Các Yếu Tố Môi Trường Nước Nuôi Tôm Sú

 I. Nhiệt độ nước nuôi tôm sú

Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng… Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng.

Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các ao hồ vùng nhiệt đới khoảng 28-30°C.

Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28°C nhưng tôm lớn tương đối chậm, trên 30°C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus.

tôm sú giống
tôm sú giống

II. Độ mặn

Các loài giáp xác có khả năng thích nghi của chính bản thân theo sự thay đổi độ mặn của môi trường nước. Trong chu kỳ sống của tôm sú, trứng được đẻ dọc bờ biển.

Trong tự nhiên, tôm bột phân bổ nhiều trong vùng môi trường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của chúng thích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng.

Độ mặn là tổng số những nguyên tử kết tinh, hòa tan trong nước và được tính bằng gram trong 1 lít hay là phần ngàn, trong đó các nguyên tử chính yếu là Sodium và Chloride, còn lại là các chất với thành phần ít hơn: magnesium, calcium, potassium, sulfate và bicarbonate.

Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3-45 (phần ngàn), nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18-20, tôm Penaeus vannamei có thể chịu được độ mặn biến thiên từ 2-40 nhưng với độ mặn 32-33 thì tôm lớn rất nhanh.

III. Oxy

Đây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trong nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cá. So với lượng

oxygen trong không khí là 200.000ppm, (lppm = 1 phần triệu) thì số oxygen hòa tan trong nước rất ít, nhưng ta chỉ cần 5ppm oxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn. Tình trạng thiếu oxygen trong ao cũng xảy ra khi thực vật thuỷ sinh bị chết quá nhiều do việc sử dụng các hoá chất.

Oxy hòa tan (ppm) Triệu chứng
0.3 tôm bị chết
l.0 tôm bị ngạt thở
2.0 tôm không lớn được
3.0 tôm chậm lớn
4.0 tôm sinh sống bình thường
5.0-6.0-7.0 tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh

Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen: Tôm sẽ tập trung gần mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hồ hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết.

Khi trong môi trường nước có quá nhiều chất khí bão hòa thặng dư hòa tan, tôm sẽ bị bệnh hoặc chết khi các chất khí hòa tan này xâm nhập hệ thống tuần hoàn tạo thành những hạt bong bóng (bubble) còn gọi là emboli, làm cản trở sự lưu thông máu tạo ra bệnh “gas bubble diseas”.

IV. Độ đục của nước

Độ đục của nước được xác định bởi đĩa Secchi, một cách đơn giản ta kết luận là độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa Secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm, Điều này có nghĩa là nếu độ đục trên đĩa Secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng.

Trong ao, độ đục thường do các phiêu sinh vật phát triển quá nhiều. Độ đục trong nước sẽ bất lợi nếu gây ra bởi chất sét hoặc các vật vô sinh vì cản trở sự xuyên qua của ánh sáng, làm giảm khả năng sản xuất của ao hồ. Nếu độ đục gây ra bởi các chất vô sinh mà quá cao thì tôm, cá sẽ bị nghẹt bộ phận hô hấp.

V. Độ cứng của nước

Độ cứng của nước liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hoá trị 2 (divalent metal ions) mà chínhyếu là calcium và magnesium trong môi trường đó. Độ cứng của nước được tính bằng mg/1 của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên gọi khác nhau được ghi dưới đây:

0-75 ppm CaCO3 Mềm
75-150 ppmCaCO3 Hơi cứng
150-300 ppm CaCO3 Cứng
Trên 300 ppm CaCO3 Rất cứng

Nước trong ao hồ có độ cứng 20-150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm tự chúng không giúp đưa năng suất ao hồ lên cao được mà cần sự hiện diện của yếu tố phosphor và các yếu tố chính yếu khác cùng phối hợp. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và mức tăng trưởng của tôm.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm sú của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

  • Chia sẽ Facebook
  • Tweet
  • Email
  • LinkedIn
  • Pin

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Bài viết liên quan:

kỹ thuật nuôi tôm súĐặc điểm sinh học của tôm sú con thỏNhu cầu nước uống cho thỏ nuôi

Từ khóa » Tôm Sú Sống ở Môi Trường Nào