Rối Loạn đông Máu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cần Chú ý - Ferrovit

Rối loạn đông máu là tình trạng sức khoẻ nguy hiểm mà ai cũng nên chú ý bởi nếu xem nhẹ có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường và nguy hại đến tính mạng.

rối loạn đông máu là gì

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về chứng rối loạn đông máu, từ nguyên nhân cho đến biện pháp cải thiện nhằm giúp bạn có được tình trạng sức khoẻ tốt cũng như ổn định nhất.

I. Rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu là tình trạng bị thiếu hụt các yếu tố đông máu dẫn đến việc máu chảy mà không đông lại như bình thường. Ai cũng có thể bị mắc bệnh rối loạn đông máu, tuy nhiên bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

Bệnh cạnh đó, bác sĩ còn phân loại thể bệnh rối loạn đông máu dựa trên loại yếu tố thiếu hụt:

  • Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII, yếu tố này chiếm đến 85% trường hợp bị rối loạn đông máu
  • Hemophilia B: thiếu yếu tố IX, chiến gần 14% các đối tượng mắc bệnh
  • Hemophilia C thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương (XI)

Theo mức độ giảm yếu tố: Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể bạn đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau:

  • Thể nặng: Nồng độ yếu tố VIII < 1%
  • Thể trung bình: Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5%
  • Thể nhẹ: Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30%

Tham khảo: Mồ hôi máu là gì

II. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là một trong những bệnh lý rất khó chẩn đoán và điều trị bởi nó do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do tiểu cẩu bị tổn thương về hình thái và chức năng trong đó chức năng đông máu không thể hoạt động bình thường.
  • Máu có thể sẽ dễ dàng đông hơn bình thường nếu lưu lượng máu chảy chậm.
  • Do yếu tố di truyền: rối loạn đông máu có thể truyền sang con nếu bố mẹ bị rối loạn đông máu. Tuy nhiên, với mỗi thành viên thì tình trạng chảy máu cũng sẽ khác nhau. Bởi vì gen gây rối loạn đông máu nằm ở nhiễm sắc thể X nên bé trai sẽ có nguy cơ bị di truyền cao hơn so với bé gái.
  • Do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX,
  • Cơ thể thiếu vitamin K khiến các yếu tố đông máu bị suy giảm gây nên tình trạng rối loạn cầm máu.
  • Do thành mạch: các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mãn tính, dị ứng, bệnh tự miễn… gây tổn thương thành mạch. Vì cấu trúc thành mạch bị biến đổi khiến cho thành mạch bị tổn thương gây nên nguy cơ bị chảy máu.
  • Do một số loại thuốc: thuốc chống đông máu, kháng sinh… sẽ ngăn chặn sự tái tạo và tăng trưởng những mạch máu mới. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.
  • Những đối tượng bị khiếm khuyết gen V leiden (loại gen cần thiết trong quá trình đông máu).
  • Do nhóm máu: những người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn đông máu cao hơn so với những người mang nhóm máu khác.
  • Gan bị rối loạn bởi gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu.
Xem ngay: Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào

Xem ngay: Các thực phẩm bổ sung sắt

III. Triệu chứng rối loạn đông máu

bệnh lý rối loạn đông máu

Các triệu chứng của rối loạn đông máu bao gồm:

  • Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng
  • Thường xuyên chảy máu cam và kéo dài
  • Chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể
  • Thường xuyên chảy máu răng lợi
  • Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng
  • Máu có trong phân hoặc nước tiểu
  • Các khớp bị sưng đau
  • Lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sẽ tăng nếu bạn bị rối loạn đông máu
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó thở
  • Nôn mửa xảy ra kèm theo máu
  • Xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch gây ra tình trạng suy tĩnh mạch, ở chân, đùi.

Khi rối loạn đông máu nặng hơn có thể sẽ dẫn đến việc chảy máu khi va chạm chấn thương, huyết áp giảm và suy tim…

Tìm hiểu: Cách tăng cường sức khỏe cho nam giới

IV. Phương pháp điều trị rối loạn đông máu

Biện pháp điều trị cho bệnh rối loạn đông máu là là thay thế các yếu tố đông máu bằng một ống đặt trong tĩnh mạch, để ngăn ngừa chảy máu hoặc áp dụng hình thức truyền máu.

Các phương pháp điều trị khác gồm có thuốc giúp giải phóng các yếu tố đông máu, chất thúc đẩy đông máu và chữa lành, tiêm vắc xin và vật lý trị liệu để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu bên trong làm hỏng khớp,

V. Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đông máu 

Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm công thức máu: Xác định được lượng tiểu cầu có trong máu.
  • Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy.
  • Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu.
  • Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Vấn đề chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông.
  • Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác
  • Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.
  • Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: Cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.

Rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm đông máu cũng như theo dõi tỉ mỉ mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp và chính xác cho từng đối tượng.

Nguồn tham khảo:

1. Blood Clotting Disorders (Hypercoagulable States)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16788-blood-clotting-disorders-hypercoagulable-states

2. Bleeding Disorders

https://www.healthline.com/health/bleeding-disorders

Từ khóa » đông Máu Là Gì