Viêm Gan B ở Phụ Nữ Mang Thai
Có thể bạn quan tâm
Người mẹ có thể nhiễm virus viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai. Nhưng phần lớn là nhiễm bệnh từ trước.
Thông tin dưới đây giúp các bạn tìm hiểu thêm về viêm gan B trong thai kỳ, tổng hợp từ Hebp:1. Tôi có nên làm xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ không?Có, tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Thai phụ người châu Á có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm gan B nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ về việc thử máu, kiểm tra bệnh càng sớm càng tốt.
2. Nếu có thai, tôi có nên tiêm phòng viêm gan B không?Nếu kết quả thử máu cho thấy bạn không bị viêm gan B thì bác sĩ có thể đề nghị chờ đến khi sinh xong mới tiêm phòng viêm gan B cho bạn. Nếu chồng của bạn bị viêm gan B (hoặc bạn làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh) thì bác sĩ có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho bạn ngay trong thai kỳ.
3. Viêm gan B có ảnh hưởng đến thai không?Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng đến thai nhi (không gây dị tật cho thai) và đa số phụ nữ có thai bị viêm gan loại B không bị trở ngại gì. Nhưng, điều quan trọng là bác sĩ phải biết bạn có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong thời gian thai nghén.
4. Nếu mẹ bị viêm gan B thì bé có bị lây bệnh không?Người mẹ có thể truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh (dù sinh thường hay sinh mổ).
5. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con thế nào?90% bé sơ sinh bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B khi sinh thì sẽ bị nhiễm bệnh về sau. Ðiều này có nghĩa là siêu vi khuẩn này có thể tồn tại trong máu và gan của bé suốt đời. Bé có thể lây siêu vi khuẩn này cho người khác. Bé cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh gan hiểm nghèo hoặc ung thư gan sau này.
6. Nếu tôi bị viêm gan B, làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh?Đã có thuốc tiêm phòng viêm gan B dành cho bé sơ sinh.
7. Tại sao bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong phòng sinhPhải tiêm phòng viêm gan B cho bé ngay trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh. Bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có thể bị mắc viêm gan B sau này.
Lưu ý: Nhớ cho bé đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo: khi bé được 1 tháng và 6 tháng tuổi.
Sưu tầm
Từ khóa » Xét Nghiệm Viêm Gan B Cho Bà Bầu
-
Khám Thai Lần đầu Cần được Xét Nghiệm Viêm Gan B | Vinmec
-
Điều Trị Viêm Gan B Khi Mang Thai | Vinmec
-
Có Bầu Bị Viêm Gan B Có Nguy Hiểm Hay Không? | Medlatec
-
Phương Pháp Phòng Và điều Trị Viêm Gan B Khi Mang Thai
-
Viêm Gan B Trong Thai Kỳ: Nguy Hiểm Truyền Từ Mẹ Sang Con
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Bầu Bị Viêm Gan B Khoa Học Nhất
-
Bệnh Viêm Gan Virus Trong Giai đoạn Thai Kỳ Và Những điều Cần Biết
-
Viêm Gan B Trong Thai Kỳ
-
Các Khuyến Cáo Mới Nhất Dành Cho Mẹ Bầu Có Viêm Gan Siêu Vi B
-
Ảnh Hưởng Của Viêm Gan B đối Với Mẹ Và Bé Như Thế Nào?
-
Vietnamese - » Hepatitis B Foundation
-
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu ý Những Gì
-
Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất
-
[PDF] Kiểm Soát Viêm Gan B Khi Thai Nghén