Các Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Cầm - đông Máu
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Giới thiệu | Kỹ thuật xét nghiệm Các xét nghiệm đánh giá chức năng cầm - đông máu 09:56 AM 19/05/2015 Cầm máu (Hemostasis) là một quá trình sinh lý bao gồm những phản ứng đáp ứng xảy ra sau một tổn thương mạch máu. Kết quả là tạo nên một nút cầm máu tại nơi mạch máu bị tổn thương, ngăn ngừa sự mất máu ra ngoài mạch, hàn gắn vết thương và trả lại sự lưu thông cho mạch máu. Tham gia vào quá trình cầm máu bao gồm những thành phần cơ bản là: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố của huyết tương. Quá trình cầm máu bao gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn cầm máu ban đầu, giai đoạn đông máu, giai đoạn tiêu sợi huyết. 1. Các xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu ban đầu 1.1. Đếm số lượng tiểu cầu: Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu tuần hoàn là 140-400 G/ L. 1.2. Thời gian máu chảy: Thời gian máu chảy có thể được xác định theo phương pháp Duke hoặc Ivy. Theo phương pháp Duke thời gian máu chảy bình thường từ 2- 4 phút và được coi là máu chảy kéo dài khi thời gian này trên 6 phút Phương pháp Ivy nhậy hơn, theo phương pháp này bình thường thời gian máu chảy là 3-8 phút. Thời gian máu chảy kéo dài trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm, thường thấy khi tiểu cầu giảm dưới 75 G/L hoặc bất thường chức năng tiểu cầu, giảm yếu tố vWF, giảm fibrinogen hoặc bệnh lý thành mạch. 1.3. Nghiệm pháp co cục máu: Là kỹ thuật theo dõi hiện tượng co cục máu trong ống nghiệm được để ở bình điều nhiệt nước 37C. Bình thường cục máu sẽ co hoàn toàn, tách khỏi thành ống nghiệm sau 3 giờ. Co cục máu không bình thường (không co hoặc co không hoàn toàn) gặp trong những trường hợp giảm số lượng hoặc bất thường về chức năng của tiểu cầu, tăng fibrinogen máu, đa hồng cầu. 1.4. Dấu hiệu dây thắt: dùng huyết áp kế duy trì 1 áp lực 90-100 mmHg ở cánh tay trong 5 phút, sau đó đếm số nốt xuất huyết ở phía dưới phần garo. Dấu hiệu dây thắt dương tính khi xuất hiện trên 5 nốt xuất huyết. Nghiệm pháp dương tính trong những trường hợp giảm số lượng tiểu cầu, bất thường về chức năng tiểu cầu, bất thường cấu trúc mạch máu. 1.5. Ngưng tập tiểu cầu: là một kỹ thuật đánh giá chức năng tiểu cầu được thực hiện trên máy đo ngưng tập tiểu cầu Chrono - Log CA - 560 của Mỹ, dùng mẫu đo là huyết tương giàu tiểu cầu (phương pháp đo quang hoặc đo trở kháng) hoặc máu toàn bộ (phương pháp đo trở kháng). Với sự có mặt của các chất kích thích gây ngưng tập được cho thêm vào mẫu xét nghiệm như ADP, collagen, thrombin, epinephrine, arachidonic acid, ristocetin... tiểu cầu được hoạt hoá và ngưng tập với nhau. Ngưng tập tiểu cầu bị thay đổi trong nhiều bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh và mắc phải. Ví dụ như ngưng tập tiểu cầu bị giảm với chất kích tập là ristocetin ở những bệnh nhân có hội chứng Bernard Soulier (thiếu GPIb) hoặc von Willebrand; giảm ngưng tập với ADP ở những bệnh nhân dùng aspirin... 1.6. Định lượng yếu tố vWF: Thực hiện trên máy Đông máu tự động ACL Top 500 của Ý Yếu tố vWF có thể được xác định về số lượng hoặc chất lượng để chẩn đoán bệnh von Willebrand, một bệnh rối loạn cầm máu do di truyền, thiếu gen tổng hợp vWF. 2. Những xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu: Các xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu (trừ xét nghiệm Thời gian đông máu) được thực hiện trên các máy đông máu tự động ACL Top 500, ACL 9000, ACL Elte Pro của Ý. 2.1. Thời gian đông máu: Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. Theo phương pháp Lee White (thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 370C) bình thường là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút, từ 12 đến 15 phút là nghi ngờ. 2.2. Thời gian prothrombin (PT): Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh: PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh (II, V, VII, X, fibrinogen...) Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - Tỷ lệ % phức hệ prothrombin (PT%): là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140% - PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 - 14 giây. - PTr (PT rate): là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2. - Chỉ số bình thường hoá quốc tế (INR: international normalized ratio). INR= (PTr)ISI.. Trong đó ISI (international sensitive index) là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm (chỉ số này được các nhà sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm). Chỉ cố INR được dùng để theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K. 2.3. Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...) Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây. - APTTr (APTT rate): là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25. 2.4. Thời gian thrombin (TT): đánh giá con đường đông máu chung, thăm dò tốc độ tạo thành fibrin. Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - TT: tính theo thời gian đông. Bình thường: 14-16 giây. - TTr (TT rate): là tỷ số giữa TT của bệnh nhân và TT của chứng bình thường. Giá trị của TTr bình thường ở trong khoảng 0,85-1,15. 2.5. Thời gian Reptilase: Bình thường thời gian Reptilase là < 20 giây. Nếu bệnh nhân có thời gian TT kéo dài nhưng thời gian Reptilase bình thường thì có thể trong huyết tương của bệnh nhân có tăng hoạt tính của các chất kháng thrombin như heparin hoặc FDP . 2.6. Định lượng Fibrinogen: Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L. 2.7. Định lượng từng yếu tố đông máu: Các yếu tố II, V, VII, X (tham gia trong hoạt hoá đông máu ngoại sinh), các yếu tố VIII, IX, XI, XII (tham gia trong hoạt hoá đông máu nội sinh) Bình thường hoạt tính của các yếu tố đông máu là 50-150%. Các yếu tố II, V, VII, X giảm ở bệnh nhân có các bệnh lý ở gan; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia A; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia B; yếu tố XI giảm ở bệnh nhân Hemophilia C. 2.8. Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Prorein C (PC), Protein S (PS). . AT-III: AT-III bình thường: 80-120%. . PC: PC bình thường: 70-140%. . PS: PS bình thường: 60-140%. Các yếu tố kháng đông tự nhiên thường giảm ở các bệnh nhân có bệnh bẩm sinh, di truyền. 3. Các xét nghiệm khảo sát tiêu sợi huyết 3.1. Nghiệm pháp Von kaulla (thời gian tiêu cục Euglobulin): hoạt tính tiêu sợi huyết được xác định bằng thời gian tan cục đông. Bình thường: cục đông tan sau 3 giờ. Biểu hiện tăng tan sợi huyết khi cục đông tan hoàn toàn trong vòng 1 giờ đầu. Tuỳ mức độ: . Tiêu sợi huyết cấp: 0-15 phút. . Tiêu sợi huyết bán cấp: 15-30 phút. . Tiêu sợi huyết vừa: 30-45 phút. . Tiêu sợi huyết tiềm tàng: 45-60 phút. 3.2. Định lượng các sản phẩm thoái giáng của fibrin, fibrinogen (FDP, D-Dimer) Bình thường: FDP: < 5000 ng/L D-Dimer: > 500 ng/L 3.3. Định lượng các yếu tố tham gia trong giai đoạn tan sợi huyết: plasminogen, a2-antiplasmin, PAI-1. Bình thường: . Plasminogen huyết tương: 80-120%. . a2-antiplasmin: 80-120%. . PAI-1: < 10 AU/mL (đơn vị Arbitrary). Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật DXA trong đánh giá thành phần khối cơ thể
09:46 01/07/2021Từ khóa » đông Máu Là Gì
-
Đông Máu Là Gì? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm đông Máu? | Vinmec
-
Rối Loạn đông Máu Là Gì? Các Chỉ Số Rối Loạn đông Máu | Vinmec
-
Bệnh Đông Máu Gây Nguy Hiểm Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe?
-
Đông Máu Là Gì? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm đông Máu? - Dr.Labo
-
Góc Giải đáp: Quá Trình đông Máu Diễn Ra Như Thế Nào? | Medlatec
-
Máu đông Có Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu Nhận Biết Như Thế Nào?
-
Các Xét Nghiệm đông Máu Cơ Bản Và ý Nghĩa Của Chỉ Số TT - ISofHcare
-
Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM BỘ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN (Thực Hiện ...
-
Tổng Quan Các Rối Loạn đông Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Rối Loạn đông Máu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cần Chú ý - Ferrovit
-
Xét Nghiệm Rối Loạn đông Máu Là Gì? Các Chỉ Số Bạn Cần Lưu ý
-
Xét Nghiệm đông Máu Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết - Docosan
-
CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU HỢP LÝ