Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất
Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất
Đặt lịch
Các thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu thường được chỉ định cho bệnh nhân có nồng độ virus cao hoặc các trường hợp bị nặng và muốn giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho thai nhi. Chị em cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.
Bệnh viêm gan B ở bà bầu là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm xảy ra khi virus HBV (Hepatitis B Virus) tấn công và gây tổn thương cho gan. HBV là một loại siêu virus có dạng hình cầu, phần vỏ bao quanh có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Một số nghiên cứu hiện đại đã xác định được Hepatitis B Virus có khoảng 8 dạng kháng nguyên khác nhau. Chúng có thể tấn công mọi đối tượng, nhất là bà bầu do sức đề kháng yếu hơn so với người bình thường cùng thể chất đặc biệt trong thai kỳ.
Khi tấn công vào cơ thể bà bầu, virus viêm gan B có thể ủ bệnh trong thời gian từ 3 – 6 tháng . Khi bắt đầu hoạt động và virus tấn công trực tiếp vào trong tế bào gan và khiến cho các mô bị tổn thương, sưng viêm, giai đoạn này được gọi là viêm gan B cấp tính. Ở một số bà bầu, cơ thể tự sản sinh ra được kháng nguyên và tiêu diệt virus HBV trong vòng vài tháng nhưng cũng có những trường hợp bệnh kéo dài quá 6 tháng. Lúc này, bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, virus HBV còn sống sót sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.
Thống kê cho thấy, tại Việt Nam khoảng khoảng 10-13% phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B khi mang thai. Việc điều trị viêm gan B ở bà bầu tương đối phức tạp bởi bất cứ tác động nào từ thuốc diệt virus hay các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với thai kỳ và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Do vậy vấn đề bị viêm gan B khi mang thai phải làm sao hay bà bầu bị viêm gan B uống thuốc gì an toàn luôn được nhiều chị em quan tâm tìm hiểu khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm gan B
Như đã thông tin, virus HBV chính là thủ phạm gây viêm gan B ở bà bầu cũng như những đối tượng khác. Một số trường hợp có tiền sử bị viêm gan B trước khi mang thai những cũng có nhiều người được chẩn đoán bệnh sau khi mang thai.
Hepatitis B Virus là một loại siêu virus có khả năng lây nhiễm dễ dàng. Chúng có thể truyền nhiễm cho bà bầu thông qua các con đường như:
- Quan hệ tình dục với chồng hoặc đối tác bị nhiễm virus HBV mà không có biện pháp bảo vệ an toàn
- Được truyền máu có nhiễm virus viêm gan B
- Dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, thìa với người nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết từ vết thương của người bệnh
ĐỌC NGAY: [Giải Đáp] Virus Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không?
Triệu chứng viêm gan B ở bà bầu
Trong thời gian ủ bệnh, virus HBV chưa gây ra triệu chứng bên ngoài. Chị em thường phát hiện bệnh khi làm xét nghiệm máu trong đợt khám thai. Khi virus hoạt động và gây tổn thương cho gan, bà bầu có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:
- Mệt mỏi
- Đau nhức cơ thể
- Nóng sốt nhẹ
- Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn
- Buồn nôn
- Vàng da hoặc vàng mắt
- Nước tiểu có màu vàng
Nhiều triệu chứng khá giống với tình trạng ốm nghén thông thường trong thai kỳ nên khó phát hiện. Nếu có biểu hiện nghi ngờ, chị em nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám thai để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi?
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Do vậy, khi một người phụ nữ bị viêm gan B trong thai kỳ thì sau khi chào đời, em bé cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HBV từ người mẹ khá cao. Tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi có thể khác nhau ở mỗi giai đoạn nhiễm bệnh trong thai kỳ.
Trường hợp bà bầu bị nhiễm bệnh trong những tháng đầu mới mang thai, nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi là thấp nhất. Mặc dù vậy, càng về những giai đoạn sau của thai kỳ khi mà em bé trong bụng đã phát triển hoàn thiện hơn thì khả năng bị lây bệnh từ mẹ càng cao. Nguy cơ lây bệnh cho thai nhi là 10% nếu bà bầu bị viêm gan B vào giữa thai kỳ và tỷ lệ truyền nhiễm tăng lên từ 60 – 70% đối với các trường hợp nhiễm virus HBV ở cuối thai kỳ.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho con, bà bầu cần kiểm soát tốt bệnh viêm gan B trong thai kỳ. Trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh, trẻ bắt buộc phải được tiêm phòng viêm gan B để sản sinh ra kháng thể giúp bé chống lại virus xâm nhập vào cơ thể.
Trường hợp bị viêm gan B nặng, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu còn có nguy cơ gặp các biến chứng khác như:
- Vàng da khi sinh
- Sinh non thiếu tháng
- Mẹ bị xơ gan, tăng men gan và một số vấn đề khác ở gan.
Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên tích cực phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Cần tái khám thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi nhằm phát hiện và xử lý sớm các rủi ro phát sinh.
Chẩn đoán viêm gan B ở bà bầu
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai. Trong trường hợp phát hiện virus, bác sĩ có thể yêu cầu chị em thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để đo nồng độ virus, đánh giá chức năng hoạt động của gan hoặc khả năng phân chia của virus.
Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bà bầu.
Thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu
Trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan B, chị em không nên quá lo lắng. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích cũng như nguy cơ của việc điều trị đối với thai kỳ. Một số biện pháp can thiệp có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi . Tuy nhiên nhiều trường hợp nếu không được điều trị lại khiến mẹ có nguy cơ gặp biến chứng hoặc lây nhiễm bệnh cho con cao.
Thông thường, các trường hợp không có triệu chứng hoặc nồng độ virus trong máu thấp thì không cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, chị em cần tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và có biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách để kiểm soát được bệnh và duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
Nếu nồng độ virus trong máu cao, bà bầu có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc ức chế virus. Hiện nay, không có loại thuốc tiêu diệt virus HBV nào được hiệp hội FDA của Mỹ xác nhận về mức độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng trong thai kỳ. Ngoài trừ hai loại thuốc Tenofovir và Telbivudine được xếp vào nhóm B thì tất cả các thuốc còn lại đều được xếp loại C. Việc sắp xếp các thuốc Tenofovir và Telbivudine vào loại B chỉ được dựa trên cơ sở phơi nhiễm của động vật. Cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu lớn để xác định tính an toàn của các loại thuốc kháng virus này khi sử dụng để điều trị viêm gan B trong thời kỳ mang thai.
Dựa trên cơ sở dữ liệu hiện tại, các thuốc Lamivudine và Tenofovir thường được ưu tiên lựa chọn để điều trị viêm gan B cho bà bầu. Thuốc Telbivudine đôi khi cũng có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu được lựa chọn còn phụ thuộc vào thời gian chữa trị dự kiến. Thuốc Tenofovir có thể là một sự lựa chọn tốt đối với các trường hợp cần điều trị lâu dài do có nguy cơ kháng thuốc thấp.
Trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm gan B và có nguyện vọng mang thai thì nên ngừng uống Entecavir trước thời gian dự kiến có thai 2 tháng và sau đó có thể dùng Tenofovir thay thế. Nếu trước đó chị em đã bị viêm gan B mãn tính nhưng bất ngờ có thai ngoài dự tính thì thuốc Tenofovir thường được chỉ định, sau đó chuyển sang dùng Lamivudine vào các tháng cuối thai kỳ.
Thời điểm ngừng dùng thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu vẫn chưa được xác định cụ thể. Trong trường hợp chỉ sử dụng thuốc kháng virus nhằm mục đích giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi thì các chuyên gia cho rằng quá trình điều trị bằng thuốc nên dừng lại sau sinh từ 4 – 12 tuần. Đối với các trường hợp muốn cho con bú thì nên ngừng uống thuốc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sau khi kết thúc quá trình điều trị vì các đợt viêm gan vẫn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào.
Cách chăm sóc cho bà bầu bị viêm gan B
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm gan B trong thai kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chị em cần tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe.
- Cắt giảm chất béo trong chế độ ăn
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga, cà phê, đồ uống có cồn hay các chất kích thích khác. Điều này có thể giúp ức chế sự sinh sôi của virus HBV trong cơ thể mẹ.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn rau củ, hoa quả tươi. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao như rau lá xanh, quả mọng, cà rốt hay cà chua… Chúng giúp kháng viêm, bảo vệ cho gan.
- Thêm các thực phẩm chứa protein tốt và ít chất béo vào chế độ ăn, chẳng hạn như ức gà, cà hồi, các loại đậu, trứng… Chúng giúp kích thích tái tạo các tế bào mới để thay thế cho các mô gan bị viêm, đồng thời chống mệt mỏi và bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho bà bầu.
- Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan. Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và không làm việc nặng.
Trường hợp trì hoãn dùng thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu thì nhân viên y tế cần tư vấn cho chị em cách theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu có triệu chứng nào bất thường hoặc nghiêm trọng thì nên tới bệnh viện tái khám ngay.
Phòng ngừa viêm gan B cho bà bầu
Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa viêm gan B hữu hiệu nhất cho bà bầu. Chị em được khuyến cáo nên chích ngừa trước và trong khi mang thai nếu cơ thể chưa bị nhiễm virus. Ngoài ra, có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B khi mang thai:
- Không quan hệ tình dục, tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, chất thải hoặc dùng chung đồ cá nhân với người mắc viêm gan B.
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc đi du lịch ở các vùng có tỷ lệ người bị viêm gan B cao
- Truyền máu, tiêm chích ở những cơ sở y tế uy tín
- Có chế độ ăn uống đầy đủ và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn với virus HBV.
HỮU ÍCH
- Bệnh viêm gan B có tự khỏi không? Mất bao lâu?
- Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?
Từ khóa » Xét Nghiệm Viêm Gan B Cho Bà Bầu
-
Khám Thai Lần đầu Cần được Xét Nghiệm Viêm Gan B | Vinmec
-
Điều Trị Viêm Gan B Khi Mang Thai | Vinmec
-
Có Bầu Bị Viêm Gan B Có Nguy Hiểm Hay Không? | Medlatec
-
Phương Pháp Phòng Và điều Trị Viêm Gan B Khi Mang Thai
-
Viêm Gan B Trong Thai Kỳ: Nguy Hiểm Truyền Từ Mẹ Sang Con
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Bầu Bị Viêm Gan B Khoa Học Nhất
-
Bệnh Viêm Gan Virus Trong Giai đoạn Thai Kỳ Và Những điều Cần Biết
-
Viêm Gan B Trong Thai Kỳ
-
Các Khuyến Cáo Mới Nhất Dành Cho Mẹ Bầu Có Viêm Gan Siêu Vi B
-
Ảnh Hưởng Của Viêm Gan B đối Với Mẹ Và Bé Như Thế Nào?
-
Vietnamese - » Hepatitis B Foundation
-
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu ý Những Gì
-
Viêm Gan B ở Phụ Nữ Mang Thai
-
[PDF] Kiểm Soát Viêm Gan B Khi Thai Nghén