Các Vị Trí Trong Liên Minh Huyền Thoại. | The Valley Of The Wind

1. Giới thiệu.

Bài viết này mình sẽ viết về việc chọn tướng cũng như nhiệm vụ của từng vị trí trong LOL.

II. Các thuật ngữ và viết tắt.

Đây là những thuật ngữ mình sẽ sử dụng trong bài viết này. Đây là những thuật ngữ được dung nhiều trong game, tiện lợi khi sử dụng cũng như là quy tắc chung quốc tế giúp bạn dễ dàng hơn khi đọc các guild nước ngoài.

  • AA – Auto Attack: Đòn đánh thường.
  • AD – Attack Damage: Sát thương vật lý.
  • AoE – Area of Effect: Chiêu thức diện rộng.
  • AP – Ability Power: Sức mạnh phép thuật.
  • AP/AD Ratio: Phần trăm sát thương phép/vật lý cộng thẳng vào chiêu.
  • AS – Attack Speed: Tốc độ đánh.
  • B – Back: Lui lại.
  • Backdoor: Một hoặc vài người đẩy trụ trộm.
  • Bot – Bot lane: Đường dưới.
  • Buff: Bùa lợi, tang một cố chỉ số nhất định. (Bùa xanh, đỏ, Bùa rồng, Bùa baron). Buff còn chỉ một tướng được tăng sức mạnh.
  • Carry: Tướng có khả năng gánh team, nguồn sát thương chủ yếu của team.
  • CC – Crowd Control: Hiệu ứng khống chế.
  • CD – Cooldown: Thời gian hồi chiêu.
  • CDR – Cooldown Reduction: Giảm thời gian hồi chiêu.
  • Crit – Critical: Tỉ lệ chí mạng (Phần trăm cơ hội đòn đánh gây sát thương gấp đôi,gây 250% sát thương khi có Vô cực kiếm).
  • Creeps: Lính.
  • CS – Creep Score: Chỉ số lính.
  • Dive, Diving, Tower Diving – Băng trụ giết địch.
  • DPS – Damage Per Second: Damage theo thời gian, chỉ việc build đồ cho tướng có khả năng gây sát thương lớn trong thời gian ngắn.
  • Farm: Giết lính kiếm tiền.
  • Feed: Chết nhiều mạng.
  • Fed: Ăn được nhiều mang.
  • Gank: Hỗ trợ đồng đội giết địch ở đường khác.
  • Harass: Quấy rối, rỉa máu đối thủ.
  • Hit and Run: Vừa đánh vừa di chuyển. Kĩ năng quan trọng bậc nhất trong LOL.
  • Lane: Đường đi của lính.
  • Last hit: Đòn đánh cuối cùng tiêu diệt lính và quái để lấy tiền. Chỉ last hit mà không AA sẽ giúp giữ lính ở vị trí không quá cao, tránh việc bị gank từ rừng địch.
  • Meta game: Những quy tắc, quy định tiêu chuẩn trong game, những điều thường xảy ra trong thời điểm hiện tại
  • MIA, Miss: Đối phương bất ngờ biến mất khỏi đường(MM:mid miss,…)
  • MS – Movement Speed: Tốc độ di chuyển.
  • Nerf: Giảm sức mạnh của tướng nhằm giữ cân bằng game.
  • Out of mana: Hết mana.
  • OP – Overpowered: Quá mạnh, trên mức bình thường.
  • Ping: Cảnh báo đồng đội trên map nhỏ.
  • Poke: Dùng các chiêu thức tầm xa để rỉa máu đối thủ.
  • Push: Đẩy nhanh một đường nào đó, dọn sạch lính.
  • Roam/Roaming: Đi hỗ trợ các đường khác trên bản đồ.
  • Skill shot: Các chiêu thức định hướng.
  • Snowball: Tận dụng những lợi thế nhỏ để biến nó thành lợi thế lớn đưa tơi chiến thắng.
  • Tank: Tướng build đồ tăng sức chống chịu.
  • Teamfight (Combat): Giao tranh 5vs5.
  • Ulti: Chiếu cuối.

III. Phân loại tướng.

Các tướng được phân loại theo vai trò trong trận đấu. Vai trò này được thể hiện ở cách chơi tướng đó.

1. Sát thủ.

Là những tướng rất mỏng manh nhưng có thể gây lượng sát thương lớn cũng như có khả năng dồn dame nhanh chết một mục tiêu.

Rất cơ động.

Nhiệm vụ tiêu diệt nhanh chóng carry đối phương trong teamfight rồi rút thật nhanh.

Phần lớn là các tướng cận chiến ngoại trừ Leblance,Ahri.

Ví dụ: Zed, Talon, Kha’zix, Jayce,Yasuo, Akali, Leblance…

2. Đấu sĩ.

Là những tướng nửa tank,nửa dame.

Có lượng DPS lớn.

Không có nhiều tác dụng nếu lên full tank nhưng có thể gây ra lượng dame lớn.

Ví dụ: Riven,Jax, Irelia, …

3. Pháp sư.

Là các tướng gây sát thương phép từ các chiêu thức là chủ yếu.

Đôi khi có thể là 1 sát thủ(Leblance,Ahri, Fizz, Akali,…)

Dựa nhiều vào khả năng kết hợp các skills(Combo) để gây ra lượng dame lớn nhất.

Ví dụ: Oriana,Karthus,Ryze,…

4. Xạ thủ.

Các tướng đánh xa gây sát thương vật lý là chủ yếu.

Dựa nhiều vào khả năng chọn vị trí trong teamfight để gây ra lượng dame từ xa lớn nhất có thể cũng giữ mạng.

Ví dụ: Ashe, Tristana,Varus,…

5. Hỗ trợ.

Là các tướng có các kĩ năng hỗ trọ tốt cho team như có nhiều CC, có khả năng hồi máu, có khả năng tăng sức mạnh cho đồng minh hoặc giảm trạng thái bất lợi cho họ.

Ví dụ:  Sona, Leona,Thresh,…

Có khả năng phá giao tranh mang lại lợi thế cho team.

Ví dụ: Janna, Morgana,…

6. Tank.

Cố gắng thu hút lượng dame lớn nhất có thể cho team.

Thường có chiêu thức có thể lao vào giữa team địch, phá giao tranh hoặc gây sự hỗn loạn lên đối phương.

Lượng máu và sức chống chịu lớn,tuy nhiên lượng dame gây ra thấp.

Ví dụ:Rammus,Shen,Malphite,…

IV. Các dạng đội hình cơ bản trong LOL.

Capture

Assasins: Sát thủ.

Pokers: Các tướng sử dụng các chiêu thức tầm xa để rỉa máu đối thủ.

Diving/Bursting Teamfightes (Đội hình Giao tranh ): Team có khả năng mở giao tranh và kết thúc giao tranh nhanh chóng.

Ranged/Sustained Teamfightes (Đội hình Duy trì): Các tướng gây sát thương từ xa có khả năng gây sát thương lớn và liên tục, khó có thể kết thúc giao tranh nhanh nhưng có thể trụ lại lâu trong cuộc chiến.

Counter – Engages (Đội hình Phản công): Đội hình với các tướng có khả năng chống giao tranh-phòng thủ tốt. Cần chờ đợi đối phương tấn công trước

5: Tối ưu.

4: Tốt.

3: Bình thường.

2: Khó.

1: Cực kì khó.

Dưới đây là chi tiết từng đội hình. Tuy nhiên, không phải những tướng phân loại dưới đây đều chính xác. Một tướng có thể phục vụ cho nhiều đội hình, nhưng đây là vị trí tối ưu nhất.

1. Assasins – Đội hình sát thủ.

Sử dụng các tướng sát thủ: Akali, Ahri, Zed, Leblance, Kassadin, Talon, Kha’zix, Fizz, Diana, Lee Sin, Jarvan, Irelia(1 phần), Poppy, Rengar, Shaco, Pantheon.

Các sát thủ là các tướng mà mục tiêu chính của họ là phải tiêu diệt ngay lập tức được 1 mục tiêu. Các sát thủ thường có độ cơ động cao nhưng lại cực kì mỏng manh, yếu đuối.

Các tướng Sát thủ cực mạnh khi đối đầu với các Pokers bới các Pokers thường có sức chống chịu thấp và khả năng 1vs1 kém, trong khi các tướng Sát thủ có thể dễ dàng tiếp cận những tướng này nhờ độ cơ động của mình.

Các tướng sát thủ lại rất yếu khi đối đầu với những team Phản công bởi những team Phản công thường là những tướng tank và luôn chờ giao tranh bởi độ cơ động kém. Những tướng này có thể thoát khỏi việc dồn dame chết hoặc có những chiêu thức cứu đồng đội từ việc dồn dame từ những sát thủ, ngoài ra còn có thể phản công và kết thúc giao tranh với những kĩ năng của mình.

*How to win:

Đội hình này cần phải tiêu diệt nhanh chóng một mục tiêu bằng cách dồn CC và dame vào một mục tiêu.

-Tránh những cuộc đấu 5vs5 hay team đi cùng nhau. Cần kéo dài giai đoạn đi đường cho đến khi nắm được lợi thế.

– Cần quản lý tầm nhìn cực tốt, đặc biệt tầm nhìn trong rừng địch.

– Cố gắng bắt lẻ.

2. Pokers.

Các tướng phục vụ cho đội hình này: Nidalee(AP), Jayce, Xerath, Ziggs, Twisted Fate, Karma, Azir, Ezreal, Varus.

Đây là những tướng có một hay nhiều kĩ năng gây sát thương từ rất xa. Đặc điểm của đội hình này là cần cấu máu đối phương nhiều nhất có thể trước khi vào giao tranh.

Đội hình này rất mạnh khi đối đầu với đội hình Phản công- đội hình chống lại việc dồn dame. Đội hình Giao tranh với các tướng có độ cơ động thấp, dễ dàng bị cấu nhiều máu từ các Pokers trong khi khó có thể mở giao tranh ở khoảng cách xa.

Như ở trên đã biết, đội hình này rất yếu khi đối đầu với những Sát thủ, những tướng có độ cơ động cao có thể nhanh chóng bắt kịp Pokers, 1vs1 dễ dàng. Team giao tranh cũng là khắc chế của Pokers bởi họ bắt Pokers phải giao tranh khi mà chưa cấu đủ lượng máu cần thiết.

*How to win:

– Cần cực kì kiên nhẫn, tránh giao tranh sớm khi chưa đủ sức mạnh.

– Kiểm soát tầm nhìn tốt nhằm vô hiệu hóa sự phòng thủ và tránh bị đối phương bao vây.

– Liên tục xả skill cấu rỉa máu, không cho đối phương có cơ hội và thời gian hồi phục.

3. Diving/Bursting Teamfightes

Các tướng: Kennen, Karthus, Fiddlesticks, Katarina, Lissandra, Yasuo, Riven, Annie và các tướng (phần lớn là tướng tank): Leona, Alistar, Amumu, Malphite, Zac, Hecarim, Xin Zhao, JArvan IV, Wukong, Fiora, Olaf, Shyvana, Vi, Nocturne, Warwick, Jax, Maokai, Nautilus, Rammus, Gnar, Sion.

Đây là đội hình với những tướng có bộ kĩ năng có thể lao thẳng vào team địch, mở giao tranh nhanh chóng cũng như gây ra lượng dame Aoe lớn.

Đội hình này mạnh khi đối đầy với những đội hình cần giữ khoảng cách xa như Pokers hay đội hình Duy trì bởi việc ép họ phải giao tranh.

Khắc chế của đội hình này là đội hình Phản công bởi đội hình Phản công có thể sống sót qua việc burst dame cũng như luôn chờ bạn tấn công trước bởi đó là khi họ thực sự hữu dụng.

*How to win:

Team cần mở giao tranh và kết thúc giao tranh sớm với những chiêu thức gây dame cũng như các CC diện rộng. Nếu bạn thiếu dame để có thể dồn nhanh bạn có thể bị bật và thua giao tranh.

– Cả team đi cùng nhau sớm ngay khi có thể, tốt nhất là all mid trước.

– Khi mở giao tranh, bạn phải chắc chắn CC của mình trúng mục tiêu và đồng đội của bạn trong tầm để có thể ngay lập tức tiêu diệt đối phương.

– Hành động ngay khi all team, Team Giao tranh dễ bị chia nhỏ hoặc bị poke nếu không mở giao tranh sớm.

– Tránh việc chia người đẩy lính đường khác. Cần ép giao tranh ngay khi all team.

4. Ranged/Sustained Teamfightes

Các tướng: Anivia, Brand, Cassiopiea, Gragas, Malzahar, Oriana, Ryze, Syndra, Lux, Zyra, Heimerdinger, Veigar, EZ(AP), Rumble. Miss Fortune, Graves.

Đây là đội hình với các tướng có thể gây dame từ xa nhưng khó có thể dồn dame nhanh mà duy trì lượng dame theo thời gian.

Đội hình Duy trì rất mạnh khi đối đầu với đội hình Phản công bởi họ có thể gây ra lượng dame duy trì theo thời gian và khoảng cách để có thể tiêu diệt tất cả dù là những mục tiêu cứng nhất.

Đội hình Duy trì yếu khi đối đầu với những Sát thủ và đội hình Giao tranh bởi khả năng 1vs1 tốt cũng như khả năng dồn dame nhanh hơn. Đội hình Duy trì cần có khoảng cách cũng như thời gian để xả chiêu hơn là đứng giữa teamfight.

*How to win:

Team giao tranh lâu dài (dựa vào AD là chính) là team có một vài CC cũng như có một AD mạnh có khả năng gánh team tốt về cuối game.

– Bảo vệ chủ lực của bạn(AD hoặc AP) bằng mọi giá để họ gây ra lượng dame lớn nhất.

– Cố gắng giữ giao tranh bới team DUy trì cần thời gian để gây lượng dame cần thiết.

5. Counter – Engages

Các tướng: Morgana, Kayle, Lulu, Janna, Swain, Morderkaiser, Vladimir, Galio, Nasus, Renekton, Nunu, Udyr, Braum.

Đội hình này với các tướng có độ cơ động thấp, thường bị cấu máu nhưng hữu dụng khi bị ép giao tranh. Các tướng nay thường là các tướng tank hoặc có những kĩ năng để sống sót/giúp đồng đội sống sót.

Nhờ đó, đội hình này rất mạnh khi đối đầu với những Sát thủ hoặc đội hình Giao tranh bởi họ có khả năng chống được việc bị tiêu diệt do bị dồn dame và thường có kĩ năng giúp đồng đội cũng có thể sống sót. Hầu hết những tướng này cực kì hữu dụng khi đứng giữa giao tranh và khi bắt kịp được mục tiêu.

Đội hình này yếu khi đối đầu với Pokers và Team Duy trì bởi họ có thể bị dính sát thương từ khoảng cách mà họ không thể bắt kịp do thiếu những chiêu thức để bắt kịp mục tiêu.

Phần lớn tướng đi mid dạng này thiếu dame so với những tương đi mid khác do đó không nên chọn những tướng này nếu team bạn đã thiếu dame rồi (Khi team bạn đã có EZ AD, Malphite Tank top).

* How to win:

– Không mở giao tranh trước mà chờ đối phương tấn công trước. Đội hình này sẽ yếu khi bị chia nhỏ.

– Cần có một tướng có thể đẩy lẻ được bởi khi đối phương không thể tấn công họ sẽ tìm cách chia nhỏ đội hình này ra và khi đó cần có những tướng có khả năng về phòng thủ.

– Ép giao tranh ở những mục tiêu quan trọng. Và khi đây là lúc dội hình này phát huy tác dụng – khi đối phương buộc phải giao tranh với bạn.

– Chắc chắn rằng team bạn có đủ khả năng chống lại việc dồn dame từ đối thủ, nếu không muốn mất người ngay trước khi giao tranh.

IV. Các vị trí trong LOL.

Đây là phần chính của guide này, nói lên điều bạn cần làm cho từng vị trí.

Một đội hình tiêu chuẩn trong LOL gồm 5 vị trí như sau:

* Solo Top: Có thể là một tướng thuần tank(Mundo, Maokai,…), một tướng đấu sĩ (Jax, Irelia, Riven,…) hoặc một pháp sư đi top(Rumble, Lissandra,…). Lưu ý, một tướng sát thủ như Yasuo hay Zed không thực sự là một tướng phù hợp để đi top bởi những tướng này rất yếu khi đối đầu với những tướng đấu sĩ, tank. Chỉ thành công khi trình độ 2 bên có chênh lệch.

* Đường giữa: Thường là 1 AP carry (Karthus, Oriana,…) hoặc một sát thủ vật lý(Zed, Yasuo, Talon, Kha’zix, Jayce). Chú ý, những tướng sau đây hoàn toàn có thể chơi như một sát thủ vật lý đi mid: Javan IV, Xin Zhao, Lee Shin, Master Yi, tuy nhiên đòi hỏi trình độ của người chơi cao hơn 1 chút).

* Đi rừng: Gần như mọi tướng đều có thể đi rừng với cách build đồ phù hợp cùng với Trừng phạt. Tuy nhiên, để trở thành một tướng đi rừng chuẩn cần có một trong những yêu cầu sau đây”

+ Có khả năng dọn dẹp quái tốt, có khả năng hồi phục.(VD:Mundo, Shynvana…)

+ Có khả năng gank tốt với các hiệu ứng khống chế.(VD: Amumu, Maokai,…)

+ Có khả năng dồn dame nhanh để tiêu diệt đối thủ khi gank( VD: Master YI, Fiora, …)

VD như Morgana: Có khả năng diệt quái nhanh với W, có khả năng hồi phục nhờ Nội tại, có khả năng gank với hiệu ứng không chế mạnh(Q, R). Do đó, Morgana hoàn toàn có thể đi rừng.

* AD carry: Là những tướng đánh xa gây sát thương vật ly. Những tướng này rất yếu trong giai đoạn đầu, cần trang bị nhưng khi đã có trang bị lại là những tướng gây ra lượng sát thương chính của team. Cấn sự bảo kê của support.

* Support: Là tướngđi cùng với AD, có nhiệm vụ bảo kê cho AD farm và hỗ trợ AD ăn mạng. Là người cắm mắt, quản lý tầm nhìn chính của team. Gần như mọi tướng đều có thể là sp nếu mua mắt đầy đủ. Tuy nhiên cần có yêu cầu sau: Có CC hoặc các kĩ năng giúp ích cho đồng độị.

 1. TOP LANER.

Đường trên là vị trí phù hợp với những tướng đấu sĩ thường ưu tiên lên những trang bị phòng thủ với máu, giáp và kháng phép trong khi vẫn có thể gây ra lượng dame lớn trong giao tranh qua những chiêu thức diện rộng hoặc khả năng duy trì sát thương trong giao tranh. Phần lớn tướng đi đường trên là những tướng có khả năng snowball tốt khi mà chỉ với 1 mạng giết được hay chết cũng đủ khiến bạn thua đường. Do đó, cần cực kì cẩn thận khi trao đổi chiêu thức, truy đuổi, băng trụ cũng như cần cắm mắt thường xuyên để chống gank từ tướng đi rừng đối phương.

Trao đổi chiêu thức là điều thường xuyên xảy ra bởi khi farm, cả hai gần như luôn luôn nằm trong tầm chiêu của đối phương. Về cơ bản trao đổi chiêu thức là việc mà bạn cố gắng sử dụng chiêu lên người đối thủ và sau đó họ phản công lại với các chiêu thức của họ. Đây là lí do mà những tướng đường trên thường ưu tiên lên các trang bị phòng thủ hoặc chỉ lên DUY NHẤT một trang bị sát thương trước khi lên tank. Do đó, việc tính toán khi trao đổi là cực kì quan trọng. Bạn cần gây được sát thương lên đối phương lớn hơn hoặc bằng lượng sát thương mà bạn nhận phải. Hoặc bạn có thể chịu nhiều sát thương nếu bạn có khả năng hồi phục tốt hơn đối thủ. Qua trao đổi chiêu thức, bạn có thể giảm máu đối thủ xuống một mức nhất định, khi đó bạn có thể kết liễu đối thủ. Tuy nhiên khi bạn quyết định mạo hiểm để tiêu diệt đối thủ, đặc biệt là khi băng trụ bạn cần tính đến những kĩ năng mà bạn có và quan trọng hơn là kĩ năng, bổ trợ mà đối thủ có. Đây là điều cực kì quan trọng giúp bạn không bị lừa tình từ đối thủ dẫ đến chết ngược.

Đường trên có lẽ đường dễ nhất để gank và đây thường là địa điểm kết thúc sau khi tướng đi rừng đối phương ăn hết một vòng rừng. Do đó, việc đoán hướng ăn rừng của đối phương là cực kì quan trọng (Họ xuất phát ở bùa nào, khả năng clear là nhanh hay chậm – hãy nhớ rằng, việc đối phương xuất phát ở bùa nào hoàn toàn là do họ muốn gank đường nào trước. Ví dụ, 1 Amumu ở đội xanh hoàn toàn có thể ăn Red trước và sau đó gank Top, đó là điều hết sức bình thường. Hay một cách đơn giản nhất là bạn có thể xem chính tướng đi rừng của bạn, việc tướng rừng đối phương ăn bùa cũng sẽ hơn kém tướng đi rừng của bạn một chút thời gian, do đó bạn hoàn toàn có thể xác định được khoảng thời gian bạn chuẩn bị bị gank). Vì vậy, việc cắm mắt là rất quan trọng khi giai đoạn đầu bạn chỉ có 1 con mắt. Thường thỉ đội xanh sẽ cắm mắt ở bụi có trạc ba đường trên còn đội đỏ sẽ cắm mắt ở cửa hang baron. CHỉ một con mắt nhỏ bé đôi khi có thể cứu mạng bạn.

Phần lớn những tướng đi đường trên là những tướng cận chiến, tuy nhiên không ít tướng đường trên là những tướng đánh xa. Về cơ bản có thể thấy những tướng đánh xa có khả năng cấu rỉa máu tốt, cũng như dễ dàng ăn lính. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, để có được khả năng cấu rỉa đó, họ đã phải đánh đổi bằng lượng máu, chống chịu thấp hơn các tướng cận chiến, họ rất yếu khi bị bắt kịp bới những tướng cận chiến. Yêu cầu với những tướng đánh xa đi đường trên là họ cần có khả năng trốn thoát với ít nhất 1 skill để chạy trốn, hoặc là những tướng pháp sư với nhiều CC.

Giờ hãy phân tích một ví dụ về một kèo đấu trên top giữa một tướng cận chiến với một tướng đánh xa. Chúng ta sẽ chọn một cặp bất kì, với một lưu ý rằng: Việc đi top phụ thuộc chủ yếu vào kĩ năng của người chơi, mọi tướng đi top đều có thể tiêu diệt tướng đối phương nếu bạn hiểu về tướng đó cũng như căn ke chính xác.

Riven vs Vladimir:

Riven là tướng cận chiến có khả năng thắng mọi tướng ở giai đoạn đầu game(đặc biệt là cấp 2, 3) với lượng dame lớn và độ cơ động. Riven cũng là tướng có khả năng snowball tốt bậc nhất trong LOL. Nghĩa là, chỉ cần bạn chết 1 mạng cho Riven, bạn gần như thua đương ngay lập tức và việc đến mid game của bạn là cực kì khó khăn. Riven chỉ cần 1 mạng, và cô ta có thể giết bạn lần này đến lần khác trong suốt giai đoạn đi đường nếu bạn không cực kì cẩn thận. (Một sai lầm thường gặp ở rank thấp: Bạn bị chết 1 mạng, bạn thua 1 món đồ mà bạn nghĩ là nhỏ, bạn tiếp tục solo với đối phương, bạn chết thậm chí khi đối phương chấp bạn nửa máu, bạn tiếp tục solo, tiếp tục chết, tiếp tục, tiếp tục chết và bạn vẫn hỏi vì sao. LOL).

Vậy thì, Vladimir cần làm gì???

Đóng băng lính: 

Đóng băng lính là khi bạn giữ lính ở khoảng cách mà bạn vừa có thể ăn lính dễ dàng trong khi bạn chỉ cách trụ một khoảng cách ngắn để bạn có thể rút ngay về khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những pha truy đuổi từ đối phương cũng như khiến việc gank của đối phương là cực kì khó khăn nếu không muốn nói là nhìn bạn giữ lính vậy không tướng rừng nào muốn gank cả.

Việc đóng băng lính cực kì đơn giản, bạn hãy chỉ dùng đòn đánh tay của mình vào việc last hit và không đánh vào lính cũng như không dùng chiêu vào lính. Chỉ last hit mà thôi. Tốt nhất là cho lính của bạn chết trước lính địch. Khi đối đầu với những tướng như Riven, việc này là rất đơn giản bới Riven có những skill AoE nên có thể đấy lính rất nhanh. Tuy vậy, khi đối phương đẩy nhanh lính vào trụ sẽ khiến bạn rất khó khăn khi farm lính, bạn có thể giải quyết điều này bằng cách để ý turn lính tiếp theo đang ra, bạn có thể chịu vài hit từ lính để giữ chúng ở vị trí bạn muốn trước khi lính của bạn ra.

Nhớ rằng, lính luôn đánh mục tiêu đầu tiên nó thấy, nên bạn có thể để chúng đánh và giữ chúng ở vịt rí cần thiết.

Tuy vậy, đôi khi việc farm ngoài tầm trụ là quá khó khăn, vậy thì…

Farm lính trong trụ

1 vài lưu ý khi farm trong trụ:

– Lính đánh gần cần 2 hit từ trụ và 1 đòn đánh thường(nếu bạn có dame) hoặc 2 phát đánh thường(tướng phép tay dài). Bạn cũng có thể để trụ bắn 2 hit rồi bạn dùng 1 kĩ năng để ăn lính. Ví dụ với Vladimir: 1 hit trụ – 1 hit đánh tay – 1 hit trụ – 1 hit đánh tay, hoặc 2 hit trụ – 1 Q, hoặc 2 hit trụ – 1hit đánh tay – 1E.

– Lính đánh xa thì chỉ cần 1 hit từ trụ và 2 hit từ bạn. Làm sao để ra 2 hit chắc mình không cần nói ra nhỉ.

Phần lớn những tướng đi top có những kĩ năng AoE có thể giúp bạn ăn lính tốt trong trụ. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu, bạn rất dễ mất vài chỉ số lính. Tuy nhiên, nếu bạn mất 1 mạng với Riven, thì gần như chắc chắn bạn sẽ phải ôm trụ mà farm thôi. Khi đó thì thà mất vài chỉ số lính còn hơn mất mạng, đồng nghĩa với mất 1 lượng lớn kinh nghiệm.

Đẩy lính sát trụ đối phương:

Bạn chỉ có thể đẩy lính vào trụ đối phương khi đối phương không có ở đường hoặc khi bạn đang có lợi thế lớn so với đối thủ.

Bạn chỉ cần ăn lính thật nhanh với các chiêu thức diện rộng, đẩy nhanh vào trụ đối phương, khi đó đối phương sẽ bị mất một lượng lớn lính do bị trụ bắn.

Tuy vậy khi bạn đẩy cao, bạn dễ dàng bị gank và luôn là mục tiêu để gank của dối phương. Do đó, bạn chỉ có thể đẩy cao khi đối phương không ở đường hoặc bạn đã cắm mắt hoặc bạn đẩy thật nhanh rồi biến về. Nói cách khác, khi đối phương không ở đường (do bị chết, về nhà hồi máu hoặc mua trang bị) công việc của bạn là đẩy lính nhanh nhất có thể, ăn lính nhiều nhất có thể trong số đó và biến về. Bạn có thể có được từ 6-7 CS trong khi đối phương mất từng ấy lính. Đẩy lính sát trụ là điều cần thiết khi bạn muốn biến về để hồi máu hoặc mua trang bị, có thể gọi rừng của bạn lên giúp bạn đẩy lính thật nhanh vào trụ địch sau đó biến về nhà.

Cắm mắt và phá mắt:

Cắm mắt là điều rất cần thiết giúp bạn chống gank từ rừng địch hoặc cũng có thể là để quấy rối chính rừng địch. Một con mắt an toàn với đội xanh là ở bụi có trạc ba, với đội tím là tại hang baron. Tuy nhiên, một con mắt cắm sâu trong rừng địch có thể giúp bạn gây bất ngờ với rừng địch khi họ đang ăn rừng với việc gọi hội hoặc với một chút may mắn bạn có thể kiếm được mạng khi họ ăn rừng lúc hết máu. Hay có thể là bạn tiến sâu vào rừng địch và cướp đi một vài bãi quái khi bạn thấy họ đang ở xa.

Khi bạn hòa đường hoặc thua đường là khi bạn cần sự giúp đỡ từ rừng mình hoặc từ tướng đi mid. Bạn có thể để ý vị trí địch cắm mắt, tướng đi top thường có tối đa là hai con mắt trong khi có những 3 đường để gank top.

Ăn quái rừng mình:

Hãy hỏi tướng đi rừng của bạn xem họ có thể cho bạn bãi quái không(Cóc ở đội xanh, Người đá ở đội tím) và bạn có thể có thêm tiền và kinh nghiệm từ những bãi quái này!

2. MID LANER.

Đường giữa là mảnh đất của những pháp sư nhưng hiện nay những sát thủ vật lý cũng được chọn nhiều cho vị trí solo mid.

Đường giữa là đường ngắn nhất, do đó lính cũng ra nhanh nhất đồng nghĩa với việc đây là đường có lượng tiền và kinh nghiệm nhiều nhất (thậm chí 2 bãi sói và chim quỷ dị cũng rất gần đây). Tuy nhiên, đây là đường dễ gank nhất với rất nhiều hướng gank (2 bụi cỏ, 4 đường gần mỗi trụ. Đường giữa cũng là vị trí cực kì quan trọng giúp bạn quản lý tầm nhìn, việc lấy được đường giữa đối phương giúp bạn có thể kiểm soát được một lượng tầm nhìn cực lớn.

Xác định bạn và địch:

– Xác đĩnh em điểm mạnh yếu của bạn và của địch là gì, bạn mạnh hơn địch ở thời điểm nào. Địch có phải là counter của bạn không.

Nghĩ qua về việc trao đổi chiêu thức, của đối phương và của bạn, phép bổ trợ họ chọn là gì?

Ví dụ về counter ở Mid: 

Hãy lấy ví dụ với Katarina và khắc chế cứng nhất của Kata: Diana.

Kata Q Diana có W, gân như không thể rỉa máu từ xa. Trong khi Diana có thể dùng Q để cấu máu Kata. Kata có E, Diana có R, Kata không thể chạy. Kata có thể dùng ulti trong khi Diana đơn giản là giữ E lại để phá ngay lập tức(mà Diana ít khi không có khi Kata ulti). Rõ ràng, Diana có thể dễ dàng thắng đường với bộ skill của mình. Vậy Kata cần làm gì???

Farm từ vị trí an toàn, gọi rừng gank:

Bạn sẽ chỉ có một nhiệm vụ, đó là cố gắng farm. Sử dụng Q, W để farm an toàn. Cố găng ăn từng chỉ số lính. Có thể giữ skill E lại, tiến lên ăn lính và có thể dễ dàng rút về khi nguy hiểm với E. Không nên cố gắng cấu rỉa hay đánh tay đôi với Diana. Bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là farm. Bởi là một Kata, bạn cần đồ.

Khi bạn farm an toàn, là khi đối phương có thể đẩy lính lên cao, đó là lúc bạn gọi rừng của mình đến và gank. Chỉ cần lấy được tốc biến hoặc đuổi được đối phương về là đã thành công rồi.

Kiên nhẫn farm, kiên nhẫn chờ gank, kiên nhẫn qua giai đoạn đi đường là việc bạn cần làm. Bởi rồi sẽ đến luc bạn tỏa sáng.

Tuy vậy bạn vẫn có thể có mạng với…

Roaming:

Ngày nay những tướng mid thụ động ít được chọn do không phù hợp với meta game. Đường giữa có thể dễ dàng hỗ trọ các đường khác do bạn nằm giữa và có thể di chuyển nhanh đến. Do đó những tướng cơ động cực kì được ưu chuộng hiện nay.

Khi bạn không thể giết được Diana ở mid, bạn có thể chọn để xuống bot hoặc lên top.

Điều đầu tiên bạn cần làm là đấy nhanh lính vào trụ khiến đối phương phải farm trong trụ, có thể nhờ rừng giúp. Và rồi, để ý map có đường nào đẩy cao hoặc ở giữa lane có thể gank. Hoặc thậm chỉ, rủ cả rừng của bạn cùng đi và băng trụ giết địch.

Bot lane thường là mục tiêu để gank của tướng đi mid bởi những tướng đi mid dù là phép sư hay sát thủ đều có khả năng tiêu diệt nhanh một mục tiêu. Trong khi đó, bạn có cả AD, sp giúp đỡ. Thậm chí là việc gọi cả tướng đi rừng xuống băng trụ. Việc dồn dame với Kata là không quá khó. Ngoài ra, việc giúp bot có thể giúp bạn chiếm được mục tiêu lớn là con rồng hay trụ bot.

Farm bãi Chim quỷ dị, bãi sói.

Đôi khi bạn có thể giả vờ như đi gank, khiến đối phương phải đề phòng mà rút về, trong khi bạn vào ăn cho muinhf bãi ma hay bãi sói. Bãi ma là mục tiêu dễ tiêu diệt hơn cả. Một chút vàng và kinh nghiệm từ bãi này cũng không phải là tồi.

*********** Trên đây là vài điều cơ bản về 2 vị trí đi mid và đi top. Những vị trí còn lại sẽ sớm đến trong những guide tiếp theo.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Posted in LEAGUE OF LEGENDS

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Từ khóa » Các Vị Trí Trong Liên Minh Huyền Thoại