Cách Khử Mùi Hôi Của Gạo Dễ Dàng - Rút Hầm Cầu
Có thể bạn quan tâm
Cách khử mùi gạo
Cách khử mùi hôi của gạo thực chất rất dễ dàng sử đụng. Trong quá trình nấu ăn, việc muốn tăng thêm hương vị của món ăn là một điều chắc chắn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những nguyên liệu tự nhiên thường hay sử dụng đều có công dụng như một loại chất có lợi giúp đẩy nhanh quá trình khử mùi của thực phẩm, đặc biệt là hôi của gạo, làm tăng hương thơm và hương vị của món ăn. Sau đây công ty Vạn Phát sẽ hướng dẫn bạn nguyên nhân gây mùi và cách khử mùi đơn giản nhất.
Nguyên nhân gạo có mùi hôi
Gạo có mùi hôi là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình sử dụng, khi phát hiện chúng có mùi hôi cũng là lúc bạn cần sử dụng các cách khử mùi hôi của gạo. Thông thường có khá nhiều lý do khiến gạo tại nhà của bạn bốc mùi hôi, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân như sau:
Cách khử mùi gạo để quá lâu ngày
1. Gạo có mùi hôi do để quá lâu ngày
Đây là tình trạng khá dễ bắt gặp, gạo trong quá trình sử dụng để quá lâu ngày dễ xảy ra những mùi củ hoặc mùi mốc, dẫn đến vấn đề mùi hôi bốc lên trong quá trình sử dụng gây khó chịu.
Hoặc cũng có thể gạo nhà bạn có mùi hôi do mọt gạo, mọt gạo trong quá trình xâm nhập vào bên trong thùng chứa gạo tại nhà của bạn sẽ gây ra một mùi hôi khó chịu. Trong quá trình nấu ăn nếu không xử lý kỹ sẽ khiến cho món cơm có một mùi khá khó ngửi.
Cách khử mùi gạo ẩm mốc
2. Gạo có mùi hôi do vi khuẩn nấm mốc
Vi khuẩn nấm mốc là một trong những vấn đề lớn là bạn cần phải lưu ý khi sử dụng gạo. Nếu bạn để gạo lâu ngày và không sử dụng, trong trường hợp thời tiết có độ ẩm cao, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc phát triển. Gạo bị mốc sẽ sinh ra chất Aflatoxin. Đây là một loại chất cực độc có hại cho cơ thể của con người.
Ngoài việc gây hại, gạo mốc còn có một mùi rất khó chịu, chúng làm giảm đi cảm giác ngon miệng của người sử dụng. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe của người thân trong gia đình, bạn phải tránh sử dụng loại gạo như thế này.
Cách khử mùi gạo qua cách bảo quản
Cách khử mùi hôi của gạo qua cách bảo quản
Cách khử mùi hôi của gạo đơn giản nhất đó là hạn chế các tình tràng như mối, mọt, ẩm mốc xảy ra trong quá trình để gạo lâu ngày. Sau đây có một số cách bảo quản gạo tốt nhất:
- Sử dụng thùng đựng gạo lớn, thông thoáng và sạch sẽ.
- Bảo quản ở những nơi cao ráo, hạn chế đặt ở các môi trường ẩm ướt. Nên để gạo ở trên cao, tránh tiếp xúc với nền đất.
- Nên đặt thùng gạo ở nơi có ánh sáng, tránh để trực tiếp với ánh nắng ngoài trời
- Bạn có thể bảo quản bên trong tủ lạnh để hạn chế các vi khuẩn ẩm mốc
- Sử dụng túi hút hầm đặt vào bên trong thùng gạo để hạn chế ẩm mốc
- Thường xuyên vệ sinh thùng gạo trong nhà
Đây là một số cách bảo quản dễ dàng nhất mà bạn có thể sử dụng, nhưng nếu gạo đã bị hôi thì trong quá trình sử dụng sẽ khử mùi hôi của gạo như thế nào?, sau đây là một số cách khử mùi nhanh chóng trong quá trình nấu ăn.
Cách khử mùi gạo qua nấu ăn
Cách khử mùi hôi của gạo qua nấu ăn
Trong quá trình nấu ăn có rất nhiều cách để chúng ta có thể đánh bay mùi hôi của gạo mà bạn nên tham khảo.
Cách khử mùi gạo bằng giấm
1. Cách khử mùi hôi của gạo bằng giấm
Giấm ăn là một công cụ rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của bất kỳ hộ gia đình nào, giấm ăn có công dụng như một sản phẩm giúp khử mùi cho cơm khi nấu. Nhiều người suy nghĩ rằng sử dụng dấm ăn sẽ làm cơm bị chua nhưng thực tế bạn chỉ sử dụng một muỗng giấm nên nó sẽ không có nhiều thay đổi đến vị của món ăn mà còn khử mùi hôi của gạo rất tốt đấy.
Cách khử mùi gạo bằng muối
2. Cách khử mùi hôi của gạo bằng muối
Muối có công dụng lớn trong việc khử mùi hôi, mùi hôi trong cơm của bạn sẽ bị đánh bay bởi muối, ngoài ra nó còn giúp tạo ra một hương thơm và vị tinh tế cho món ăn.
Muối có vị mặn nên thường các bà nội trợ sẽ sợ món ăn của mình không còn ngon nữa, nhưng yên tâm, bạn chỉ cần bỏ một muỗng nhỏ muối vào bên trong nồi cơm nên sẽ không khiến cơm quá mặn nhé.
Cách khử mùi gạo bằng dầu ăn
3. Cách khử mùi hôi của gạo bằng dầu ăn
Dầu ăn có công dụng lớn khi nấu ăn, hầu như ở tất cả các món ăn dù mặn hay ngọt chúng ta đều phải cho thêm một ít dầu ăn. Ở cách khử mùi hôi của gạo này, bạn cần cho một muỗng nhỏ các loại dầu có mùi thơm đặc trưng như dầu oliu, dầu mè, cách này sẽ giúp gạo thêm phần bóng bẩy và đặc biệt là thơm ngon hơn rất nhiều. Cách này được người dùng sử dụng hằng ngày để cho ra món cơm ngon miệng, tuy nhiên bạn không nên cho dầu vào cơm sau khi đã chín, hạn chế trường hợp cơm bị bay mùi hôi dầu, khó chịu.
Cách khử mùi gạo bằng sữa tươi
4. Cách khử mùi hôi của gạo bằng sữa tươi
Sữa sử dụng trong nấu cơm nghe có vẻ lạ nhỉ. Trên thực tế sữa tươi tăng thêm độ béo cho gạo rất tốt, bạn cần cho sữa vào nước với tỉ lệ 3:1 rồi nấu như bình thường. Với cách nấu này, sau khi cơm chín sẽ cho ra một hương thơm rất tuyệt vời, không những thế, hạt gạo sau khi nấu chung với sữa cũng rất thơm và dẻo. Với cách làm này bạn có thể biến gạo cũ thành gạo mới, giúp loại bỏ nỗi lo gạo củ không thể ăn được.
Cách khử mùi gạo bằng đá lạnh
5. Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc sử dụng đá lạnh
Đá lạnh là một công cụ đắc lực giúp hút bớt mùi hôi của gạo. Gạo sau khi ngâm bạn cho vào 1 đến 2 cục đá lạnh rồi để khoảng 15 đến 20 phút, sau đó đem đi nấu như bình thường. Đá lạnh sẽ làm chậm đi quá trình hút nước của gạo, từ đó khiến gạo trở nên dẻo và ngon hơn. Đá giúp tăng lượng axit amin, ngăn chặn các enzym phân hủy chất ngọt của gạo, từ đó giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn.
Cách khử mùi gạo bằng việc chọn gạo
6. Cách khử mùi hôi của gạo qua việc chọn gạo
Để nấu được một bữa cơm ngon, chúng ta phải chọn mua loại gạo sạch, chất lượng. Lựa chọn gạo mới, không nên chọn các loại gạo theo mùa vì chúng đã được để lâu, mất đi các chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên và không còn mùi thơm nữa.
Chọn gạo có hạt đều và bóng, tránh chọn loại gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là những hạt gạo bị hư. Không sử dụng gạo có màu quá trắng hay bạc vì đó rất có thể là những loại gạo được sử dụng chất tẩy trắng. Khi mua gạo phải lựa chọn loại có mùi thơm thoang thoảng, không có những mùi ẩm mốc.
Nếu muốn bạn có thể thử xem hạt gạo có ngon hay không bằng cách cho hạt gạo vào miệng và nhai đều, nếu hạt gạo xuất hiện vị ngọt nhẹ và thanh, có vị bột và thơm thì đó là loại gạo ngon.
Cách khử mùi gạo bằng việc vo gạo
7. Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc vo gạo
Hiện tại trên thị trường gạo đã tương đối sạch nhưng khi nấu thì việc vo rửa gạo vấn vô cùng quan trọng. Việc vo gạo giúp cho gạo sạch các bụi bẩn, tạp chất. Tuy nhiên khi vo gạo không được mạnh tay vì nó sẽ làm tách các lớp dinh dưỡng của gạo ra ngoài.
Vitamin B1 chủ yếu ở bên ngoài của hạt gạo, chính vì thế nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi các dưỡng chất vốn có. Việc vo gạo với mục đích làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, nhưng không có nghĩa càng sạch càng tốt. Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6, glucid, protein,...
Chúng ta chỉ nên vo nhẹ từ 1 đến 2 lần cho các cặn bẩn trôi ra ngoài là có thể giúp khử mùi hôi của gạo rồi nhé.
Cách khử mùi gạo bằng việc ngâm gạo
8. Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc ngâm gạo
Phần lớn người dùng đều cho gạo vào nồi nấu ngay lập tức sau khi vo gạo, tuy nhiên đây là cách không đúng, điều này khiến cho hạt gạo không được đầy đặn và căng bóng. Cách đúng nhất đó là bạn cần phải ngâm gạo khoảng từ 15 đến 20 phút sau khi vo để hạt gạo gạo có thể hấp thụ nước vào bên trong. Điều này giúp gạo trở nên căng mọng và hạt cơm sẽ thơm hơn, giúp loại bớt mùi hôi.
Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc xới khi chín
9. Cách khử mùi hôi của gạo bằng việc xới cơm khi chín
Ngay khi cơm vừa chín bạn nên mở nắp rồi xới kỹ cơm để lượng mùi bên dưới bốc lên chứ không ứ đọng lại bên trong, từ đó giúp giảm mùi hôi của gạo. Sau khi xới bạn hãy đóng nắp nồi cơm lại khoảng 10 phút rồi sử dụng như bình thường.
Trên đây là các cách khử mùi hôi của gạo dễ dàng nhất, công ty Vạn Phát hy vọng những vấn đề của bạn sẽ được khắc phục nhanh chóng. Mọi thắc mắc của bạn xin liên hệ đến với chúng tôi qua số điện thoại 0903.891.317 để được tư vấn cụ thể nhất về việc khử mùi của gạo.
Từ khóa » Gạo Lứt đen Bị Mốc
-
Cách Bảo Quản Gạo Lứt đen để được Lâu, Không Bị Mọt, Mốc - Orimart
-
Cách Bảo Quản Gạo Lứt đơn Giản Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
-
Cách Bảo Quản Và Xử Lý Gạo Mốc
-
Gạo Mốc Có ăn được Không? - Bách Hóa XANH
-
Cách Xử Lý Gạo Mốc, Cách Khử Mùi Mốc Của Gạo Như Thế Nào?
-
Ăn Gạo Mốc Gây Nguy Hiểm Nhưng Người Dân Vẫn Vô Tư Sử ...
-
Cách Bảo Quản Gạo Lức Không Bị Mốc - Wiki Phununet
-
KHÔNG NÊN DÙNG GẠO LỨT BỊ : MỐC - MỌT - LÊN DẦU
-
Hạn Dùng Và Nguy Hại Khi Dùng Gạo Hết Hạn
-
Cách Nhận Biết Gạo Bị Mốc
-
Bật Mí 6 Cách Bảo Quản Gạo Lức, Tại Sao Gạo Lứt Bảo Quản Khó ...
-
Cách Bảo Quản Gạo Lức Không Bị Mốc - Cách Bảo Quản Com Gạo Lứt
-
More Content - Facebook
-
Phát Hiện Gạo Mốc Xát Lại Tránh ảnh Hưởng Sức Khỏe