Cách Bẫy Lươn Bằng ống Nhựa Cho Những Anh Em Mới Bắt đầu
Có thể bạn quan tâm
Xin chào anh em ạ, hôm nay mình sẽ viết một bài để chia sẻ với anh em mình cách bẫy lươn bằng ống nhựa. Anh em nào mới chơi nên đọc qua để có thêm ý tưởng cho mình nha.
Cách bẫy lươn bằng ống nhựa, luôn luôn hiệu quả
Nói về cách bắt lươn đồng thì cũng có nhiều cách: câu lươn, bắt bằng tay, điện.. nhưng hiệu quả và nhàn thì chỉ có thể là dùng ống trúm. Đầu tư ban đầu không quá cao mà lại cho hiệu quả lâu dài.
Về ống trúm đặt lươn cũng có nhiều loại, nhiều mẫu, 5-7 đường khác nhau. Thời xưa thì làm ống trúm bằng ống tre, nứa. Còn bây giờ tiện lợi hơn nhiều, mình có thể sử dụng ống nhựa cho dễ mang vác. Hiệu quả thì như nhau cả thôi.
Với cách bẫy lươn bằng ống nhựa thì anh em cần chuẩn bị đó là ống nhựa PVC + Hom Trúm. Đơn giản chỉ cần như vậy là đủ.
Với ống nhựa anh em có thể tìm mua bất kỳ cửa hàng ống nước nào cũng đều có. Không cần phải dùng ống tốt (nặng). Chỉ cần dùng ống thường là thoải mái rồi.
Đến đây sẽ xuất hiện một câu hỏi: Dùng ống cỡ bao nhiêu là phù hợp ? Cái này chúng ta lại phải quay trở lại với yêu cầu của chính anh em mình. Các bạn muốn bắt lươn lớn ha nhỏ ? Địa hình dự định đặt trúm nó như thế nào ?
Thường thì đối với lươn không quá lớn anh em có thể sử dụng ống 60. Đây cũng là cỡ ống trung bình, phù hợp cho hầu hết các nhu cầu của anh em hiện nay.
Với trường hợp lươn chỗ anh em to thì có thể dùng tới ống 90. Còn nếu lươn nhỏ, và muốn mang vác theo được nhiều, thì anh em có thể dùng ống 49, 42 hoặc 34.
Trong cách bẫy lươn bằng ống nhựa: có nhiều kích cỡ ống khác nhau, tùy mục đích sử dụng
Qua quá trình bán hàng lâu năm của mình đúc kết ra được. Thường anh em miền Nam, Tây Nguyên hay sử dụng ống 60 và một số ít dùng ống 90. Còn các anh em miền Bắc thì dùng ống 34, 42, 49. Cái này tùy thuộc vào địa hình và nhu cầu bắt lươn của anh em rất nhiều.
Tiếp theo là địa hình, không riêng cách bẫy lươn bằng ống nhựa mà là các cách sử dụng trúm khác. Địa hình sẽ quyết định chiều dài cái trúm mà anh em sử dụng.
Với địa hình kiểu trên ruộng, nước nông thì thường anh em ưa sử dụng trúm có chiều dài 60-80cm đổ lại (Đây là chiều dài của những anh em miền Bắc hay dùng)
Nhìn ra địa hình sẽ quyết định thành công trong cách bẫy lươn bằng ống nhựa
Với địa hình nước sâu hơn (ao, hồ, đập..) thì thường anh em sẽ dùng trúm có chiều dài từ 1m đến 1m2. Thường ít khi nào dùng trúm dài quá 1m2 đâu ạ.
Đặt điểm của con lươn là nó men theo bờ, lên khu vực phía gần mặt nước kiếm ăn, nên anh em lúc đặt trúm cũng không cần đặt quá sâu. Do đó trúm không cần quá dài cho nặng.
Đấy là mình vừa bàn xong phần ống nhựa. Bây giờ sẽ nói một chút về hom lươn, đây là phần quan trong nhất trong cái trúm lươn. Thành hay bại đều do cái hom này đây.
Hom lươn thường có hai loại chính: hom đan bằng tre và hom nhựa. Các bạn sử dụng loại nào cũng được, nhưng hom nhất định phải mềm dẻo, không được cứng quá. Vì hom mà làm cứng con lươn sẽ bị đau do đó nó không vào.
Và tất nhiên rồi, ống trúm cỡ nào thì sử dụng hom lươn cỡ tương ứng. Tùy loại hom mà có thể sử dụng nêm để nêm cố định hom hoặc không. Cái này nó cũng không quan trọng lắm, chỉ là tùy hoàn cảnh mà áp dụng cho nó phù hợp.
Trong cách bẫy lươn bằng ống nhựa thì hom trúm rất quan trọng
Cách bẫy lươn bằng ống nhựa này về phần đồ nghề có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng hơn các phương pháp khác. Một điều lưu ý nữa là phần đuôi trúm, nhất thiết các bạn phải đục lổ cho con lươn vào có chỗ ngoi lên thở tránh bị ngộp nha.
Về bài mồi bây lươn thì mình đã có một bài viết rất chi tiết trước đây rồi. Các bạn nào quan tâm có thể đọc thêm ở đây nha.
Chỉ có một lưu ý thêm là nhiều anh em mua hom, trúm ở chỗ mình hỏi có bán thuốc bẫy lươn ha không ? Mình cũng đã tư vấn anh em nhiều lần, là không cần sử dụng mồi thuốc.
Qua nhiều lần sử dụng thử, bản thân mình thấy nó không được hiểu quả lắm, chưa kể các thành phần trong đó mình không kiểm soát được.
Các bạn cứ sử dụng mồi tự nhiên: cua, cá, ốc bu, giun.. là đủ hiệu quả rồi, mình cam đoan với các bạn là như vậy luôn. Nên anh em cứ yên tâm nha.
Cuối cùng của phần chia sẻ cách bẫy lươn bằng ống nhựa là đặt trúm như thế nào đây ? Cái này một lần nữa nó tùy thuộc vào anh em. Tức là phải có đặt, có va chạm, có quen địa hình mới nghiệm ra cách đặt hiệu quả cho riêng mình.
Nhìn chung cứ cặp bờ, mem theo lùm cây, bụi cỏ, nhìn màu nước mà đặt thôi anh em ạ. Không cần phải đặt trúm quá sâu. Chú ý con nước khi đặt trúm, luôn luôn nhớ một điều là con lươn nó cần thở. Nên đuôi trúm lúc nào cũng phải cao hơn mặt nước.
Lưu ý: khi đặt bẫy lươn, phải chừa không gian cho lươn vào có thể thở được
Cứ địa hình ao hồ, mương rạch lâu năm. Cây cỏ nhiều, rậm rạp. Nước đục nhiều mà canh để đặt trúm. Nếu trước đó chưa ai đặt là anh em sẽ trúng thôi.
Trên đây là phần chia sẻ kinh nghiệm bẫy lươn bằng ống nhựa của mình. Rất mong nhận được thêm đóng góp của anh em để bài viết có thể được hoàn thiện hơn. Cảm ơn anh em. Chúc anh em được nhiều sức khỏe và niềm vui ạ.
Từ khóa » Cách Bẫy Cá Bằng ống Nhựa
-
Kỹ Thuật Làm Bẫy Bắt Cá Bằng ống Nhựa Mới Nhất - YouTube
-
Hướng Dẫn Chế Bẫy Cá Từ ống PVC Cực Hiệu Quả - YouTube
-
Làm Bẩy Cá Bằng ống PVC Nhanh Hiệu Quả Chỉ 10 Phút/mừng Gò Công
-
Cách Làm Bẫy Cá Bằng ống Nhựa PVC Và Bình Nước Bỏ đi - Myclip
-
Làm Bẫy Bắt Cá Trê Bằng ống Nhựa PVC - Myclip
-
Cách Làm Bẫy Cá Bằng Chai Nhựa - Blog Của Thư
-
Trọng Entertainment - Làm Bẫy Cá Từ ống Nhựa | Facebook
-
Cách Chế Tạo Bẫy Cá Chỉ Trong 30 Giây
-
Top 5 Loại Bẫy Bắt Cá đơn Giản Dễ Làm Nhất
-
Cách Bẫy Lươn Bằng Chai Nhựa - Mua Trâu
-
Cách Bẫy Bắt Lươn Bằng ống Nứa Rất Hiệu Quả
-
Thu Cả Rổ Lươn Nhờ Cách Bẫy Bằng ống Nhựa Lạ Mà Hiệu Quả Bất Ngờ