Các Thuốc điều Trị Run Vô Căn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Run vô căn là bệnh chỉ có một triệu chứng duy nhất đó là run: run tư thế và run khi vận động. Run vô căn xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm với tỷ lệ bệnh rất thay đổi và thường nhất là run tay. Các nơi khác theo thứ tự thường gặp là đầu, chi dưới, giọng nói và thân mình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến run vô căn, nhìn chung bệnh nặng dần theo tuổi, càng lớn tuổi, tần số run giảm nhưng biên độ run sẽ tăng lên. Người ta vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân và bệnh học của loại run này. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng run vô căn có nguồn gốc từ sự bất thường trong đường đồi thị vỏ não và các vòng tiểu não - ôliu. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ bệnh mới mắc của run vô căn tăng theo tuổi, nhưng nó có thể có ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh không có liên quan đến giới tính và chủng tộc, hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Với bệnh run vô căn, không có một xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu cho chẩn đoán và hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào bệnh sử và thăm khám thần kinh.
Làm thế nào để khỏi bệnh? Đường đồi thị vỏ não (phần sáng) nếu có bất thường có thể gây bệnh run.
Trong nhiều trường hợp, nếu chắc chắn không có bệnh gì nặng hơn đi kèm, run vô căn không cần điều trị, chỉ cần sự giáo dục và làm an tâm bệnh nhân là không có bệnh nặng mà thôi. Các yếu tố như ngại ngùng với xã hội, trầm cảm và lo lắng cần phải quan tâm đến đặc biệt là những người than phiền về run nhiều nhưng thật sự triệu chứng thì nhẹ so với các tiêu chuẩn khách quan. Những tác nhân làm run nặng hơn như cà phê nên tránh. Uống một chút rượu ở giữa bữa ăn hoặc trong các giao tiếp xã hội có thể giúp ích cho một số bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân cần phải điều trị thì có nhiều cách điều trị khác nhau như là dùng thuốc và thủ thuật ngoại khoa. Mặt khác, người ta vẫn đang nghiên cứu về các phương thức điều trị mới nữa. Những trường hợp nhẹ, không gây tàn phế về chức năng có lẽ không cần điều trị. Các thuốc sử dụng cho run vô căn bao gồm prooranilol, primidone, gabapentin, alprazolam và nimodipine. Propranolol và primidone là hai loại thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị run vô căn. Propranolol là một thuốc ức chế bêta adregergic, nó làm giảm biên độ run nhưng không có tác dụng trên tần số run. Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có bloc nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, hen và tiểu đường phụ thuộc insulin.
Rất nhiều bệnh nhân run vô căn được chẩn đoán nhầm với bệnh Parkinson. Tuy nhiên có thể phân biệt run vô căn với bệnh Parkinson bằng các biện pháp như thăm hỏi bệnh sử chi tiết và thăm khám cẩn thận. Bệnh nhân Parkinson thường không có tiền sử gia đình và triệu chứng run của bệnh này không cải thiện với rượu. Run trong bệnh Parkinson là run khi nghỉ và run tư thế, trong khi run vô căn là tư thế hoặc run khi làm động tác, hiếm khi run khi nghỉ. |
Trong những trường hợp dùng propranolol và primidone thất bại, liệu pháp thứ hai có thể chọn là dùng gabapentin, alprazolam và nimodipine.
Gabapentin là một thuốc chống co giật mới, có cấu trúc giống như chất axit ức chế dần tuyến thần kinh Y-aminobutyric (GABA). Trong một số nghiên cứu gabapentin có hiệu quả giảm run vô căn hơn giả dược và có hiệu quả tương tự propranolol.
Alprazolam là một benzodiazepine duy nhất đã cho thấy có hiệu quả kiểm soát run vô căn. Trong một thử nghiệm có kiểm chứng giả dược alprazolam làm giảm run rõ rệt và 75% bệnh có ít nhất một vài cải thiện, tuy nhiên có khoảng 50% bệnh nhân bị buồn ngủ hoặc ngủ gà.
Thuốc ức chế kênh calci được sử dụng trong run vô căn cũng có một vài thành công trong việc giảm độ nặng của run. Trong thử nghiệm có kiểm chứng giả dược của nimodipine (30mg/ngày) làm giảm đáng kể mức độ nặng của run. Một số thuốc như clozapine, mirtazapine, topiramate trong điều trị run vô căn đã được công bố là có hiệu quả. Ngoài ra toxin bhbotulinum dường như cũng có hiệu quả trong giảm run vô căn ở đầu, giọng nói.
Can thiệp ngoại khoa
Những dạng run vô căn nặng mà điều trị bằng thuốc thất bại, có thể được kiểm soát một cách hiệu quả bằng phẫu thuật có định hình trong không gian ở phần giữa của nhân bụng bên đồi thị. Hiện nay hai phương pháp ngoại khoa đã được áp dụng là: phẫu thuật mở đồi thị và kích thích đồi thị với điện cao tần. Những thủ thuật ngoại khoa này có hiệu quả tương tự nhau để làm giảm run những chi đối bên. Tuy nhiên kích thích đồi thị thì cải thiện về chức năng hơn và các tác dụng phụ ít hơn. Tác dụng ngoại ý của những thủ thuật này gồm rối loạn vận ngôn, khó nuốt, mất cảm giác bản thể, dị cảm, suy giảm nhận thức, mất thăng bằng, thất điều, nhiễm khuẩn, xuất huyết nội sọ và đôi khi tử vong. Một trong nhiều tác dụng phụ do kích thích đồi thị thường giảm hoặc chấm dứt bằng cách điều chỉnh các thông số kích thích nhưng sự điều chỉnh này thường làm giảm hiệu quả giảm bớt run, kích thích đồi thị hai bên có tỷ lệ biến chứng chung là khoảng 30% khi thực hiện trên một số bệnh nhân, trong đó rối loạn vận ngôn là biến chứng thường gặp nhất. Giảm run chi đáng kể được ghi nhận trong 70-90% bệnh nhân sau phẫu thuật 12-24 tháng, và số phần trăm tương ứng ở những bệnh nhân run giọng, run đầu.
Mở đồi thị bằng kỹ thuật định hướng có dùng dao gama cũng là một phương cách thay thế cho kỹ thuật mở nhân cầu nhật với sóng radio và kỹ thuật kích thích đồi thị. Tuy nhiên, cần có thêm những thử nghiệm có kiểm chứng đa trung tâm để chứng mình độ an toàn và hiệu quả của những thủ thuật này.
TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
Từ khóa » điều Trị Run Tay Vô Căn
-
Các Bệnh Lý Trong đó Run Khi Cử động Chiếm ưu Thế: Run Vô Căn
-
Run - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Run Tay Vô Căn Là Gì? Phân Biệt Với Bệnh Parkinson & điều Trị • Hello ...
-
Run Vô Căn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách điều Trị
-
Chứng Run: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Run Vô Căn | Medlatec
-
Bệnh Run Tay Do đâu?
-
Run Tay | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Run Vô Căn Và Những điều Cần Biết - Dược Phẩm Đông Tây
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Run Vô Căn
-
Các Phương Pháp điều Trị Run Vô Căn - Dược Phẩm Đông Tây
-
Run Tay Chân Do đâu, Cách Nào Chữa Trị?
-
Cẩn Trọng Với Chứng Run Tay ở Người Trẻ Tuổi - Báo Lao động
-
#362. Bệnh Run Tay Chân Và Cách Chữa - YouTube