Cách Bảo Vệ Nhau Thai Vô Cùng Quan Trọng Mẹ Cần Biết | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về nhau thai
Vậy nhau thai có vai quan trọng như thế nào đối với mẹ và bé, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ngay sau đây.
Nhau thai là gì?
Nhau thai hay thường được biết đến với tên gọi tắt như là nhau hay rau thai. Đây là một cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung có chức năng chính là trao đổi và cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ cho em bé.
Nhau thai là sự liên kết đặc biệt giữa người mẹ và thai nhi. Không những có những chức năng trên nó còn giúp bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai tránh được khỏi những nguy hiểm hay nhiễm trùng. Nhau sẽ gắn liền với thai nhi từ lúc được hình thành đến khi thai nhi ra khỏi lòng mẹ.
Sự liên kết đặc biệt giữa mẹ và bé
Đặc biệt là vậy, nhưng khi người mẹ sinh con, toàn bộ phần nhau phải được lấy ra hết, nếu còn sót lại sẽ dẫn đến tình trạng mất máu hoặc nhiễm trùng.
Vị trí của nhau thai
Vị trí rau thai ở mỗi người có thể khác nhau. Từ tuần thứ 11 - 12 của thai kỳ, bạn có thể kiểm tra nhau thông qua các hệ thống kiểm tra sức khoẻ. Tuy nhiên, nhau thường xuất hiện ở các vị trí sau đây, các vị trí này được xem là bình thường, không có đáng ngại gì về sức khỏe của mẹ và bé:
-
Phía trước lòng tử cung (nhau bám mặt trước).
-
Phía sau lòng tử cung (nhau bám mặt sau).
-
Phía bên trong lòng tử cung.
-
Nhau bám đáy.
Nếu trong quá trình kiểm tra sức khoẻ, nếu nhau có vị trí nằm ở các vị trí trên thì bạn có thể yên tâm.
Các vị trí bình thường và bất thường của nhau thai
Nhưng bạn nên lưu ý với một trường hợp đặc biệt sau, đó là nếu nhau bám quá thấp so với cổ tử cung tức là nhau vắt ngang qua lỗ trong cổ tử cung làm cản đường ra của em bé. Nó được gọi là nhau thai tiền đạo và có thể gây nguy hiểm. Khi nhau nằm ở vị trí này có thể xuất hiện thêm triệu chứng xuất huyết. Việc bạn phải làm ngay lúc này là tới cơ sở y tế để kiểm tra tình hình sức khoẻ.
Vị trí của nhau có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về thai nhi trong quá trình phát triển. Đôi khi những sản phụ có bánh nhau mặt trước sẽ khó cảm nhận chuyển động của thai hơn so với những người có nhau mặt sau, đặc biệt đối với giai đoạn của đầu thai kỳ. Trong một số trường hợp, sẽ khó kiểm tra nhịp tim đối với các nhau mặt trước.
Cấu tạo của nhau thai
Nhau thai được hoàn thiện vào khoảng thứ tư của thai kỳ. Một bánh nhau hoàn thiện có hình tròn như cái đĩa, màu đỏ, đường kính từ 15 - 20cm, dày khoảng 2,5 - 3cm, trọng lượng từ 400 - 500 gram. Bánh nhau có nhiều múi (bao gồm 15 - 20 múi), giữa các múi có các rãnh nhỏ.
Cấu tạo của nhau bao gồm các bộ phận sau:
-
Màng đệm và màng ối bao phủ mặt trong và khoang ối. Dây rốn đính vào giữa, xung quanh dây rốn có các mạch đệm thuộc mạch rốn.
-
Các nhánh nhung mao đệm.
-
Phần nhau.
-
Chỗ bám của nhau.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhau thai
Nhau thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Một số trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình mang thai liên quan đến nhau gây ảnh hưởng đến bé như là nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược,...
Hãy đảm bảo sức khỏe của bản thân để cho con có sức khoẻ tốt nhất
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhau, sau đây là một số yếu tố tác động thường gặp:
-
Tuổi người mẹ: Đối với phụ nữ, độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 đến 34 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ có sức khoẻ ổn định để mang thai. Đối với phụ nữ ngoài 40 tuổi khi mang thai thì những vấn đề về nhau thai dễ xảy ra hơn và việc mang thai cũng trở nên khó khăn hơn.
-
Căng thẳng, mệt mỏi: Các yếu tố về tâm lý, tinh thần của người mẹ trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều.
-
Rối loạn đông máu: Khi người mẹ gặp phải chứng này trong quá trình mang thai cũng sẽ tăng nguy cơ cao đối với các vấn đề về nhau.
-
Mang đa thai: Những bà mẹ mang đa thai sẽ có nguy cơ bệnh lý bánh nhau hơn đơn thai.
-
Từng gặp các vấn đề về nhau: Nếu ở những đợt mang thai trước thai phụ từng gặp vấn đề về nhau thì ở những lần mang thai sau dễ bị gặp lại.
-
Huyết áp cao: Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhau gặp khó khăn trong quá trình phát triển, nó sẽ không phát huy được hết chức năng của mình trong quá trình thai kỳ.
-
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Việc sử dụng các chất kích thích này trong thời gian dài hay trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nhau và sức khỏe của thai nhi.
3. Bảo vệ nhau thai khỏe mạnh bằng cách nào?
Các vấn đề về nhau thai phần lớn sẽ khó can thiệp một cách trực tiếp, nhưng để thai kỳ có quá trình phát triển khoẻ mạnh nên lưu ý những điều sau:
-
Mang thai trong độ tuổi thích hợp sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh và hạn chế các trường hợp xấu.
-
Bổ sung cho cơ thể mẹ các thực phẩm cần thiết, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cung cấp đủ chất cho thai kỳ.
-
Không được sử dụng các chất kích thích trong suốt quá trình mang thai.
-
Nắm được những thông tin về sức khỏe nhau thai không phải là vấn đề của riêng chị em phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng nên quan tâm và tìm hiểu để có thêm nhiều kiến thức về sức khoẻ sử dụng trong đời sống gia đình.
-
Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ.
Thăm khám sức khỏe là một trong những cách quan tâm và bảo vệ thai nhi
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn đáp ứng tốt về vấn đề chất lượng cũng như thái độ phục vụ. Cùng với đội ngũ chuyên viên bác sĩ, y tá chuyên nghiệp bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện. Để đảm bảo sức khỏe của mình và bé bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chất lượng. MEDLATEC sẽ giúp bạn điều đó. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc.
Từ khóa » Vị Trí Bám Của Nhau Thai Có Thay đổi Không
-
Vị Trí Bánh Nhau Thai Có Gì đặc Biệt? | Vinmec
-
Thai 38 Tuần Có Sự Thay đổi Vị Trí Bánh Nhau Là Do đâu? | Vinmec
-
Trong Thai Kì, Rau Bám Có Thay đổi Vị Trí Không?
-
️ Vị Trí Bánh Nhau Thai - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Siêu âm Khảo Sát Vị Trí Nhau Thai
-
Nhau Thai Có Di Chuyển Vị Trí Không Các Mẹ? - MarryBaby
-
Nhau Thai Là Gì, Các Vấn đề Về Nhau Thai Mẹ Bầu Cần Biết
-
Nhau Thai Bám Mặt Trước Mẹ Sinh Thường được Không?
-
Nhau Thai Nằm Sai, Mẹ Con Cùng ảnh Hưởng - VPMilk
-
NHAU THAI BÁM THẤP – MẸ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?
-
Nhau Thai Bám Thấp: Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Nhau Bám Thấp Mặt Sau Có Gây ảnh Hưởng đến Thai Kỳ? | TCI Hospital
-
Vị Trí Nhau Bám Có Thay đổi Không Thưa BS? - AloBacsi
-
NHAU THAI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN