Thu Cả Rổ Lươn Nhờ Cách Bẫy Bằng ống Nhựa Lạ Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
Có thể bạn quan tâm
Thay vì dùng ống tre để bắt lươn đồng như trước đây, người dân ở miền Tây nay đã sáng tạo ra trúm bắt lươn làm bằng ống nhựa. Vật dụng này vừa nhẹ lại vừa bắt được nhiều lươn hơn nên rất nhiều người đã sử dụng.
Đặt trúm lươn là nghề truyền thống của người dân miền Tây. Việc bắt lươn đồng thường được làm quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất là vào những tháng mùa mưa. Người ta thường chọn những nơi có nhiều bụi rậm, nơi mương rãnh, bưng trấp ở miệt đồng xa xôi, hẻo lánh để đặt, vì những chỗ này lươn rất thích ở.
Clip: Thu cả rổ lươn nhờ cách bẫy bằng ống nhựa lạ mà hiệu quả bất ngờ
Theo những người chuyên nghề đi bắt lươn đồng kiếm sống, thuở trước người dân miền Tây dùng ống tre rỗng để làm trúm bắt lươn, nhưng những năm gần đây họ đã cải tiến dụng cụ, dùng ống nhựa thay thế. Và ống nhựa để bắt lươn này có thiết kế rất đặc biệt.
Ống nhựa làm trúm đặt lươn có chiều dài khoảng 1-1,2m, thiết kế những lỗ nhỏ ở thân ống (Ảnh: Chúc Ly).
Anh Lê Quang Liêm (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), cho hay: Lươn là một đặc sản của miền Tây, thích sống ở những nơi nước tĩnh, mực nước nông, lớp bùn đáy tương đối nhiều. Để bắt lươn, chúng tôi dùng ống nhựa. Ống nhựa này có chiều dài khoảng 1-1,2m, chu vi khoảng 60cm, sau đó dùng một miếng nhựa cứng bịt lại một đầu, một đầu đậy bằng hom đan bằng tre. Trên thân ống nhựa, đục 3 lỗ ở cuối ống, 1 lỗ ở giữa và 1 lỗ ở miệng ống; những lỗ thông hơi này nhằm giúp con lươn thở được khi vào ống và cũng để bay hơi mồi dụ lươn vào.
Con lươn sẽ lần theo mùi mồi bay ra từ các lổ nhỏ của ống nhựa để chui vào ăn (Ảnh: Chúc Ly).
Nói về kỹ thuật đặt trúm, anh Liêm chia sẻ: Sau khi chọn được địa điểm, phải vẹt bớt cỏ đi mới đặt trúm dụ lươn. Miệng trúm sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 20cm, đít trúm có lỗ thông hơi sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 50cm, ống trúm đặt nghiêng khoảng 45 độ. Khoảng 3 giờ chiều sẽ đi đặt, đến sáng thì tôi đi thăm sớm.
Ống trúm được đặt vào buổi chiều, đến sáng sớm người dân sẽ đi thăm (Ảnh: Chúc Ly).
Cũng theo anh Liêm, lươn có đặc điểm là trú dưới bùn vào ban ngày, đêm mới ngoi lên kiếm ăn. Chúng rất thích các loại mồi như cá, ốc, hoặc ếch nhái, trùn đất. Mồi là hỗn hợp cá hoặc ốc, trùn băm nhuyễn, trộn với một ít dầu ăn và thuốc nam, được nắn thành viên.
Thành quả sau 1 ngày đặt trúm lươn (Ảnh: Chúc Ly).
“Mỗi ngày tôi đặt khoảng 50 ống trúm, kiếm được khoảng 3-4kg lươn, thu nhập trung bình cũng khoảng 500.000 đồng” - anh Liêm bộc bạch.
Từ khóa » Cách Bẫy Cá Bằng ống Nhựa
-
Kỹ Thuật Làm Bẫy Bắt Cá Bằng ống Nhựa Mới Nhất - YouTube
-
Hướng Dẫn Chế Bẫy Cá Từ ống PVC Cực Hiệu Quả - YouTube
-
Làm Bẩy Cá Bằng ống PVC Nhanh Hiệu Quả Chỉ 10 Phút/mừng Gò Công
-
Cách Làm Bẫy Cá Bằng ống Nhựa PVC Và Bình Nước Bỏ đi - Myclip
-
Làm Bẫy Bắt Cá Trê Bằng ống Nhựa PVC - Myclip
-
Cách Bẫy Lươn Bằng ống Nhựa Cho Những Anh Em Mới Bắt đầu
-
Cách Làm Bẫy Cá Bằng Chai Nhựa - Blog Của Thư
-
Trọng Entertainment - Làm Bẫy Cá Từ ống Nhựa | Facebook
-
Cách Chế Tạo Bẫy Cá Chỉ Trong 30 Giây
-
Top 5 Loại Bẫy Bắt Cá đơn Giản Dễ Làm Nhất
-
Cách Bẫy Lươn Bằng Chai Nhựa - Mua Trâu
-
Cách Bẫy Bắt Lươn Bằng ống Nứa Rất Hiệu Quả