NHAU THAI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Có thể bạn quan tâm
Bánh nhau hay bánh rau của thai nhi là gì? Bánh rau có tác dụng gì với thai nhi? Ý nghĩa của vị trí bánh rau và ảnh hưởng của mỗi vị trí bánh rau tới thai kì như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nhau thai là gì?
Nhau là phần kết nối giữa mẹ và thai nhi, có nhiệm vụ cung cấp cho thai nhi tất cả các nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tác động của nhiều yếu tố từ trong cơ thể mẹ và từ ngoài môi trường vào. Vì vậy những bệnh lý từ mẹ hoặc của thai nhi đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ.
Bánh nhau thai hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400-500 gram), dày 2,5-3 cm, mỏng hơn ở ngoại vi. Mỗi bánh nhau gồm 15-20 múi, giữa các múi nhau là các rãnh nhỏ.
Vị trí của nhau thai
Nhau thai có thể tự gắn vào bất kỳ vị trí nào sau đây:
- Phía sau lòng tử cung (nhau bám mặt sau tử cung)
- Phía trước lòng tử cung (nhau bám mặt trước tử cung)
- Về phía bên lòng tử cung (nhau bám mặt bên tử cung)
- Nhau bám thấp
- Nhau bám đáy
Trong các vị trí nêu trên, khi nhau thai bám quá thấp cổ tử cung, thì đây là loại nhau tiền đạo và có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Triệu chứng lúc này là xuất huyết bất thường trong thai kỳ, không cần có cơn đau bụng, tái phát nhiều lần, mức độ từ nhẹ đến nặng.
Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, nhau thai nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé.
Có hai trường hợp nhau tiền đạo: một phần hoặc hoàn toàn. Nếu là nhau tiền đạo một phần, nghĩa là bánh nhau che 1 phần lỗ trong cổ tử cung, thì đôi khi vẫn còn chỗ để đầu em bé đi ra. Điều này có nghĩa là vẫn có thể sinh bằng ngã âm đạo. Nếu nhau thai che toàn bộ cổ tử cung thì lựa chọn duy nhất là mổ lấy thai. Khi đó, thai phụ có thể cần phải nhập viện để theo dõi và cân nhắc về những giám sát phù hợp.
Triệu chứng:
Thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kì: chảy máu, chảy máu bất ngờ, máu đỏ tươi, không đau bụng. Chảy máu tái phát nhiều lần với tần suất và mức độ ngày càng tăng.
Rau tiền đạo - Rau cài răng lược
Đây là tình trạng nặng nhất của rau tiền đạo, vì khi đó các mạch máu sẽ tăng sinh, đâm xuyên vào bàng quang. Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ có tiền sử mổ đẻ nên việc xử lý phẫu thuật sẽ gây khó khăn, mất máu rất nhiều và có nguy cơ ảnh hưởng đến bàng quang.
Những rủi ro của nhau tiền đạo
Đối với mẹ:
- Chảy máu nhiều và khó kiểm soát.
- Phải thay đổi kế hoạch sinh vì mổ lấy thai giờ đây trở thành lựa chọn duy nhất.
- Sinh non và những rủi ro liên quan.
- Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không chịu tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Sốc do mất máu.
Đối với em bé:
- Sinh non và những rủi ro liên quan.
- Thiếu oxy với khả năng tổn thương não và tử vong.
- Mất máu.
Vị trí nhau có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đôi khi, có nhau thai mặt trước tử cung có thể khiến phụ nữ khó cảm nhận chuyển động của thai nhi. Trong một số trường hợp, nó có thể khiến cho bác sĩ sản khoa gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện nhịp tim thai nhi.
Do vị trí của nhau thai trước mặt thai nhi, thai phụ có nhau thai phía trước có thể không cảm thấy chuyển động của thai nhi mạnh như người phụ nữ có nhau thai mặt sau, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kì.
Chẩn đoán vị trí nhau
Bác sĩ xác định vị trí của nhau thai bằng siêu âm, thời điểm đánh giá chính xác nhất được tiến hành trong khoảng từ 18 đến 20 tuần của thai kỳ.
Đôi khi, siêu âm cần được kiểm tra gần hơn với ngày sinh để kiểm tra vị trí của nhau thai và đảm bảo rằng nhau thai không chặn cổ tử cung.
Tầm soát nhau tiền đạo
Siêu âm rất có giá trị trong việc chẩn đoán vị trí nhau thai. Một trong những mục đích của việc siêu âm thai là để xác định vị trí và kích thước của nhau thai. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy chú ý siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra bánh nhau thai vào đúng thời điểm các mẹ nhé.
Hiện nay, tại Trung tâm Siêu âm của Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh đang triển khai rất nhiều gói khám dành tặng cho các mẹ bầu, các mẹ hãy tham khảo ngay để có được những trải nghiệm tuyệt vời cùng con yêu tại 125 Thái Thịnh nhé!!!
TRUNG TÂM SIÊU ÂM
ĐI ĐẦU TRONG LĨNH VỰC CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Tư vấn dịch vụ 24/7 - Hotline 0972 88 1125
Từ khóa » Vị Trí Bám Của Nhau Thai Có Thay đổi Không
-
Vị Trí Bánh Nhau Thai Có Gì đặc Biệt? | Vinmec
-
Thai 38 Tuần Có Sự Thay đổi Vị Trí Bánh Nhau Là Do đâu? | Vinmec
-
Trong Thai Kì, Rau Bám Có Thay đổi Vị Trí Không?
-
️ Vị Trí Bánh Nhau Thai - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Siêu âm Khảo Sát Vị Trí Nhau Thai
-
Nhau Thai Có Di Chuyển Vị Trí Không Các Mẹ? - MarryBaby
-
Nhau Thai Là Gì, Các Vấn đề Về Nhau Thai Mẹ Bầu Cần Biết
-
Cách Bảo Vệ Nhau Thai Vô Cùng Quan Trọng Mẹ Cần Biết | Medlatec
-
Nhau Thai Bám Mặt Trước Mẹ Sinh Thường được Không?
-
Nhau Thai Nằm Sai, Mẹ Con Cùng ảnh Hưởng - VPMilk
-
NHAU THAI BÁM THẤP – MẸ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?
-
Nhau Thai Bám Thấp: Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Nhau Bám Thấp Mặt Sau Có Gây ảnh Hưởng đến Thai Kỳ? | TCI Hospital
-
Vị Trí Nhau Bám Có Thay đổi Không Thưa BS? - AloBacsi