Hướng Dẫn Cách Tiêm Bắp Và Xác định Vị Trí Tiêm An Toàn

Kỹ thuật tiêm bắp nhằm đưa lượng thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ) giúp thuốc hấp thu nhanh vào cơ thể hơn. Tuy nhiên, để nắm được cách tiêm bắp không đau và an toàn thì hãy cùng Cao đẳng Y Khoa phạm Ngọc Thạch tham khảo bài viết dưới đây để có kỹ năng tốt nhất.

1. Tiêm bắp là gì? Các vị trí tiêm bắp

Tiêm bắp là cách được các bác sĩ, y tá dùng để đưa thuốc vào cơ thể thông qua mũi tiêm vào cơ bắp. Kỹ thuật tiêm này thường áp dụng với một số loại thuốc cụ thể để chúng hoạt động chính xác.

Tiêm bắp là gì?
Tiêm bắp là gì?

Dưới đây là các vị trí tiêm bắp trên cơ thể:

1.1. Cơ delta cánh tay:

Vị trí cơ delta (deltoid muscle) thường được sử dụng cho việc vắc-xin, tuy nhiên sẽ không phổ biến cho người bệnh tự tiêm. Bởi khối lượng cơ delta khá nhỏ nên chỉ được tiêm với lượng thuốc giới hạn (thường không quá 1 ml). Đây là vị trí cũng không dễ cho người tự thực hiện.

1.2. Cơ đùi lớn phía ngoài:

Nếu các vùng khác không thực hiện được thì có thể tiêm cơ đùi lớn phía ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tiêm ở vị trí này bằng cách chia đùi thành 3 phần bằng nhau. Sau đó hãy chọn phần giữa bên ngoài của đùi để tiêm.

1.3. Cơ vùng sau ngoài của mông:

Các bác sĩ và y tá thường chỉ định tiêm vùng cơ sau ngoài của mông với người lớn và trẻ em trên 7 tháng. Đây là một trong các cách tiêm không gần với dây thần kinh hay mạch máu nào, bởi vậy sẽ không hạn chế tiêm nhầm chỗ bởi khá sâu. Tuy nhiên bạn sẽ rất khó tự tiêm và phải nhờ đến người khác.

1.4. Cơ vùng sau của mông:

Một vị trí tiêm phổ biến là vùng cơ sau của mông. Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm bắp sâu này có khả năng gây tổn thương cho dây thần kinh tọa bởi vậy khi tiêm các bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn vị trí cơ vùng sau ngoài của mông hơn. Đồng thời rất khó để người bệnh tự tiêm.

2. Tiêm bắp có đau không?

Tiêm bắp có đau không chủ yếu phụ thuộc với nhiều yếu tố. Dưới đây sẽ chia sẻ về cách tiêm bắp không đau để bạn đọc tham khảo:

  • Vị trí tiêm: Thường thì việc chọn vị trí mũi kim tiêm ở giữa khối cơ thì đỡ đau nhất. Khi tiêm vào trong cơ càng sâu thì sẽ ít ảnh hưởng đến các thụ thể cảm giác, và thuốc được phân bố nhiều ở lớp dưới hạ bì.
  • Tốc độ tiêm và rút kim: Tốc độ tiêm càng nhanh sẽ khiến cho mức độ tổn thương cơ càng cao. Nguyên nhân là bởi thuốc không có đủ thời gian để thẩm thấu vào cơ và dễ xảy ra tình trạng bị xé rách từng lớp cơ. Bên cạnh đó chúng còn tạo thành khối chèn ép lên các đầu mút thần kinh cảm thụ, gây đau kéo dài. Tương tự như việc rút kim tiêm cũng vậy.
  • Loại kim tiêm: Mỗi loại thuốc cần mũi kim tiêm khác nhau, mũi tiêm càng nhỏ thì càng ít tổn thương và đỡ đau hơn.
  • Mặt vát kim: Yếu tố này tác động đến khả năng xuyên thấu, với mặt vát kim sắc và mỏng thì độ xuyên thấu sẽ cao hơn, từ đó sẽ giúp làm giảm bớt cảm giác đau do ít tổn thương phần mềm hơn. Bởi vậy hãy thay đầu kim khác để tránh đâm kim nhiều lần liên tục gây tổn thương.
Không nên tự ý tiêm bắp mà chưa được sự cho phép của bác sĩ
Không nên tự ý tiêm bắp mà chưa được sự cho phép của bác sĩ
  • Loại thuốc tiêm: Cách tiêm bắp không đau khác một phần cũng do các thuốc sử dụng. Thuốc có tác động kích ứng lên các thụ thể đau. Chẳng hạn như các dịch đẳng trương (isotonic) thì ít gây kích ứng ít hơn so với các thuốc nhược trương (hypotonic) hay ưu trương (hypertonic).
  • Lượng thuốc tiêm: Thường lượng thuốc tiêm vào bắp càng ít thì sẽ càng ít đau hơn bởi nó tác động đến các đầu thụ thể đau và tổn hại đến các bó cơ. Bởi vậy, bạn cần phải tính toán và xem xét lượng thuốc tiêm nhiều hay ít từ đó có lựa chọn vị trí phù hợp.
  • Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố về cách tiêm bắp ở trên có đau không thì tâm lý người bệnh cũng giúp giảm đau. Với tâm lý thoải mái thì bệnh nhân sẽ ít đau hơn. Ngược lại nếu căng thẳng, thì sẽ đau nhiều hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau và đối tượng tiêm.

3. Hướng dẫn cách tiêm bắp an toàn, không đau

Việc thực hiện các cách tiêm bắp tay an toàn và hạn chế tai biến khi thực hành tại các cơ sở y tế. Ngoài ra khi học Cao đẳng Điều Dưỡng - Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, các bạn sẽ nắm được cách tiêm thuốc và xác định vị trí tiêm không đau ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Bởi ngôi trường này kết hợp đào tạo lý thuyết - thực hành, chủ yếu đào tạo chuyên môn sâu cho sinh viên. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sau khi ra trường thành thạo các bước và kỹ thuật tiêm bắp dưới đây:

3.1. Bước 1: Rửa tay

Thực hiện tiêm bắp thì trước tiên cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng và nước ấm. Điều đó sẽ giúp vô trùng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.

3.2. Bước 2: Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Trước khi tiêm bắp cần chú ý đến những vật dụng cần thiết sau đây:

  • Cồn
  • Găng tay y tế, miếng băng gạc
  • Kim, ống tiêm với dung dịch thuốc
  • Hộp đựng đồ vật sắc nhọn

3.3. Bước 3: Xác định vị trí tiêm

Kỹ thuật viên thực hiện cách tiêm thuốc thì phải xác định tiêm bắp nông hay sâu, vị trí tiêm là bắp tay, cơ mông hoặc cơ đùi.

Trước tiên, bạn hãy kéo phần da ở vị trí tiêm giữa hai ngón tay nhằm giúp cách ly phần cơ và vị trí tiêm thuốc. Đồng thời phải giữ tư thế thả lỏng, tâm lý thoải mái khi tiêm cơ bắp được thư giãn.

3.4. Bước 4: Làm sạch tại chỗ tiêm

Trước khi tiêm hãy dùng tăm bông hoặc bông gòn y tế để thấm cồn làm sạch vị trí tiêm, sau đó để da khô thoáng.

3.5. Bước 5: Chuẩn bị lấy thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên lấy loại thuốc tiêm đa liều, và ghi chú lại thời điểm mở lọ thuốc lần đầu tiên và thay thuốc nếu đã quá hạn. Làm sạch nút cao su bịt thuốc bằng bông thấm cồn.

Tiếp theo bạn hãy gắn kim tiêm vào ống, sau đó kéo pittông để làm đầy ống tiêm cho đến lượng thể tích cần lấy. Đây là việc cần thiết bởi lọ thuốc trong môi trường hút chân không thì cần dùng một lượng không khí bằng nhau nhằm giúp cân bằng lại áp suất. Qua đó sẽ giúp hạn chế tình trạng khó rút thuốc hoặc bị đẩy thuốc ra ngoài ống tiêm.

3.6. Bước 6: Kiểm tra vị trí tiêm

Các giảng viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn cách tiêm bắp tay an toàn như sau: Đặt kim tiêm vào vị trí cần tiêm ở một góc 90 độ. Thực hiện kỹ thuật tiêm bắp dứt khóa, đảm bảo chính xác và có kiểm soát.

Sau khi đâm kim vào bắp, thì kỹ thuật viên cần phải giữ chặt vùng da tại vị trí tiêm, đồng thời phải dùng ngón tay trỏ với ngón cái để giữ lấy ống kim. Tiếp theo, bạn hãy tiến hành kéo nhẹ pittông về phía sau đồng thời phải kiểm tra xem máu có xuất hiện trong ống tiêm hay không.

Kỹ thuật tiêm bắp được hiểu là cách tiêm vào cơ, không phải vào mạch máu. Bởi vậy mà trường hợp có máu khi kéo pittông lên thì phải rút kim ra luôn, vứt bỏ và thay một ống tiêm mới.

3.7. Bước 7: Tiêm thuốc

Thực hiện việc đẩy pittông từ từ nhằm đưa thuốc từ từ vào cơ bắp. Lưu ý, kỹ thuật này làm chậm rãi để thuốc cần có không gian lấp đầy trong cơ, sẽ giúp làm giãn mô xung quanh để chứa dung dịch thuốc. Ngoài ra, việc tiêm chậm còn giúp bạn giảm đau tại vị trí tiêm với người bệnh.

3.8. Bước 8: Rút kim ra khỏi người

Sau khi hoàn thành bước tiêm thì đồng thời hãy rút kim nhanh chóng. Đồng thời chú ý hãy luôn giữ kim ở cùng một góc với lúc đâm vào. Tiếp theo hãy bỏ vào hộp đựng với vật sắc nhọn.

Hộp đựng vật sắc nhọn được hiểu là một hộp đựng chuyên biệt có thể mua tại bất kỳ hiệu thuốc nào. Bạn dùng nó để thu gom chất thải y tế sắc nhọn bao gồm kim và ống tiêm để tránh gây nguy hiểm cho người dọn rác.

3.9. Bước 9: Băng dán vị trí tiêm

Dùng một miếng gạc nhỏ để thấm vào vị trí tiêm khoảng 30s cho hết máu. Bạn có thể kết hợp với xoa bóp nhẹ tại khu vực da vừa tiêm nhằm giúp cho thuốc được phân tán và hấp thụ vào cơ bắp.

Tiêm bắp cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự tiêm tại nhà bởi nó có thể gây ra những tai biến không mong muốn.

Thông tin trên đây nhằm hướng dẫn bạn cách tiêm bắp an toàn và hiệu quả. Đừng quên đăng ký học Cao đẳng Điều Dưỡng để nắm được kỹ thuật tiêm chính xác. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Cách Xác định Tiêm Bắp Tay