Cách Bảo Quản Gạo Lứt đơn Giản Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Cách bảo quản gạo lứt đơn giản tại nhà hiệu quả nhất

Gạo lứt được xem là món ăn béo bở của các loại côn trùng như mọt, mối và vi khuẩn nấm mốc. Chính vì vậy nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn tới bị côn trùng tấn công làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của gạo. Để phòng chống hiện tượng chúng một cách hiệu quả hãy tham khảo ngay một số gợi ý về cách bảo quản gạo lứt an toàn tránh những tác hại không đáng có ngay dưới đây.

Cách bảo quản gạo đúng chuẩn

1. Tại sao phải bảo quản gạo lứt đúng cách

Gạo lứt cũng tương tự như các loại ngũ cốc khác, nếu không được bảo quản đúng cách và cẩn thận sẽ gây ra tình trạng mốc, mối, mọt.

1.1 Mọt gạo là gì ?

Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng các loại ngũ cốc bao gồm lúa mì, gạo lứt,... Mọt gạo xuất hiện từ trong thực phẩm ngay khi chúng được thu hoạch và ẩn nấp trong đó. Ở đều kiện thích hợp, chúng sẽ nở thành các ấu trùng, lấy dinh dưỡng của gạo để sinh trưởng và phát triển. Có thể nhận biết sự hiện diện của mọt trong gạo thông qua sự xuất hiện của các lỗ tròn và các côn trùng nhỏ màu đen. Gạo bị mọt không chỉ làm cơm mất đi vị ngon mà làm giảm giá trinh dinh dưỡng và hương vị vốn có của chúng.

1.2 Gạo bị mốc là gì ?

Ở Việt Nam, tình trạng gạo bị mốc không phải là hiếm gặp, bởi với khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện tốt để nấm mốc hình thành. Ngoài ra, nguyên nhân còn là do mọi người không biết bảo quản gạo đúng cách.

Để tránh khỏi những tình trạng hư hại gạo như trên, hãy cũng đại lý gạo EcoLife bỏ túi ngay những bí kiếp bảo quản gạo lứt đúng chuẩn dưới đây nhé !

1. Cách bảo quản gạo lứt đúng chuẩn

Bảo quản gạo lứt bằng tỏi

Tỏi không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngăn ngừa mối mọt tấn công gạo lứt. Vì thế, tỏi lọt top các cách bảo quản gạo lứt tiện lợi nhất, ngoài ra tỏi còn giúp cho chất lượng gạo được giữ nguyên như ban đầu một cách tối đa.

Dùng tỏi bảo quản gạo lứt rất an toàn

Dùng tỏi bảo quản gạo lứt rất an toàn

Cách làm như sau:

Cho gạo vào thùng nhựa hoặc hộp có nắp, sau đó cho vài tép tỏi đã bóc vỏ lên trên thùng gạo. Số lượng tỏi cho vào nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng gạo mà bạn cần bảo quản. Sau đó khi đã bỏ tỏi lên trên bạn đậy kín nắp lại là được.

Bảo quản gạo lứt bằng muối

Muối không chỉ được dùng để nêm nếm thức ăn mà còn là nỗi sợ hãi của lũ mối, mọt. Khi chúng ăn gạo mà ăn phải muối mặn thì sẽ sợ và bỏ đi ngay lập tức. Vì vậy muối cũng là một trong những cách bảo quản gạo lứt an toàn.

Loại muối thường được dùng để bảo quản gạo lứt

Loại muối thường được dùng để bảo quản gạo lứt

Cách làm như sau: Cho gạo vào thùng, sau đó rắc một chút muối vào với gạo. Tuy nhiên, không nên rắc quá nhiều vì như vậy sẽ là gạo dễ bị mặn và có thể gây ẩm ướt.

Bảo quản gạo lứt trong tủ lạnh

Một cách bảo quản cũng được khá nhiều người áp dụng vì nó nhanh chóng và tiện lợi đó là cho gạo lứt vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản ăn dần. Cách này giúp tránh được gạo bị mọt, mốc rất tiện lợi.

Với lượng gạo ít ta có thể bảo quan trong tủ lạnh

Với lượng gạo ít ta có thể bảo quan trong tủ lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cách cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ thấp hơn 15 độ C. Bảo quản khoảng 4 đến 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo, có thể tiêu diệt cũng như ngăn không cho mối mọt đẻ trứng và sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, cách bảo quản gạo lứt này chỉ sử dụng với một số lượng gạo ít vì kích thước tủ lạnh có hạn.

Bảo quản bằng hộp đựng gạo chuyên dụng

Sử dụng hộp đựng gạo chuyên dụng giúp bạn tiết kiệm được không gian bếp cũng như thời gian thực hiện. Hơn nữa, cách bảo quản gạo lứt này còn có thể giúp bạn đong đếm được lượng gạo còn, và lượng gạo cần thiết cho mỗi lần sử dụng.

Bảo quản gạo lứt bằng hộp nhựa chuyên dụng

Bảo quản gạo lứt bằng hộp nhựa chuyên dụng

Bạn nên chọn mua hộp đựng gạo có dung tích phù hợp với gia đình mình. Việc này vừa tiết kiệm chi phí và diện tích bếp. Lưu ý nên đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp và gần các lò vi sóng hay lò nướng.

2. Gạo bị mốc, bị hỏng có ăn được không?

Bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến gạo bị mốc, một số bạn do tiếc nên vẫn sử dụng. Hoặc số khác cho ngan, gà ăn để đỡ phí, điều này có tốt không?

Thông thường gạo sẽ có màu đỏ, đỏ đậm, hoặc trắng rất đẹp mắt. Khi gạo có hiện tượng chuyển màu sang vàng, xanh chứng tỏ gạo đã bị mốc, hỏng.

Gạo bị mốc sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng

Gạo bị mốc sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng

Theo các nhà khoa học của Đại học Cornell (Mỹ) đã chứng minh gạo mốc thường là nơi sản sinh ra chất aflatoxin, chất này rất độc. Có thể gây ra chứng ngộ độc, nôn mửa, đau bụng, co giật,... Nếu cho gia cầm ăn thì gây các bệnh cho gan, dạ dày,.. Chính vì vậy gạo khi đã bị nấm mốc không nên sử dụng.

3. Cách lựa chọn gạo lứt ngon để bảo quản tốt hơn

Chọn mua được gạo lứt ngon và sạch sẽ giúp thời gian bảo quản được tối đa nhất. Gạo lứt ngon là gạo có màu tươi, sáng, khô ráo. Việc lựa chọn được gạo ngon sẽ giúp cho cách bảo quản gạo lứt được tốt hơn và lâu hơn.

Cách bảo quản gạo lứt

Nên lựa chọn mua gạo lứt có nhãn hiệu, nơi sản xuất đáng tin cậy. Vì gạo lứt dễ chứa Asen vô cơ nếu không xử lý đúng cách.

Gạo lứt thường chỉ có thể để khoảng 4 đến 5 tháng vì nếu để lâu chất lipid có chứa trong cám sẽ bị hư, gây mùi khó chịu. Vì vậy, cần xem kỹ thời hạn sử dụng trên bao bì cẩn thận trước khi mua và mua với số lượng cần dùng trong khoảng 4 - 5 tháng.

Gạo lứt trên thị trường hiện nay rất nhiều hàng giả hàng kém chất lượng. Sau khi mua về bạn có thể vo gạo sau đó đem phơi nếu gạo không bị đổi màu với phần gạo còn lại thì đó là gạo lứt chuẩn.

Để mua được gạo lứt sạch và an toàn bạn hãy đến với đại lý gạo sạch EcoLife. Ngoài ra, EcoLife còn cung cấp các loại gạo ngon nhất thế giới ST25, gạo lứt Tím Than , gạo lứt đỏ ST,... Gọi ngay tới hotline 0932 788 299 để được hướng dẫn cách đặt hàng và tư vấn 24/7.

Từ khóa » Gạo Lứt đen Bị Mốc