Các Vi Sinh Vật đường Ruột Và Vai Trò Của Chúng Với Sức Khỏe Con ...

1. Các vi sinh vật đường ruột là gì?

Các vi sinh vật đường ruột là hệ sinh thái riêng nhưng lại rất tổng quả. Chúng tạo nên 1 hệ vi sinh vật ruột bao gồm toàn bộ hàng nghìn tỷ vi khuẩn/ quần thể vi khuẩn có ở trong hệ tiêu hóa của con người. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra tới hơn 1.000 loại vi khuẩn khác nhau với tổng cộng khoảng 3 triệu gen - nhiều hơn 150 lần nếu so sánh với gen người.

Trẻ sơ sinh ngay từ khi mới chào đời đã lập tức bị các vi sinh vật xâm nhập. Nguồn vi sinh vật này chủ yếu đến từ mẹ (da, vú, âm đạo, phân,...), tiếp theo đến từ không khí, môi trường trong quá trình sinh nở,... Hệ vi sinh vật này liên tục phát triển cho tới khi trẻ 2 tuổi và chịu ảnh hưởng lớn từ cách nuôi dưỡng. Sau 2 tuổi, hệ vi sinh vật này phát triển đa dạng hóa như người lớn và liên tục phát triển trong suốt cuộc đời dưới sự ảnh hưởng của lối sống, chế độ ăn uống,...

Theo thống kê có được, khi con người ở thể trạng tốt thì hệ vi sinh vật đường ruột sẽ có 85% là lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi) và 15% còn lại là các vi khuẩn gây hại.

Các vi sinh vật đường ruột được chia làm 2 nhóm

Các vi sinh vật đường ruột được chia làm 2 nhóm

2. Vai trò của các vi sinh vật đường ruột

Các vi sinh vật đường ruột được chia làm 2 loại: các vi sinh vật có lợi và các vi sinh vật có hại. Bình thường, chúng sẽ cân bằng, kìm hãm sự phát triển của nhau, tạo ra sự cân bằng cho hệ sinh thái vi sinh đường ruột. Nếu phá vỡ sự cân bằng này sẽ tạo ra nhiều phản ứng hệ lụy gây bệnh cho con người.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về tác động của từng nhóm tới sức khỏe con người:

2.1. Các vi sinh vật có lợi

Một số loại vi khuẩn có trong ruột có khả năng đem lại lợi ích cho cơ thể, có thể kể tới như: Lactobacilli, Bacillus clausii, Bifidobacteria,... Những tác động tích cực của chúng tới cơ thể chúng ta có thể kể đến như sau:

Các lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong cơ thể người

Các lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong cơ thể người

  • Vi khuẩn Bifidobacteria có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vi khuẩn này có trong đường ruột của trẻ sơ sinh với tác dụng giúp tiêu hóa các loại đường lành mạnh có trong sữa mẹ.

  • Một số vi khuẩn có tác dụng tiêu hóa chất xơ thành các loại axit béo có chuỗi ngắn. Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và hạn chế nguy cơ gây ung thư. Một số vi khuẩn khác lại hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn mà ruột non hay dạ dày không thể tiêu hóa được. Có vi khuẩn lại giúp tổng hợp vitamin, ví dụ vitamin B và K.

  • Các vi sinh vật đường ruột có lợi còn có tác động tích cực tới hệ miễn dịch của cơ thể. Ví dụ tạo ra các phản ứng để cơ thể nhận biết khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các lợi khuẩn này giống như “lính canh”, chống lại sự xâm nhập của các hại khuẩn, bảo vệ an toàn cho niêm mạc ruột.

  • Một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động tích cực của lợi khuẩn đường ruột tới hệ thần kinh, cụ thể là não bộ. Ví dụ lợi khuẩn Probiotics có mối liên hệ mật thiết đến việc kiểm soát một số bệnh lý rối loạn thần kinh như tự kỷ hay trầm cảm.

  • Một số vi khuẩn còn có tác dụng làm giảm các bệnh lý về dị ứng, ví dụ như chủng Lactobacilli và Bifidobacteria.

2.2. Các vi sinh vật có hại

Bên cạnh những lợi khuẩn, còn có những hại khuẩn có thể tồn tại trong đường ruột con người. Những hại khuẩn này không chỉ gây bệnh ở đường tiêu hóa mà còn có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa gây ra bởi hại khuẩn đường ruột có thể kể tới như: viêm ruột, tiêu chảy, viêm đại tràng,... Những bệnh lý ở bộ phận khác như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm màng não và đặc biệt là nhiễm trùng máu.

Các hại khuẩn sẽ gây bệnh cho cơ thể

Các hại khuẩn sẽ gây bệnh cho cơ thể

Một số hại khuẩn trong số các vi sinh vật đường ruột gây bệnh cho người như:

  • Trực khuẩn Shigella gây bệnh lỵ và viêm ruột tiêu chảy.

  • Vi khuẩn thương hàn hay còn có tên khoa học là Salmonella typhi, là tác nhân gây ra bệnh thương hàn ở người.

  • E.coli là một loại vi khuẩn sống kí sinh trong đường ruột của cả con người và động vật, thống kê chúng chiếm tới 80% các vi sinh vật đường ruột. E.coli có nhiều chủng loại, bình thường chúng không gây hại mà thậm chí còn đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi cơ thể gặp vấn đề hay sức đề kháng giảm sút, một số nhóm E.coli sẽ xâm nhập và phát triển trong cơ thể, sau đó gây bệnh. Chủng E.coli gây bệnh phổ biến nhất là E.coli O157:H7. Chúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột non, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy cấp tính. Ở những trường hợp nặng có thể gây: tiểu ra máu, mất nước, xuất huyết dưới da...

3. Duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật đường ruột như nào?

Một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và khỏe mạnh sẽ có những tác động tích cực tới sức khỏe con người. Sau đây là một số cách để duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật đường ruột:

3.1. Ăn uống đầy đủ

Hãy xây dựng những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo có những thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc và các loại rau củ quả. Chất xơ không chỉ tốt cho cơ thể mà còn là nguồn thực phẩm cho một số lợi khuẩn đường ruột, giúp chúng sinh sôi và phát triển.

Bên cạnh đó hãy đa dạng bữa ăn, việc này sẽ giúp hệ sinh vật đường ruột cũng đa dạng theo. Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm lên men như: sữa chua, phô mai, kim chi,... để giúp hệ sinh vật đường ruột được củng cố và thêm khỏe mạnh. Thêm các acid amin thiết yếu cùng chất béo cung cấp từ khẩu phần ăn cũng góp phần nuôi dưỡng và đa dạng nguồn vi sinh đường ruột.

Cuối cùng, hãy hạn chế ăn đồ ngọt, đặc biệt là các chất ngọt nhân tạo hay đường hóa học. Những chất này có thể làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật đường ruột, gây mất cân bằng và gây rối loạn tiêu hóa.

3.2. Sinh hoạt điều độ

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới sự cân bằng của các vi sinh vật đường ruột. Nếu bạn hay thức đêm, hay mất ngủ, ngủ không đều hay giấc ngủ có chất lượng kém thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng viêm nhiễm. Chính vì vậy, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và điều chỉnh để có một giấc ngủ chất lượng tốt.

3.3. Bổ sung men vi sinh

Và cách cuối cùng để cân bằng các vi sinh vật đường ruột đó chính là bổ sung men vi sinh - hay chính là các lợi khuẩn. Có rất nhiều loại men vi sinh nhưng nguyên tắc chung phải đảm bảo: vi khuẩn có trong men vi sinh phải phát triển được trong hệ tiêu hóa (bền với dịch mật, dịch axit dạ dày, dịch tiêu hóa và có thể đến được nơi cần đến để cư trú và phát triển), giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và có thể phục hồi sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột.

Men vi sinh giúp cân bằng các vi sinh vật đường ruột

Men vi sinh giúp cân bằng các vi sinh vật đường ruột

Tổng kết lại, hệ thống tiêu hóa của chúng ta bao gồm một hệ thống vi sinh vật phức tạp. Đặc biệt là hệ thống các vi sinh vật đường ruột, chúng vừa đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, vừa giúp tăng khả năng đề kháng trước những nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên cần đặc biệt quan tâm tới sự cân bằng của các vi sinh vật đường ruột. Vì nếu sự cân bằng mất đi sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể.

Từ khóa » đa Số Sinh Vật Là Những Cơ Thể