Các Tính Chất Vật Lý Hóa Học Cơ Bản Của Đất

Các Tính Chất Vật Lý Hóa Học Cơ Bản Của Đất

Tài nguyên đất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và sinh vật trên trái đất. Từ ngàn xưa cho tới nay đất đai luôn gắn bó mật thiết với con người, trong mọi ngành nghề lĩnh vực của cuộc sống. Ngành lâm nghiệp muốn phát triển tốt được phải có đất. Bởi đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tiên quyết. Trong hoạt động sản xuất, đất và cây trồng có mối quan hệ không thể tách rời “đất nào cây nấy”, tính chất đất khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng.

Ngược lại, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng làm thay đổi tính chất của đất. Nghiên cứu tính chất lý hoá học của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng là vô cùng quan trọng, cần thiết đối với các nhà nông – lâm nghiệp, giúp cho công tác lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai đồng thời cũng đưa ra được một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và cũng là mục tiêu của mỗi quốc gia.

Chức năng và đặc tính cơ bản của đất

Các chức năng của đất là đỡ cây, giữ gìn, cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Đất tốt sẽ thực hiện được cả ba chức năng trên. Đất tốt có kết cấu tốt, có độ ẩm tối ưu, giàu chất dinh dưỡng và hoạt động sinh học cao.

Các tính chất của đất có thể chia thành: tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh học.

a/ Tính chất vật lý

Đất tốt, xét theo khía cạnh vật lý, là đất có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, vì chỉ khi có kết cấu vật lý tốt, thì đất mới thực hiện được 2 chức năng này.

Đất được tạo thành từ 3 chất liệu sau: Chất rắn (Khoáng chất và mùn), nước và không khí. Đất tốt là đất có tỷ lệ ba chất liệu này hợp lý : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí. Đất phải mềm, để rễ cây dễ dàng xuyên qua đi hút chất dinh dưỡng.

Quá nhiều nước trong đất sẽ làm giảm tỉ lệ không khí và gây ra thiếu oxy cho cây. Quá nhiều không khí trong đất sẽ gây ra khô hạn.

Đất sét có hàm lượng chất rắn cao, khả năng giữ nước tốt nhưng hàm lượng không khí thấp.

 Đất cát có hàm lượng không khí cao nhưng khả năng giữ nước kém. Bởi vậy, đất sét pha cát có thể đảm bảo vừa giữ nước vừa giữ không khí.

Có thể cùng một loại đất, nhưng mảnh ruộng này đất có kết cấu tốt, còn mảnh ruộng kia, đất có kết cấu không tốt. Nguyên nhân ở đây là do lượng mùn trong đất. Mùn có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, chỉ có mùn mới có khả năng cải thiện kết cấu đất một cách có hiệu quả. Đất giàu mùn (trên 5%) là đất có kết cấu rất tốt.

Vòng chu chuyển dinh dưỡng cho thấy, mùn được hình thành từ các chất hữu cơ ( lá rụng, phân, xác súc vật) qua quá trình phân giải của các VSV. Mùn là thức ăn cho VSV, đất và cây trồng, do vậy, nếu không có đủ chất hữu cơ bổ sung thường xuyên thì lượng mùn cũng giảm, dẫn đến kết cấu đất bị thoái hóa. Đấy là tình trạng hiện nay, khi người nông dân ỷ lại quá mức vào phân hóa học. Phân hóa học không những không thể cải thiện kết cấu đất mà còn tiêu diệt hệ VSV trong đất.

b/  Tính chất hóa học

Đất có tính chất hóa học tốt là đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng cao, pH trung tính. Chất lượng và số lượng colloid (chất keo) trong đất quyết định khả năng giữ chất dinh dưỡng.

Coilloid chất lượng tốt, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Colloid trong mùn có chất lượng cao nhất, giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Cát không có colloid, do vậy, khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất cát là rất thấp. Thiếu chất hữu cơ trong đất là nguyên nhân làm cho đất giữ chất dinh dưỡng kém. Những nông dân đã dùng quen phân hóa học đều nhận thấy rằng, muốn đảm bảo được năng suất thì lượng phân hóa học càng ngày càng phải bón tăng, có nghĩa là khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất kém.

Theo độ pH, đất chia ra thành ba loại: đất chua có độ pH từ 1 đến 5,5, đất trung tính có pH từ 5,5 đến 7,5  và pH trên 7,5 là đất kiềm. pH trung tính là pH tối ưu cho cây trồng. Giữ và điều chỉnh để đất có pH gần 7 là quan trọng trong nông nghiệp.

Mùn có khả năng điều chỉnh pH bằng cách hấp thụ axít hoặc kiềm từ ngoài vào. Bón phân hóa học nhiều sẽ làm đất chua và bản thân phân hóa học không điều chỉnh được độ pH của đất.

c/  Tính chất sinh học

Tính chất sinh học của đất là sự hoạt động của VSV trong đất.

Số lượng và chủng loại VSV trong các loại đất khác nhau là khác nhau. Trong những điều kiện có nhiều chất hữu cơ, độ ẩm, không khí và pH thích hợp và không có những yếu tố tiêu diệt (các chất hoá học), thì hệ VSV trong đất sẽ phát triển tốt. Các quá trình phân huỷ và khoáng hoá của VSV đất, giúp cho đất có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Những hoạt động này của VSV trong đất, làm cho Đất Sống. Sức khỏe và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào hoạt động của VSV.

Trong số các VSV trong đất, cũng có những loại gây bệnh, nhưng số đó rất ít, chỉ chiếm khoảng 2-3%. Số còn lại là vô hại và hữu ích. Hệ VSV đất cũng giữ một sự cân bằng sinh thái và do đó, bệnh dịch chỉ xảy ra nếu mất sự cân bằng.

TAGs : cứng gỗ vải biến đá ty việt cty tnhh cửa phèn xử tẩy rửa 334 tô hiến phường 14 quận 10 hồ chí minh

Từ khóa » đặc Tính Lý Hóa Của đất