Cách Bảo Quản Thức ăn Trong Tủ Lạnh An Toàn, Luôn Tươi Ngon

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh như nào cho đúng có lẽ là câu hỏi của hầu hết các chị em nội trợ hiện nay. Và nếu bạn chưa biết cách bảo quản thực phẩm sao cho đúng cách thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của HC nhé!

1. Cách bảo quản thức ăn theo từng loại (thực phẩm thừa và dễ hỏng, trái cây và rau, trứng, thịt)

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đối với mỗi loại sẽ khác nhau, nên chúng ta cần chú ý và biết đến.

1.1. Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng

- Thực phẩm dễ hư hỏng thì bạn nên bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để 1, 2 tiếng.

- Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày.

- Cách bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đối với pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì bạn có thể để từ 3 - 4 ngày.

- Đối với thịt trứng, cá ngừ (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3-5 ngày.

- Cách bảo quản: Bạn chỉ cần cho thực phẩm mà bạn muốn bảo quản vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi ziplock rồi để chúng vào tủ lạnh.

- Bạn nên chọn hộp đựng thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủy tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

- Nếu bạn sử dụng túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (có ghi "BPA-free") gây nguy hại cho sức khỏe.

- Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi:

+ Để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ.

+ Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong, hoặc nếu không nhớ được thời gian đặt thực phẩm vào tủ lạnh, bạn có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng.

1.2. Bảo quản trái cây và rau

- Việc bảo quản những loại này có thể gặp khó khăn bởi lẽ một số loại trái cây và rau không thích hợp để bảo quản cùng nhau.

- Một số loại trái cây tạo khí etilen dễ làm hỏng rau:

+ Bạn nên để những loại tạo khí như: trái bơ, chuối, đào, lê, mận và cà chua ở ngoài tủ lạnh.

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh trái cây và rau

+ Mặt khác, bạn có thể đặt táo, quả mơ, dưa vàng, quả sung và một số loại quả có vị ngọt, nhưng nhớ để chúng ngoài ngăn đựng rau, ngăn này dùng để bảo quản rau dễ bị ảnh hưởng khí etilen.

- Hầu hết các tủ lạnh hiện nay đều thiết kế một ngăn đựng rau để bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, và thỉnh thoảng bạn nên điều chỉnh hơi ẩm và nhiệt độ. Đây có lẽ là chỗ tốt để bảo quản rau vì nó tách biệt với các phần khác của tủ lạnh.

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh về rau

1.3. Bảo quản trứng

Trứng bạn mua về chưa rửa thì có thể để được từ 3-5 tuần, còn trứng đã đập ra thì chỉ để được 1 vài ngày.

Nhưng nếu trứng bạn đã rửa qua rồi thì sẽ bảo quản được trong thời gian ngắn hơn. Đó là điều bạn nên biết khi học cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh như một số thực phẩm nên thực hiện.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh như trứng

1.4. Bảo quản thịt

- Bảo quản thịt heo:

+ Đối với thịt sống, bạn nên rửa sạch và cho vào túi nilon trước khi bảo quản trong ngăn lạnh với nhiệt độ từ -17 đến - 18 độ C.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh với thịt lợn

+ Đối với thịt heo chín, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và cất ở ngăn đông trong điều kiện nhiệt độ từ -15 độ đến -18 độ C, thịt có thể bảo quản từ 2 – 6 tháng. Còn trong ngăn mát với điều kiện từ 4 – 5 độ C, thịt chín bảo quản được từ 3 - 4 ngày.

- Bảo quản thịt bò:

+ Đối với thịt bò sống còn nguyên miếng, thời gian bảo quản ở ngăn đá (nhiệt độ từ -17 độ C đến -18 độ C) có thể kéo dài từ 4 – 12 tháng. Còn trong nhiệt độ từ 1 – 3 độ C ở ngăn mát thịt có thể được bảo quản khoảng 5 ngày (bò thường) và 3 ngày (bò bắp).

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh với thịt bò

+ Đối với thịt bò chín, nếu sử dụng máy hút chân không và bảo quản trong ngăn đá ở nhiệt độ từ -15 độ C đến -18 độ C, thịt có thể bảo quản từ 2 – 6 tháng. Còn trong điều kiện ngăn mát từ 4 – 5 độ C, thời gian bảo quản của thịt bò là từ 3 – 4 ngày.

- Bảo quản thịt gia cầm:

+ Đối với thịt gia cầm sống, nếu bọc kĩ bằng nhiều lớp nilon hoặc sử dụng máy hút chân không thực phẩm và bảo quản trong ngăn đá với nhiệt độ từ -17 độ C đến -18 độ C, thịt có thể bảo quản được lâu hơn. Nhưng nếu bảo quản ở ngăn mát (từ 1 – 3 độ C) bạn không nên bảo quản quá 2 ngày.

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh với thịt gia cầm

+ Đối với thịt gia cầm đã chín, nếu bảo quản trong điều kiện ngăn đá từ -17 độ C đến -18 độ C và nên hút chân không, thịt có thể bảo quản 3 tháng. Nhưng ở điều kiện ngăn mát từ 1- 3 độ C, thịt gia cầm chín chỉ nên bảo quản trong 5 ngày.

2. Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt có nắp đậy hoặc túi nilon sạch.

- Thực phẩm sống để riêng ngăn với thực phẩm chín.

- Các loại thực phẩm sống khi chế biến ngay trong ngày thì nên để ở ngăn mát còn muốn để lâu hơn thì phải để lên ngăn đá hoặc tủ đông.

- Các thực phẩm khi để lên ngăn đá nên dán nhãn tên thực phẩm, ngày bảo quản để dễ quản lý thời gian.

- Thực phẩm để trên ngăn đá hoặc tủ đông khi muốn rã đông để chế biến nếu có thời gian nên để xuống ngăn mát sau đó để ra ngoài nhiệt độ thường. Nếu muốn chế biến ngay thì có thể sử dụng chế độ rã đông của lò vi sóng.

- Không nên để thức ăn sống quá lâu trong tủ lạnh.

Những nguyên tắc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên biết

3. Những thực phẩm không nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

- Cà chua: nhiệt độ thấp sẽ hủy hoại cấu trúc của cà chua và làm cho chúng trở nên bột hơn.

- Hành củ: hành dễ mủn và mốc khi để trong tủ lạnh quá lâu, làm ám mùi lên những thực phẩm xung quanh nó.

- Chuối: nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối.

- Thảo mộc tươi: sẽ hấp thụ các mùi xung quanh, làm cho các thực phẩm để cạnh chúng không thể quay trở lại được hương vị ban đầu. Bên cạnh đó, chúng cũng mất hương vị và bị khô một cách nhanh chóng trong tủ lạnh.

- Khoai tây: nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ và chuyển hóa thành đường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây.

>> Xem thêm: Kiến thức bạn nên biết khi bảo quản mật ong trong tủ lạnh được không?

Khoai là một trong những thực phẩm không nên bỏ trong tủ lạnh

- Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ lạnh. Dù bạn có để tỏi ở ngăn mát đi chăng nữa, nó cũng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài.

- Dưa hấu, dưa gang: dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, làm giá trị dinh dưỡng giảm.

- Mật ong: Ở nhiệt độ thấp, đường trong mật ong sẽ đặc quánh lại, vừa ảnh hưởng đến hương vị, kết cấu lẫn giá trị dinh dưỡng của mật ong.

Mật ong cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh

- Bánh mì: Bánh mì dễ bị khô cứng khi để trong tủ lạnh. Ngoài ra nó cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nếu tủ lạnh để đủ loại thực phẩm, lâu ngày không lau dọn... bánh mì sẽ rất dễ bị mốc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh của HC. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với mỗi gia đình khi sử dụng tủ lạnh.

Siêu thị điện máy HC

Từ khóa » Những Thực Phẩm để được Lâu Trong Tủ Lạnh