Các Vị Thuốc Có Tác Dụng Giải Biểu - Thaythuocvietnam
Có thể bạn quan tâm
Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi) giải biểu, giảm đau đầu thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc. Thuốc giải biểu được dùng khi hàn tà hoặc nhiệt tà còn ở phần biểu. Có thể chia thuốc giải biểu làm 2 loại để điều trị 2 loại cảm mạo có triệu chứng khác nhau: Thuốc tân ôn giải biểu và thuốc tân lương giải biểu.
Nội dung bài viết
- 1. Các vị thuốc tân ôn giải biểu
- 1.1 Vị thuốc Quế chi
- Tác dụng dược lý:
- Công năng chủ trị:
- Ứng dụng lâm sàng
- 1.2 Vị thuốc Ma hoàng
- Tác dụng dược lý:
- Công năng, chủ trị:
- Ứng dụng lâm sàng
- 1. 3 Vị thuốc Sinh khương
- Tác dụng dược lý:
- Công năng chủ trị:
- Ứng dụng lâm sàng
- 1.1 Vị thuốc Quế chi
- 2. Thuốc giải biểu cay mát (tân lương giải biểu)
- 2.1 Vị thuốc Bạc hà
- Công năng, chủ trị
- Ứng dụng lâm sàng:
- 2.2 Vị thuốc Ngưu bàng tử
- Công năng chủ trị:
- Ứng dụng lâm sàng:
- 2.3 Vị thuốc Cúc hoa
- Công năng, chủ trị:
- Ứng dụng lâm sàng
- 2.1 Vị thuốc Bạc hà
1. Các vị thuốc tân ôn giải biểu
Hay còn gọi là thuốc giải biểu cay ấm, phần lớn quy kinh phế. Công năng chung là phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu chỉ thống do làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc. Một số vị thuốc giải biểu cay ấm thường dùng: Quế chi, ma hoàng, bạch chỉ, tế tân…
1.1 Vị thuốc Quế chi
Quế chi là một vị thuốc giải biểu (làm ra mồ hôi)Tác dụng dược lý:
Phát hãn, giải biểu (làm ra mồ hôi), thông dương khí, hành huyết, ấm kinh thông mạch (giảm đau, giảm co quắp)
Công năng chủ trị:
- Giải biểu tán hàn, dùng để chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao, có rét run, không đổ mồ hôi. Khi dùng có thể phối hợp với Ma hoàng trong bài ma hoàng thang với người không ra mồ hôi, với người cảm ra nhiều mồ hôi có thể dùng bài quế chi thang.
- Làm thông dương khí. Những trường hợp dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ thể bị ngưng đọng gây phù nề, hoặc dùng trong chứng đờm ẩm, khí huyết lưu thông kém có thể sử dụng sinh khương kết hợp với các vị thuốc hành khí khác.
- Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị các bệnh phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp, có thể phối hợp với bạch chỉ.
- Hành huyết giảm đau, dùng trong các trường hợp bế kinh đau bụng, thống kinh, phối hợp với xuyên khung, đương quy, ngô thù du, xích thược. Trường hợp thai chết lưu phối hợp với xạ hương, đau bụng do lạnh phối hợp với hương phụ.
- Làm ấm thận hành thủy: dùng cho chức năng thận suy yếu, tiểu tiện bí tức, hen suyễn phối hợp với mộc thông, uy linh tiên.
Liều dùng: 4- 20 g.
Ứng dụng lâm sàng
Quế chi thang (Thương hàn luận) gồm: Quế chi 12g, Bạch thược 12g, Chích thảo 6g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả sắc nước uống. Dùng tốt đối với bệnh nhân cơ thể vốn yếu mắc ngoại cảm phong hàn.
Trị chứng phong thấp đau các khớp, không sốt dùng bài: Quế chi phụ tử thang: Quế chi 12g, Phụ tử 12g, Cam thảo 8g, Sinh khương 12g, Đại táo 3 quả, Sắc nước uống ấm.
Hành huyết thông kinh: Trị chứng phụ nữ đau bụng kinh do ứ huyết, thai chết lưu, bụng dưới có cục, tắt kinh, dùng Quế chi phục linh hoàn: Quế chi, phục linh, Đơn bì, Bạch thược, Đào nhân, mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn làm hoàn.
Bài thuốc trị u xơ tử cung: Quế chi, Đào nhân, xích thược, Hải tảo, Mẫu lệ, Miết giáp mỗi thứ 160g, Phục linh Mẫu đơn bì, Qui vĩ mỗi thứ 240g, Hồng hoa 100g, Nhũ hương, Mộc dược, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 80g, tất cả tán mịn, luyệt mật làm hoàn, mỗi lần uống 10-12g ngày 2-3 lần.
Ôn thận hành thủy: Quế chi có tác dụng thông dương lợi thủy, phối hợp với các vị thuốc ôn thận kiện tỳ lợi thủy khắc trị các chứng phù (trong bệnh viêm thận, thận hư nhiễm mỡ) hoặc đàm ẩm (trong bệnh viêm phế quản mạn), Trị các chứng phù, thường dùng bài Ngũ linh tán (bạch linh, Bạch truật, Trư linh mỗi thứ 12g, Trạch tả 16g, Quế chi 4g, tán bột mịn mỗi lần uống 8-12g hoặc làm thuốc sắc. Trị viêm phế quản hoặc hen phế quản mạn tính. Nhiều đàm dùng bài Linh quế truật cam thang (Bạch linh 12g, Bạch truật 8g, quế chi 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.
1.2 Vị thuốc Ma hoàng
Ma hoàng dùng toàn cây bỏ rễ và đốt của cây Ma hoàng.Thuốc có vị cay đắng, tính ấm, quy vào kinh phế và bàng quang kiêm kinh tâm, đại tràng.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng phát hãn: Những trường hợp Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.
* Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
* Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do ephedrin làm giãn cơ trơn khí quản.
* Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ.
* Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu.
Công năng, chủ trị:
- Giải cảm hàn do khả năng phát hãn, hạ nhiệt của nó thường được dùng khi cảm gió mưa lạnh, cơ thể bị sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi. Thường phối hợp với quế chi, bạch chỉ.
- Làm thông phế khí, bình suyễn, dùng trong các trường hợp phế khí tắc, dẫn đến ho, suyễn như khi bị cảm hàn có kèm theo ho, hoặc viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho gà. Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt hóa đờm.
- Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng cho các trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính.
Ứng dụng lâm sàng
Ma hoàng thang: Ma hoàng 12g, Quế chi 8g, Hạnh nhân 12g, Chích thảo 4g. Sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp. Tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Ma hoàng thạch cao: ma hoàng 8g, thạch cao 4g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Dùng cho trường hợp khí phế tắc dẫn đến ho.
Trị viêm phế quản cấp tính, viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở: Ma hoàng 8g, hoàng cầm 12g, thạch cao 40g, cát cánh 12g, hạnh nhân 8g, bách bộ 8g, cam thảo 8g.
1. 3 Vị thuốc Sinh khương
Sinh khương là một trong những vị thuốc giải biểu cay ấm (tân ôn giải biểu)Tác dụng dược lý:
Sinh khương quy vào kinh phế, vị tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp đầy chướng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh.
Ngoài ra có thể dùng sinh khương làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc.
Công năng chủ trị:
- Phát tán phong hàn, dùng chữa cảm mạo phong hàn Có thể dùng 4g sắc riêng uống lúc nóng hoặc phối hợp với bạch chỉ kinh giới.
- Làm ấm vị, hết nôn lợm, dùng khi bị lạnh bụng đầy chướng, đau bụng không tiêu. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng mặt nặng, chân lạnh.
- Hóa đờm chỉ ho, dùng trong bệnh ho do viêm khí phế quản, phối hợp với cam thảo, còn dùng hóa đờm tron trường hợp trúng phong cấm khẩu, đờm hút tắc cổ họng.
- Lợi niệu tiêu phù thũng
- Giải độc khử trùng: dùng chữa giun đũa chui lên ống mật hoặc tắc ruột do giun đũa.
Ứng dụng lâm sàng
Trị cảm mạo phong hàn: Tía tô 10g, kinh giới 10g, bạc hà 10g, bạch chỉ 6g, địa liền 6g, vỏ quýt 6g, sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.
Chữa trúng phong căm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hoà với nước cốt gừng. Nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần với liều lượng bằng nhau.
Chữa hoàng đản, tiểu tiện không lợi, suyễn hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp: Gừng sống, củ chóc, mỗi vị 320g. Sắc uống làm 2 lần
Chữa ho lâu ngày: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) tròn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một.
Chữa hen: Nước gừng sống. nước chanh, sữa người. đồng tiện, đều I chén. Hảm ấm và uống. cho đến khì khỏi
2. Thuốc giải biểu cay mát (tân lương giải biểu)
Các vị thuốc này có vị cay, tính mát, chủ yếu quy kinh phế. Có công năng chung là phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống, dùng trong trường hợp cảm mạo phong nhiệt, người sốt cao, nhức đầu.
2.1 Vị thuốc Bạc hà
Bạc hà có vị cay, tính mát, quy vào kinh phế và can.Công năng, chủ trị
- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, dùng với cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, nhức đầu ít hoặc không có mồ hôi.
- Trừ phong giảm đau, dùng với bệnh đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau, phối hợp với cúc hoa, vỏ núc nắc.
- Kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, dùng cho các bệnh ăn uống không tiêu, nôn, ợ chua, đau bụng, đi tả.
- Chỉ ho, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với huyền sâm, mạch môn.
Liều dùng: từ 2- 12 g.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa cảm mạo phong nhiệt: dùng bạc hà xông hoặc uống bạc hà 20g, thạch cao sống 40g sắc uống.
Phòng bệnh cảm cúm, bạc hà, tô diệp, hoắc hương lượng bằng nhau, sắc uống liền trong 3 ngày.
Nước sắc bạc hà xúc miệng sát khuẩn răng miệng.
2.2 Vị thuốc Ngưu bàng tử
Hạt ngưu bàng tửVị thuốc là quả cây ngưu bàng. Vị cay đắng, tính hàn, quy vào kinh phế và vị.
Công năng chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, dùng khi phong nhiệt phạm biểu, gây sốt, miệng khô khát, ho khan viêm amidan, khạc ra đờm đặc vàng.
- Giải độc, làm sởi mọc nhanh
- Nhuận tràng thông tiện: dùng cho các trường hợp họng đau có sốt.
Liều dùng: 4 -12 g.
Ứng dụng lâm sàng:
Dùng ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g sắc uống để giải cảm nhiệt.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, cát căn 12g, kinh giới tuệ 8g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, bạc hà 4g, Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, kinh giới tuệ 6g, cát cánh 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.3 Vị thuốc Cúc hoa
Cúc hoa là một trong những vị thuốc tân lương giải biểuCúc hoa là vị thuốc lấy từ hoa cây Cúc Chrysanthemun indicum L. Dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Cúc hoa vị ngọt đắng, tính bình, quy vào 8 kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, đại tràng và tiểu tràng.
Công năng, chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh sốt do cảm mạo, nhức đầu, đau mắt, đau mắt đỏ có thể phối hợp với tang diệp.
- Thanh can sáng mắt: dùng khi can kinh bị phong nhiệt, mắt sưng đau đỏ, ung thũng chóng mặt.
- Bình can, hạ huyết áp, có thể phối hợp với một số thuốc khác dưới dạng hãm, ví dụ hoa hòe, hoa kim ngân, đinh lăng.
- Giải độc, chữa mụn nhọt đinh độc.
- Ngoài ra còn chữa bệnh da tê bì, mất cảm giác vùng da, cơ.
Liều dùng: 4-12 g
Ứng dụng lâm sàng
Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt dùng bài Tang cúc ẩm:
Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Hạnh nhân 12g, Liên kiều 6 – 12g, Cát cánh 8 – 12g, Lô căn 8 – 12g, Bạc hà 2 – 4g, Cam thảo 2 – 4g. Sắc nước uống.
Chữa đau mắt sưng đỏ thường kết hợp với các thuốc tư âm thanh can hỏa, dùng bài Cúc hoa tán:
Cúc hoa, Bạch tật lê, Mộc tặc thảo mỗi thứ 12g, Huyền sâm 12g, Thuyền thoái 3g,, Liên kiều 8g, Khương hoạt 4g, sắc nước uống.
Chữa huyết áp cao mắt mờ dùng bài Kỷ cúc Địa hoàng hoàn: Thục địa 20g, Hoài sơn 16g, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì, Sơn thù, Cúc hoa, Kỷ tử mỗi thứ 12g. Theo tỷ lệ của bài thuốc. Thục địa sắc lấy nước còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn đều với nước Thục địa làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6 – 12g, uống 2 lần/ngày hoặc sắc thuốc thang uống.
Chữa mụn nhọt đinh độc:
Cúc hoa (tươi) giã nát đắp nhọt và uống thêm Bạch cúc hoa tươi 120 – 150g, Cam thảo tươi 20g, sắc nước uống.
DS. Nguyễn Thị La
Từ khóa » Giải Biểu Nhiệt Là Gì
-
Thuốc Giải Biểu - Health Việt Nam
-
Thuốc Giải Biểu: Tổng Quan Tác Dụng
-
Thuốc Giải Biểu Flashcards | Quizlet
-
Những Bài Thuốc Giải Biểu - Chuyên Trang Y Dược Tuệ Tĩnh
-
Thuốc Giải Biểu Đông Y Cổ Truyền - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nhóm Thuốc Tân ôn Giải Biểu - Viện Y Học Bản địa Việt Nam
-
Chú ý Cách Sử Dụng Thuốc Giải Biểu Trong đông Y
-
Đại Cương Thuốc Giải Biểu | Y Học Căn Bản
-
Thuốc Giải Biểu - Healthy Eating Forums
-
Đặc điểm Chung Của Nhóm Thuốc Giải Biểu - Học Tốt
-
Thuốc Giải Biểu | Đông Y Luận Trị
-
Những Bí Mật Về Bài Thuốc Giải Biểu Trong Đông Y - Y Học Cổ Truyền
-
Đông Y Giải Nhiệt Mùa Hè - Báo Sức Khỏe & Đời Sống