhịp Tim