Các Vị Trí Tiêm Vaccine được Khuyến Cáo Cho Trẻ Em - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, hầu hết vaccine được bào chế dưới dạng tiêm bắp nên vị trí tiêm thường được lựa chọn dựa trên các cơ nằm phía dưới da. Các cơ phù hợp để tiêm vaccine thường là những cơ lớn, ít có cấu trúc mạch thần kinh để hạn chế tối đa các biến chứng và tác dụng phụ khi tiêm. Đồng thời, các chuyên gia cũng ưu tiên tiêm vaccine vào phần cơ nằm gần cụm hạch bạch huyết. Bởi đây là nơi chứa nhiều tế bào miễn dịch có vai trò nhận diện kháng nguyên trong vaccine và kích hoạt phản ứng miễn dịch để tạo ra kháng thể. Tiêm vaccine vào vị trí gần hạch bạch huyết sẽ giúp tăng cường phản ứng của cơ thể với vaccine.
Dưới đây là ba vị trí tiêm vaccine được khuyến cáo cho trẻ em.
Vùng đùi
Cơ đùi lớn phía ngoài là vị trí tiêm bắp được khuyến nghị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Để xác định vị trí tiêm, các chuyên gia y tế sẽ chia mặt trước đùi ra thành 3 phần theo chiều dọc. Vị trí tiêm vaccine sẽ nằm ở phần giữa, bên ngoài đùi.
Nếu bé phải tiêm vaccine vào chân, phụ huynh có thể ôm bé hoặc đặt con nằm trên bàn khám. Nếu ôm bé, bố mẹ hãy để con ngồi nghiêng, đặt tay bên trong của trẻ ở phía sau lưng mình. Một tay bố mẹ dùng giữ tay còn lại của bé, một tay sử dụng để cố định đùi. Trong trường hợp để bé nằm trên bàn khám, bố mẹ hãy đặt con nằm ngửa, chân hướng về phía chuyên gia y tế. Lúc này, bố mẹ sẽ đứng bên cạnh và cố gắng giữ yên hai tay cũng như chân không tiêm ngừa để tránh tình trạng bé giãy đạp dẫn đến bị thương.
Trong một số trường hợp, ví dụ như trẻ bị dị tật ở chân bẩm sinh, bị chàm hoạt động hoặc đặt nẹp hông, chuyên gia y tế có thể xem xét các vị trí thay thế như đùi còn lại, cơ delta cánh tay hoặc vùng sau ngoài mông.
Cánh tay
Cơ delta cánh tay là vị trí tiêm vaccine thường được lựa chọn nhất cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Khác với trẻ sơ sinh, cơ delta cánh tay của trẻ trên 1 tuổi đã phát triển đủ lớn nên có thể tiến hành tiêm vaccine tại đây. Nhiều chuyên gia nhận thấy, việc tiêm vaccine ở cơ delta thuận tiện hơn ở cơ đùi vì việc để lộ cánh tay sẽ dễ dàng hơn.
Đối với trẻ lớn đã có thể tự ngồi một mình thì việc tiêm vaccine ở cơ delta cánh tay khá đơn giản. Tuy nhiên, với những trẻ còn nhỏ, bố mẹ có nhiều tư thế để giữ con ngồi yên trong quá trình tiêm ngừa như giữ con từ phía sau, để con ngồi trên đùi hoặc giữ bé bên cạnh. Tốt nhất, bố mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế để duy trì tư thế phù hợp nhất.
Vùng sau ngoài mông
Đây là vị trí thường được các chuyên gia y tế lựa chọn để thay thế nếu không thể tiêm vaccine ở cơ đùi lớn phía ngoài hoặc cơ delta cánh tay. Vị trí này cũng phù hợp cho những trẻ cần tiêm nhiều loại vaccine trong một lần.
Khi tiêm ở vị trí này, trẻ em sẽ được giữ nằm sấp trên chân bố mẹ, chân hạ xuống để lộ một phần mông về phía nhân viên y tế. Để xác định đúng vị trí tiêm, nhân viên y tế sẽ đặt gót ngón tay lên vùng xương chậu của trẻ sao cho các ngón tay song song với thân người và hướng về phía đầu. Giữ yên 3 ngón còn lại, di chuyển ngón cái và ngón trỏ để tạo thành chữ V ở ngón trỏ và ngón giữa. Vị trí tiêm sẽ nằm giữa khu vực chữ V này.
Trên thực tế, ngoài tiêm bắp, các vị trí này cũng được lựa chọn để thực hiện tiêm vaccine trong da hoặc dưới da.
Phương Quỳnh (Theo Australian Immunisation Handbook)
Từ khóa » Cách Xác định Tiêm Bắp Tay
-
Kỹ Thuật Tiêm Bắp Là Gì? Vị Trí Tiêm Và Quy Trình Thực Hiện - Hello Bacsi
-
Tiêm Bắp Có đau Không Và Tiêm Thế Nào để An Toàn? | Vinmec
-
Các Tai Biến Có Thể Xảy Ra Khi Tiêm Bắp | Vinmec
-
Hướng Dẫn Cách Tiêm Bắp Và Xác định Vị Trí Tiêm An Toàn
-
[DOC] Bài 10 KỸ THUẬT TIÊM BẮP NÔNG
-
Cách để Tiêm Bắp - WikiHow
-
KỸ THUẬT TIÊM CHÍCH CƠ BẢN - Kiến Thức Y Học
-
Kỹ Thuật Tiêm Bắp Thịt | BvNTP
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tiêm Bắp - Điều Dưỡng Viên - YouTube
-
VỊ TRÍ TIÊM BẮP 1.Với Cơ Delta: Chỉ... - Tủ Sách Điều Dưỡng
-
KỸ THUẬT TIÊM THUỐC - Health Việt Nam
-
Tiêm Bắp Có đau Không Và Tiêm Thế Nào để An Toàn? - Suckhoe123
-
KỸ THUẬT TIÊM BẮP NĂM 2016 Technical Intramuscular