Những Tính Chất Hóa Học Của đất Cần được Quan Tâm Trong Canh Tác
Có thể bạn quan tâm
Tính chất hóa học của đất bao gồm độ pH, cân bằng dinh dưỡng và độ độc của nhôm và sắt trong đất. Đất có tính chất hóa học tốt thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng giữ chất dinh dưỡng cao và độ pH từ 5,5 – 7.
Do quá phụ thuộc nên hầu như những nhà vườn đang sử dụng phân hóa học đều phàn nàn là họ phải tăng số lượng phân hóa học hằng năm nhưng vẫn không giữ được sản lượng. Nguyên nhân là lượng mùn và keo mùn trong đất bị giảm sút khiến đất không bảo tồn được chất dinh dưỡng. Chính vì vậy đất giữ dinh dưỡng rất kém, mà muốn đủ dinh dưỡng cho cây thì phải bù phân hóa học vào là điều đương nhiên. Bởi khả năng dự trữ dinh dưỡng của đất phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng mùn và keo trong đất.
Tính chất hóa học của đất phụ thuộc vào 3 yếu tố
Tính chất hóa học tối ưu nhất của đất chính là khả năng giữ/hấp thu dinh dưỡng. Tính chất này phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
Lượng sét trong đất:
Sét đóng vai trò quan trọng trong việc giữ dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, nếu hàm lượng sét quá nhiều dễ dẫn đến việc giữ chặt lân trong đất, đất bí chặt, khó thoát nước, dễ rơi vào tình trạng yếm khí sinh ra các độc tố có hại cho rễ cây.
Lượng mùn trong đất:
Mùn trong đất được ví như “kho dự trữ thức ăn”, khả năng dự trự dinh dưỡng của mùn được xếp vào loại tốt nhất. Mùn giữ dinh dưỡng tốt hơn sét 5 – 6 lần, dễ dàng phóng thích chứ không giữ chặt như sét. Điểm yếu duy nhất của mùn đó là mức giới hạn dự trữ dinh dưỡng, nếu lượng mùn trong đất ngày càng giảm thì “kho dự trữ thức ăn” ngày càng ít.
Có một thực tế được xem là nghịch lý, mùn trong đất thì ngày càng giảm mà lượng bón phân vô cơ ngày càng tăng. Bón dư thừa như vậy dễ dẫn đến rối loại và mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.
Kết cấu đất
Đất có kết cấu tốt như viên, hạt sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn, hạn chế được sự rửa trôi bề mặt và tầng sâu. Khi các kết cấu này bị mất đi, đất sẽ rơi vào tình trạng “suy thoái”, giữ nước, giữ dinh dưỡng kém, cây dễ bị sốc do bón phân hóa học.
Đất mất kết cấu, thiếu mùn sẽ làm cho Ca, Mg, K dễ bị rửa trôi; trong khi đó lực liên kết của các ion Ai, Fe, H mạnh dẫn đến hiện tượng tuột pH ảnh hưởng lớn đến rễ và cây trồng. Cho nên cây trồng sống trên điều kiện bất lợi như trên thì khả năng sinh trưởng kém, tuổi thọ ngắn, dễ phát sinh sâu bệnh cũng là điều dễ hiểu.
Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt
Từ khóa » đặc Tính Lý Hóa Của đất
-
Đất, Chức Năng Và đặc Tính Của đất - Những Bài Học Từ Thiên Nhiên
-
Đặc Tính Của đất, độ Phì Nhiêu Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng
-
Các Tính Chất Vật Lý Hóa Học Cơ Bản Của Đất
-
Top 15 đặc Tính Lý Hóa Của đất
-
Đánh Giá Một Số Tính Chất Lý Và Hóa Học Của Các Nhóm đất Chính Trên ...
-
[PDF] Một Số Tính Chất Lý, Hóa Học Của đất Dưới Tán Rừng Tại Ban Quản Lý ...
-
TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT CANH TÁC LÚA ...
-
Một Số Tính Chất Lý, Hóa Học Của đất Ngập Mặn Tại Rừng Ngập Mặn ...
-
Chương 3 - Đặc Tính Lý Hóa Của Đất Pdf - 123doc
-
[PDF] đặc Tính Lý-hóa Học đất Phù Sa Bao đê Và Không
-
[PDF] TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CỦA ĐẤT BA ZAN TÁI CANH CÀ - VNUA
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA CÁC NHÓM ...
-
Đất Là Gì? Khái Niệm Về đất, Bản Chất Và Thành Phần Của đất
-
Đất – Wikipedia Tiếng Việt