Tôm Sú - Penaeus Monodon - Tép Bạc

Phân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũg có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ (Florida, Georgia và Nam Carolina).

Khả năng thích nghi với môi trường sống:

Nền đáy thủy vực

Nền đáy thủy vực có nh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm trong tự nhiên. Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao như tôm sú, tôm rằn, tôm he Nhật, tôm gậy, tôm chì,... các loài này thường có màu sắc đa dạng. Và nhiều vân màu, xen kẻ trên thân, trong khi đó có một số loài thích thủy vực rộng, nền đáy bùn, bùn cát, có nồng độ muối tương đối thấp như tôm thẻ, tôm đất, tép bạc,... các loài này thường có màu không rực rỡ, (ngoại trừ một số loài như tôm sắt, tôm giang,...). Nhiệt độ

Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ nh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể (biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngưng hoạt động và nếu kéo dài thời gian có nhiệt độ thấp tôm sẽ chết). Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên ngoài là cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm yên, ngừng ăn, tăng cường hô hấp). Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời, Tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành. Nồng độ muối

Trong thủy vực tự nhiên, các loài tôm có khả năng chịu đựng về sự biến động nồng độ muối khác nhau. Tôm thẻ, bạc, có khả năng chịu đựng sự biến động của nồng độ muối thấp hơn so với tôm sú, tôm rằn, tôm đất... Nồng độ muối ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với nhiệt độ. Khi nghiên cứu tỉ lệ sống của tôm, các thực nghiệm cho thấy nh hưởng của nồng độ muối lên hoạt động sống của tôm không rỏ, chỉ có ý nghĩa ở mức ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của tôm..

pH

pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của Tôm là từ 7-8.5

Bảng một số đặc điểm sinh hoc và sinh thái các loài tôm he

Loài

P.monodon

P. chinensis

P.vannamei

P.merguiensis

Tên thường dùng

Tôm sú

Tôm chân trắng

Tôm thẻ, bạc

Kích thước tối đa(mm)

360

183

230

Tăng tọng

21-33g trong 80-225 ngày

25g trong 5 tháng

7-23g trong 2.5 tháng

7-13g trong70-112 ngày

Nhiệt độ nuôi (oC)

24-34

16-28

26-33

25-30

Nồng độ muối (ppt)

5-25

11-38 hay thấp hơn

5-35

5-33

Nền đáy

Nhiều bùn

Phân bố

Nhiệt đới Thái Bình Dương

Ven biển Trung Quốc, Nam Triều Tiên

Ven TBD, Trung Mỹ

Nhiệt đới TBD

Nước sản xuất chính

Indonesia, Thaiilan, Malaysia, Philippines, Srilanca

Trung Quốc, Triều Tiên

Ecuador, Columbia, Panama,Peru, Mỹ

Indo., Thai., Phil.

Từ khóa » Tôm Sú Sống ở Môi Trường Nào