Cách Nhận Biết đồng Hồ Sử Dụng Thép Không Gỉ Bằng Nam Châm Cực ...
Dùng nam châm kiểm tra là cách dễ dàng để nhận biết chất liệu thép không gỉ trên đồng hồ. Vậy dùng nam châm như thế nào để nhận biết đồng hồ thép không gỉ chính xác nhất? Các bạn cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1 Khả năng chống gỉ của thép không gỉ
Thép không gỉ là hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ, chống biến màu vì trong thành phần chứa tối thiểu 10,5 % Crôm (Chromium).
Thành phần crôm giúp bề mặt hợp kim tạo ra lớp màng Ôxít Crôm khi thép không gỉ tiếp xúc với không khí. Lớp màng này tuy không nhìn được bằng mắt thường nhưng có tác dụng bảo vệ hợp kim bên trong.
Khi lớp màng này bị tác dụng lực hay hóa chất, chất ăn mòn làm bong ra, thép không gỉ lại sản sinh ra lớp màng mới, cứ liên tục như vậy giúp cho thép không gỉ không tác dụng với nước, không khí nên bền bỉ hơn các kim loại như sắt thép, hợp kim khác.
2 Loại thép nào có thể phân biệt được bằng nam châm
Thép để làm đồng hồ là thép 316L và 904L thuộc nhóm Austenitic dành cho dân dụng, đây là loại thép cao cấp nên đắt hơn các loại thép không gỉ thông thường.
Các bộ phận của đồng hồ thường được làm bằng thép không gỉ Austenitic là vỏ, nắp lưng, mắt dây, khóa. Đồng hồ được làm bằng thép không gỉ sẽ không bị ăn mòn, bền với nhiệt, không bị nhiễm từ nên không bị nam châm hút.
3 Cách dùng nam châm để nhận biết thép không gỉ
Nam châm để kiểm tra đồng hồ là loại nam châm nhỏ, bằng đầu ngón tay út. Bạn dùng nam châm đặt lên đồng hồ để kiểm tra. Nếu nam châm không bị hút thì đó là thép không gỉ Austenitic cao cấp, nếu nam châm bị hút thì đó là loại kim loại khác.
Các vị trí đặt nam châm:
- Dây: Đặt nam châm lên giữa các mắt dây, tránh vị trí chốt của dây.
- Vỏ đồng hồ: Đặt nam châm lên thành vỏ, hay mặt trên của vấu, tránh phần mặt số trên đồng hồ.
- Khóa: Đặt nam châm lên thân khóa để kiểm tra.
Lưu ý khi dùng nam châm kiểm tra đồng hồ thép không gỉ:- Đồng hồ làm bằng thép không gỉ không có nghĩa là tất cả các bộ phận của đồng hồ đều được làm bằng thép không gỉ cao cấp Austenitic. Các chốt nối hay ốc vít có thể không được làm bằng thép cao cấp nên khi bạn kiểm tra bạn phải tránh xa các vị trí này để tránh sai lệch kết quả.
- Không dùng nam châm quá lớn vì lực hút lớn có thể hút phải những bộ phận như chốt dây không phải thép Austenitic, nam châm lớn cũng có thể làm các bộ phận bên trong bộ máy bị nhiễm từ làm cho đồng hồ chạy nhanh hoặc chạy chậm hơn.
- Không để nam châm tiếp xúc lâu với phần mặt đồng hồ, các bộ phận kim loại không phải thép không gỉ bên trong bộ máy có thể bị hút, nhiễm từ gây trục trặc, hư hỏng đồng hồ.
Xem thêm
- Nên chọn đồng hồ mặt đá sapphire hay kính cứng? Cách phân biệt mỗi loại
- Kim đồng hồ có bao nhiêu loại? Nên chọn loại nào?
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn khi chọn mua một chiếc đồng hồ thép không gỉ nhé!
Từ khóa » Vỏ đồng Hồ Thép Không Gỉ
-
Mua Dây đồng Hồ Thép Không Gỉ Giá Tốt | Khuyến Mãi Tháng 7/2022
-
Dây đồng Hồ Thép Không Gỉ Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Thép 316l – Chất Liệu Quy Chuẩn Trong Chế Tác Vỏ đồng Hồ
-
THÉP KHÔNG GỈ - STAINLESS STEEL LÀ GÌ ? NHỮNG CHIẾC ...
-
Vỏ đồng Hồ Thép Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Thay Thế Vỏ Đồng Hồ Bằng Thép Không Gỉ 39.5MM Cho Bộ Phận ...
-
Dây Đồng Hồ Kim Loại Oyster Thép Không Gỉ Khóa 2 Lớp Đầu Tai Ôm
-
Nhận Biết Đồng Hồ Thép Không Gỉ Bằng Nam Châm Đúng Hay Sai
-
Thép Không Gỉ 316L Là Gì ? – Tại Sao Chúng được Gọi Là Siêu Vật Liệu
-
Thép Không Gỉ 316L Là Gì? Giới Thiệu Về Chất Liệu Vỏ đồng Hồ được ...
-
So Sánh đồng Hồ Titanium Và đồng Hồ Thép Không Gỉ: Loại Nào Tốt Hơn
-
Các Vật Liệu được Sử Dụng Làm Vỏ đồng Hồ
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng đồng Hồ Có Vỏ Dây Làm Từ Thép Inox 316L –