Niềng Răng Mắc Cài Sứ: Những Lợi ích, Lưu ý Và Chi Phí

Nội dung bài viết

  • Kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ là gì?
  • Ưu – nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
  • Vì sao bạn nên chọn mắc cài sứ?
  • Quy trình chỉnh nha bằng mắc cài sứ
  • Chi phí niềng răng mắc cài sứ
  • Chăm sóc trong quá trình niềng răng

Niềng răng đang là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến. Trong niềng răng có rất nhiều loại, trong đó nổi bật là phương pháp niềng răng mắc cài sứ. Mắc cài sứ hiện đang là phương pháp có độ thẩm mỹ cao. Cùng bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu chi tiết hơn chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ là gì?

Niềng răng mắc cài sứ là một phương pháp thẩm mỹ được rất nhiều người quan tâm. Đây là phương pháp dùng mắc cài làm từ chất liệu sứ. Cũng giống như niềng răng mắc cài kim loại, hệ thống khí cụ trong phương pháp hiện đại này cũng bao gồm những bộ phận cơ bản.

Mắc cài sứ được gắn lên mặt ngoài của răng. Chúng có tác dụng tạo nên lực chỉnh nha ổn định để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên khung hàm. Mắc cài sứ có thể được thực hiện tùy từng trường hợp và tài chính của mỗi người. Có thể được chỉ định đối với các trường hợp răng hô, móm, lệch, khấp khểnh, thưa.

Xem thêm: Các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là kỹ thuật niềng răng sử dụng các mắc cài bằng sứ

Ưu – nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ

So với phương pháp niềng răng kim loại truyền thống, khách hàng dễ bị nhận ra là đang niềng răng. Do đó phần nào gây mất thẩm mỹ và khiến họ thiếu tự tin. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ giúp cải thiện nhược điểm này. Hơn nữa nó cũng dần chuyển mình để thay thế cho phương pháp niềng răng kim loại.

Cụ thể một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là:

  • Niềng răng sứ được tạo ra với tính thẩm mỹ cao, ít bị người khác nhận ra. Chân đế sứ có thể chống ố nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Vật liệu nha khoa công nghệ cao và lành tính. So với niềng răng kim loại truyền thống, kĩ thuật này hạn chế kích ứng nhất với những bệnh nhân bị dị ứng với kim loại.
  • Niềng răng sứ tạo ra tác dụng hiệu quả cao và ổn định.

Nhược điểm của kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ

Bên cạnh những lợi ích mang lại, thì kỹ thuật niềng bằng mắc cài sứ cũng có một số nhược điểm:

  • Gây cảm giác khó chịu, cộm nhiều trong thời gian đầu vì bệnh nhân chưa quen.
  • Niềng răng sứ rất dễ bị vỡ và vì vậy khách hàng nên tránh hoàn toàn những thức ăn cứng và dính. Những người hay chơi thể thao có nguy cơ va chạm mặt nhiều không nên đeo mắc cài sứ.
  • Chi phí mắc cài sứ hiện nay khá cao.

Vì sao bạn nên chọn mắc cài sứ?

Niềng răng sứ tốt hơn nhiều so với mắc cài kim loại, mặc dù cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng. Một trong những phàn nàn phổ biến của người đeo mắc cài kim loại là họ bị lở miệng. Chúng cũng dễ bị kích ứng do kim loại cọ xát với các mô mềm trong miệng.

Niềng răng kim loại có chứa niken và sẽ không thích hợp với người bị dị ứng niken. Một số người chỉ đơn giản là họ không thích việc mình đang mang kim loại trong miệng. Hơn nữa niềng răng mắc cài kim loại đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ.

Niềng răng bằng phương pháp nào thì bạn cũng đều phải thăm khám nha khoa thường xuyên. Niềng răng trong vài tháng hay vài năm tùy thuộc vào tình trạng tổng thể của răng và tốc độ đáp ứng của răng với niềng. Chế độ ăn uống của bạn cũng sẽ bị thay đổi vì một số loại thực phẩm không thể ăn được khi đang niềng răng.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài trong suốt: Tìm hiểu trước khi lựa chọn

Quy trình chỉnh nha bằng mắc cài sứ

Khi thực hiện niềng răng nói chung và niềng bằng mắc cài sứ nói riêng đều sẽ phải trải qua các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chụp phim Xquang răng để kiểm tra, phân tích cấu trúc răng, xương hàm và nướu của khách hàng.
  • Bước 2: Bác sĩ lên phác đồ điều trị, thời gian, và tư vấn chi tiết cho khách hàng.
  • Bước 3: Điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có) trước khi niềng răng.
  • Bước 4: Tách kẽ răng để tạo khoảng trống lắp band cố định tại răng hàm. Sau 1 tuần bắt đầu gắn mắc cài sứ lên răng cũng như các khí cụ hỗ trợ khác.
  • Bước 5: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn.
  • Bước 6: Hoàn thành niềng răng sau khoảng 12 tháng và tiếp tục sử dụng khí cụ để duy trì kết quả trong khoảng 3 tháng tùy vào tình trạng của khách hàng.
Niềng răng mắc cài sứ
Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng là chụp X quang răng

Chi phí niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Câu trả lời là không có con số cố định mà phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cơ sở, trình độ tay nghề bác sĩ, công nghệ niềng răng. Nhưng nhìn chung, mắc cài sứ thuộc loại giá tầm trung vì chỉ cao hơn mắc cài kim loại vài triệu đồng.

Hiện nay chi phí trung bình của kỹ thuật này khoảng 30 – 50 triệu đồng. Chi phí này cũng còn tùy thuộc vào tình trạng răng hay một số vấn đề phát sinh trong quá trình niềng. Vì vậy, để biết chính xác bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra cụ thể.

Chăm sóc trong quá trình niềng răng

Chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian niềng. Vì vậy, người niềng răng cần phải lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống: Người niềng răng nên chọn thực phẩm mềm, dễ nhai để hạn chế việc đau nhức răng, bung nút cài. Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm gây sâu răng như thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt có ga.
  • Vệ sinh răng miệng: Đây là vấn đề quan trọng nhất trong niềng răng. Nếu chải răng không tốt sẽ gây ra hiện tượng bung, sút, vỡ mắc cài, làm cho quá trình niềng răng bị ảnh hưởng. Hơn nữa khi chải răng không sạch, thức ăn sẽ dễ bám lại gây ra một số bệnh răng miệng. Bạn cần chọn loại bàn chải phù hợp cho người niềng răng để vệ sinh răng miệng hiệu quả.

Xem thêm: Bật mí các loại bàn chải cho người niềng răng

Niềng răng mắc cài sứ
Người niềng răng nên lựa chọn bàn chải phù hợp

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài sứ. Nếu có ý định niềng răng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Điều này giúp bạn giảm thiểu một số vấn đề không mong muốn cũng như yên tâm hơn trong quá trình điều trị.

Từ khóa » Dị ứng Kim Loại Niềng Răng