Các Trường Hợp Nên Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại - Nha Khoa Thùy Anh
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù niềng răng mắc cài kim loại được chỉ định rộng rãi nhưng một số trường hợp chống chỉ định đeo mắc cài kim loại bạn cần lưu ý gồm:
Răng và xương hàm quá yếu
Nếu răng và xương hàm của bạn không cứng chắc do các bệnh lý về răng như viêm nha chu… thì bác sĩ sẽ cân nhắc yêu cầu niềng răng của bạn. Bởi nếu răng và xương hàm yếu sẽ không chịu được lực siết để di chuyển răng trên cung hàm; răng rất dễ bị lung lay, nguy cơ mất răng là rất cao hoặc những đau đớn, khó chịu là rất cao…
Bởi vậy, điều kiện tiên quyết để đảm bảo một ca niềng răng mắc cài kim loại an toàn thì sức khỏe răng miệng của bạn cần ổn định nhé!
Bọc sứ hoặc trồng răng giả quá nhiều (nhiều hơn 2 cái)
Răng bọc sứ
Về nguyên tắc, để thực hiện bọc răng sứ thì bạn cần mài nhỏ thân răng để bọc mão sứ vào, tái tạo lại hình dáng răng. Việc mài nhỏ thần răng đồng nghĩa với việc mô răng đã bị xâm lấn, răng sẽ bị yếu dần.
Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là từ 10 – 15 năm, tùy vào chất liệu, sau đó bạn sẽ phải tháo lớp mão sứ cũ để thay mão mới. Trường hợp sâu răng không trám được thì bạn có thể thực hiện bọc sứ còn nếu răng hô, móm, lệch lạc, thưa năng mà thực hiện bọc sứ thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Với những bạn đã bọc nhiều răng sứ thì rất khó thực hiện niềng răng vì sức khỏe răng không đủ để chịu lực siết và nắn chỉnh răng.
Lời khuyên dành cho bạn là nếu đang có ý định niềng răng nhưng đã từng bọc răng sứ thì bạn cần tới nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên môn giỏi để xem xét chính xác nhất phương án mà mình nên thực hiện.
Đối với trường hợp bị mất răng
Phần lớn người lớn khi niềng răng đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển trên cung hàm, bởi vậy khi khách hàng thực hiện niềng răng bác sĩ sẽ tận dụng chỗ trống để tránh phải nhổ răng.
Tuy nhiên, với trường hợp bị mất răng quá nhiều, các khí cụ chỉnh nha không thể đóng vùng khoảng trống bị mất răng, nên khi chỉnh nha, bác sĩ có thể tính toán một khoảng trống vừa phải để trồng Implant lấp đầy chỗ mất răng. Tuy nhiên những trường hợp mất răng và có tiền sử trồng răng giả quá nhiều thì việc kéo chỉnh răng rất khó thực hiện. Răng không đủ độ cứng chắc để chịu lực kéo và nắn chỉnh về vị trí mới.
Người đang mắc các bệnh lý toàn thân
Với những người mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, đái tháo đường, ung thư máu, máu khó đông… thì không thể niềng răng. Vì niềng răng cho người lớn cần phải nhổ răng, nếu trong trường hợp bị các vấn đề về máu khó đông thì rất nguy hiểm. Chính vì thế, giữa sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, thì bác sĩ vẫn ưu tiên đảm bảo sức khỏe hơn.
Bị các dị ứng với kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn chặt trên răng giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Những mắc cài này được làm bằng hợp kim không gỉ, thông thường sẽ rất an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên với những người có tiền sứ bị dị ứng với các thành phần kim loại thì nên cân nhắc không sử dụng mắc cài kim loại để chỉnh nha.
Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc, để có được phương án điều trị tốt nhất cho tình trạng hiện tại của mình, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây nhé.
Từ khóa » Dị ứng Kim Loại Niềng Răng
-
Những điều Cần Biết Về Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại - Nha Khoa Trẻ
-
Ai Dễ Bị Dị ứng Với Kim Loại Niken? - Vinmec
-
Mọi Người ơi Cho Em Hỏi Hội... - Hội Những Người Niềng Răng
-
Niềng Răng Mắc Cài Sứ: Những Lợi ích, Lưu ý Và Chi Phí
-
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Có Nguy Hiểm Không? | Up Dental
-
Cô Bé Suýt Mất Mạng Vì Dị ứng Với Chính Chiếc Niềng Răng Của Mình
-
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại: Review Ưu Nhược Điểm, Địa Chỉ ...
-
PHẢI LÀM SAO KHI DỊ ỨNG VỚI BỌC RĂNG SỨ KIM LOẠI?
-
Dị ứng Với Răng Sứ Kim Loại – Nhận Biết Biểu Hiện Và Cách Xử Lý
-
Những Tai Nạn Hy Hữu Do Niềng Răng - VnExpress
-
Suýt Mất Mạng Vì Niềng Răng - Cô Gái Trẻ Buộc Phải Tháo Bỏ Niềng
-
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Có Tốt Không? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Tác Hại Của Niềng Răng: 6 Vấn đề Sau Niềng Mà Nha Sĩ ... - Hello Bacsi
-
Tác Hại Của Niềng Răng: 6 Vấn đề Sau Niềng Mà Nha Sĩ Không Bao ...