Các Vật Liệu được Sử Dụng Làm Vỏ đồng Hồ
Vỏ đồng hồ là bộ phận bảo vệ và cũng là thứ tạo nên vẻ ngoài đẹp đẽ quan trọng nhất của đồng hồ. Mức độ phổ biến của các loại vật liệu vỏ đồng hồ căn cứ theo nhu cầu về độ bền, sự quý giá, khả năng chống gỉ, khả năng chống trầy. Không giống như nhiều phụ kiện khác có thể dễ dàng thay thế được, vỏ đồng hồ mà bị trầy xước thì đa số người dùng chỉ có thể đem đi đánh bóng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được vấn đề này nếu ngay từ đầu chọn đúng loại vật liệu vỏ đồng hồ phù hợp với chế độ sử dụng của mình.
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: THÉP KHÔNG GỈ
Thép không gỉ dùng làm vỏ đồng hồ là loại 316L (riêng Rolex dùng 904L) đây là hợp kim hội tụ đủ các yếu tố như: giá phải chăng, bền bỉ, ít trầy xước, không gỉ… Thép không gỉ 316L không xuất sắc trong việc chống xước nhưng nếu xước thì rất dễ đánh bóng để sáng đẹp như lúc đầu trong khi các vật liệu tạo độ cứng bằng lớp phủ thì không làm được điều đó.
Độ cứng của Thép Không Gỉ: đạt 5.5-6 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy thấp
Chất liệu vỏ Rolex được làm từ thép 904L có độ cứng cao hơn thép 316L, và chỉ duy nhất Rolex sử dụng chất thép này trong chế tác đồng hồ
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: MẠ VÀNG
Mạ vàng là phủ một lớp vàng (hoặc hợp kim có màu vàng) lên lõi kim loại (thường là thép không gỉ) để tạo cho đồng hồ giá rẻ vật liệu vẻ ngoài quý giá như vàng. Vàng vốn rất mềm nhưng đa số vật liệu vỏ đồng hồ được mạ vàng thì lại chống trầy tốt vì áp dụng công nghệ mạ lót TiN (có màu giống vàng) có độ cứng rất cao.
Lưu ý là lớp vàng thật bên ngoài vẫn trầy xước như thường nhưng vì lớp này rất mỏng nên khó thấy, khi lớp vàng phai nhạt đi để lộ lớp TiN bên dưới, đồng hồ mạ vàng sẽ có khả năng chống trầy rất tốt.
Độ cứng của lớp Mạ Vàng: đạt 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy ngang với Sapphire (với điều kiện lớp phủ TiN vẫn còn)
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: CERAMIC
Ceramic hay còn gọi là sứ, trên đồng hồ Ceramic thường là hợp chất của Zirconium qua xử lý nhiệt, là một chất liệu rất phổ biến dùng để làm vỏ, dây, niềng … Trọng lượng Ceramic khá nhẹ, rất cứng, khi sử dụng hằng ngày, gần như chỉ có kim cương làm trầy xước được Ceramic.
Độ cứng của Ceramic: đạt 8-8.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất cao.
Tìm hiểu thêm:
Chất liệu Ceramic là gì?
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: BẠCH KIM
Bạch Kim hay còn gọi là Platium là một nguyên tố kim loại quý hiếm có màu trắng bạc. Bạch Kim có độ cứng trung bình, rất nặng, chống gỉ sét, chống ăn mòn gần như tuyệt đối.
Vật liệu vỏ đồng hồ Bạch Kim không phải Bạch Kim nguyên chất là mà hợp kim của Bạch Kim với các kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác). Đồng hồ có vỏ Bạch Kim đều là sản phẩm thuộc phân khúc xa xỉ.
Lưu ý, Bạch Kim khác vàng trắng, sở dĩ dùng từ Hán Việt là Bạch Kim để phân biệt với vàng trắng (hợp kim của nguyên tố kim loại vàng có màu trắng).
Độ cứng của Bạch Kim 950: đạt 4.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy không cao
Vật liệu vỏ đồng hồ bằng bạch kim 950 thường chỉ có trên đồng hồ xa xỉ
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: DIAMOND LIKE CARBON (DLC)
DLC là một dạng Carbon vô định hình có một số tính chất đặc trưng của kim cương, tiêu biểu nhất là độ cứng. Trên đồng hồ DLC được dùng như một lớp phủ, bao bọc lõi kim loại bên trong (thường là thép không gỉ, vàng) để cải thiện khả năng chống trầy xước của vật liệu làm lõi.
Độ cứng của lớp phủ DLC: đạt 9.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, chỉ có kim cương làm xước được vật liệu vỏ đồng hồ phủ DLC (với điều kiện lớp phủ DLC vẫn còn)
Mạ DLC là gì? 6 Lý do nên lựa chọn đồng hồ phủ DLC
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: TANTALUM
Tantalum là vật liệu vỏ đồng hồ có khả năng chống trầy khá
Tantalum là một nguyên tố kim loại có màu xám bạc, đặc điểm của vật liệu vỏ đồng hồ Tantalum là vô cùng bền bỉ, chống ăn mòn với độ cứng cao hơn thép không gỉ được dùng trong cấy ghép phẫu thuật và dụng cụ thí nghiệm.
Tantalum không quá phổ biến trên đồng hồ vì khá đắt tiền, tuy nhiên lại khá thường gặp trên đồng hồ cao cấp của các thương hiệu lớn (Tantalum là kim loại hiếm hơn vàng rất nhiều lần).
Độ cứng của Tantalum: đạt 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy khá cao
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: TITANIUM
Titanium là một nguyên tố kim loại rất nhẹ, màu xám, độ bền cao, rất được ưa chuộng trong ngành hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, đồng hồ dùng Titanium cũng không có khả năng chống trầy xuất xắc mà chỉ dừng ở mức độ trung bình.
Đánh bóng dây vỏ đồng hồ đeo tay
Riêng vật liệu vỏ đồng hồ Titanium của Citizen được ion hóa bề mặt nên cứng hơn Titanium thường
Nếu bạn có yêu cầu khả năng chống trầy cao hơn cho Titanium, hãy chọn đồng hồ Titanium của Citizen. (Citizen sử dụng công nghệ ion hóa bề mặt để tạo một lớp phủ tăng độ cứng cho Titanium)
Độ cứng của Titanium: đạt 6 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy trung bình
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: TUNGSTEN
Vật liệu vỏ đồng hồ Tungsten rất cứng, các hợp chất của nó còn cứng hơn, ví dụ như Tungsten Carbine
Tungsten là một kim loại màu trắng sáng, có nhiệt nóng chảy rất cao. Tungsten trở thành vật liệu làm vỏ đồng hồ vì khả năng kháng hóa chất và ăn mòn rất cao, đồng thời khả năng chống trầy và chịu lực cũng thuộc hàng khủng so với nhiều kim loại, hợp kim khác.
Độ cứng của Tungsten: đạt 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất cao
VẬT LIỆU VỎ ĐỒNG HỒ: VÀNG
18K Vàng, Vàng Hồng, Vàng Trắng là những hợp kim chứa 75% vàng nguyên chất. Tất cả đều có khả năng chống ăn mòn rất cao, quý giá, tuy nhiên độ cứng thì thuộc hàng thấp nhất nên cũng dễ bị trầy xước nhất.
Độ cứng của vàng 18K: đạt 2.5-3 điểm trên thang độ cứng Mohs, không có khả năng chống trầy.
Bài viết liên quan:
Cấu tạo đồng hồ đeo tay
Thép không gỉ 316L là gì?
Xem thêm các dịch vụ sửa chữa đồng hồ tại bệnh viện đồng hồ và dây da đồng hồ , hộp xoay đồng hồ
Từ khóa » Vỏ đồng Hồ Thép Không Gỉ
-
Mua Dây đồng Hồ Thép Không Gỉ Giá Tốt | Khuyến Mãi Tháng 7/2022
-
Dây đồng Hồ Thép Không Gỉ Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Thép 316l – Chất Liệu Quy Chuẩn Trong Chế Tác Vỏ đồng Hồ
-
THÉP KHÔNG GỈ - STAINLESS STEEL LÀ GÌ ? NHỮNG CHIẾC ...
-
Vỏ đồng Hồ Thép Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Thay Thế Vỏ Đồng Hồ Bằng Thép Không Gỉ 39.5MM Cho Bộ Phận ...
-
Dây Đồng Hồ Kim Loại Oyster Thép Không Gỉ Khóa 2 Lớp Đầu Tai Ôm
-
Nhận Biết Đồng Hồ Thép Không Gỉ Bằng Nam Châm Đúng Hay Sai
-
Thép Không Gỉ 316L Là Gì ? – Tại Sao Chúng được Gọi Là Siêu Vật Liệu
-
Cách Nhận Biết đồng Hồ Sử Dụng Thép Không Gỉ Bằng Nam Châm Cực ...
-
Thép Không Gỉ 316L Là Gì? Giới Thiệu Về Chất Liệu Vỏ đồng Hồ được ...
-
So Sánh đồng Hồ Titanium Và đồng Hồ Thép Không Gỉ: Loại Nào Tốt Hơn
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng đồng Hồ Có Vỏ Dây Làm Từ Thép Inox 316L –