Cách Bày & Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Cúng Rằm Tháng 8 | VinID

Bạn đau đầu vì không biết bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu sao cho ý nghĩa, đẹp mắt? Hãy cùng VinID tìm hiểu ý nghĩa của mâm cỗ cúng Trung Thu, cách bày cỗ theo truyền thống từng vùng miền và cách trang trí mâm quả Trung Thu đẹp nhất nhé.

Nội dung chính

  • 1. Thông tin thú vị về mâm cỗ Trung Thu cúng rằm tháng 8
    • 1.1. Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung Thu
    • 1.2. Mâm cỗ Trung Thu gồm những gì?
  • 2. Hướng dẫn bày mâm ngũ quả Trung Thu
    • 2.1. Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc
    • 2.2. Mâm cỗ Trung Thu miền Trung
    • 2.3. Mâm ngũ quả Trung Thu miền Nam
  • 3. Cách trang trí mâm ngũ quả tết Trung Thu đẹp
    • 3.1. Chó bưởi
    • 3.2. Cá làm từ thanh long
    • 3.3. Nhím làm từ quả nho
    • 3.4. Ếch từ su su

1. Thông tin thú vị về mâm cỗ Trung Thu cúng rằm tháng 8

1.1. Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung Thu

Mâm cỗ cúng Trung thu
Cách bày và trang trí cỗ Trung Thu ở mỗi vùng miền khác nhau.

Tết Trung Thu là ngày Tết đoàn viên, thường diễn ra các hoạt động truyền thống như quây quần bên mâm cơm gia đình cùng phá cỗ, rước đèn, ngắm trăng và bày mâm cúng Trung Thu.

Mâm cỗ được các gia đình chuẩn bị tươm tất, bày biện đẹp đẽ để thể hiện tấm lòng kính nhớ đến ông bà tổ tiên. Khác với mâm cúng Tết, mâm cúng rằm Trung Thu không quá chú trọng các món mặn mà chủ yếu gồm các loại bánh trái cho trẻ con phá cỗ.

1.2. Mâm cỗ Trung Thu gồm những gì?

Mâm cỗ Trung Thu ý nghĩa thường gồm:

Thứ 1: Nhang, gạo, muối, đèn cầy, lư hương để thắp hương rằm tháng 8.

Thứ 2: Mâm cúng món chay hoặc mặn tùy sở thích gia chủ, thường gồm các món gà luộc, cháo, xôi, chè…

Thứ 3: Mâm bánh: bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh Trung Thu là lời chúc cuộc sống luôn tròn đầy, viên mãn. Hai loại bánh này tượng trưng cho lời cảm tạ đất trời đã cho một năm an bình, mùa màng bội thu.

  • Bánh dẻo trắng trong như vầng trăng ngà tròn vành vạnh mang đến ý nghĩa đoàn viên.
  • Bánh nướng tượng trưng cho tình thân vượt qua mọi gian nan thử thách vẫn chở che, đùm bọc nhau.

Trước kia hai loại bánh này chỉ có hình dáng đơn giản và trang trí hoa văn theo phong cách truyền thống. Ngày nay, các loại bánh đã được đa dạng hóa từ nhân bánh, màu sắc cho tới hình dáng: hình cá chép, hình con heo, con thỏ rất đáng yêu.

Bánh trung thu hình con vật
Ngày nay, bánh Trung Thu được đa dạng hóa từ nhân bánh, màu sắc cho tới hình dáng.

Thứ 4: Mâm ngũ quả ngày Trung Thu

Mỗi miền sẽ có các loại trái cây truyền thống khác nhau. Mâm cúng rằm tháng 8 thông thường sẽ gồm:

  • 1 nải chuối vàng
  • 1 quả lựu tượng trưng cho sự may mắn
  • 1 quả mãng cầu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở
  • 1 quả hồng tượng trưng cho hy vọng
  • 1 quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành, vẹn toàn, đủ đầy
  • Có thể thêm các loại trái cây khác để tăng thêm phần ý nghĩa mâm cỗ Trung Thu.

Lưu ý:

  • Chọn quả có màu tươi, vỏ bóng, không bị dập, héo.
  • Nên bày cả quả chín và quả xanh trong mâm ngũ quả để tượng trưng cho tính âm (quả xanh) và tính dương (quả chín) hòa hợp mang tới điều may mắn, an lành.

Thứ 5: Hoa tươi

Bàn thờ là nơi linh thiêng, trang nghiêm, không nên dùng nhiều màu sắc rực rỡ. Do đó, hãy lựa chọn 1 loài hoa để cắm, tránh cắm nhiều loại. Bạn có thể cân nhắc hoa cúc, hoa huệ, hoa đồng tiền… là những loài hoa cúng phổ biến.

Thứ 6: Trà

Các loại trà lài, trà sen thường được dùng kèm bánh Trung Thu. Vừa thưởng, trăng vừa nhâm nhi trà bánh thì thật thi vị biết bao.

Thứ 7: Lồng đèn Trung Thu

Mâm cỗ Trung Thu ngày xưa thường có chiếc đèn ông sao. Đèn ông sao với năm cánh tượng trưng cho Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là nguồn gốc cân bằng, hòa hợp. Mặt khác, đèn còn tượng trưng cho Mặt Trăng ở giữa và các vì tinh tú vây quanh trong hội trăng rằm. Người xưa tin rằng thắp đèn ông sao có thể xua đuổi ma quỷ, cầu mong may mắn, bình an.

Ngoài ra, các loại đèn Trung Thu khác cũng có những ý nghĩa riêng như:

  • Lồng đèn cá chép thể hiện niềm hy vọng, vượt khó, kiên trì trước mọi khó khăn thử thách
  • Đèn kéo quân thể hiện đạo làm người, giữ mình tĩnh lặng, sáng suốt giữa 6 cảm xúc bủa vây lấy con người: thương, giận, vui, ghét, buồn, hờn…
Mâm cỗ Trung Thu ngày xưa thường có chiếc đèn ông sao.
Mâm cỗ Trung Thu ngày xưa thường có chiếc đèn ông sao.

2. Hướng dẫn bày mâm ngũ quả Trung Thu

Mâm ngũ quả Trung Thu truyền thống tượng trưng cho âm – dương và ngũ hành, thể hiện ước nguyện sung túc, đủ đầy, bình an. Do đó, khi bày mâm ngũ quả, ngoài việc bày sao cho đẹp mắt, cần chú ý tính cân đối, hài hòa.

Các loại trái cây cần đan xen giữa màu nóng (đỏ, cam, vàng…) và màu lạnh (xanh, tím, đen…), tránh thiên về 1 tông màu để cân bằng âm – dương. Khi chọn quả, nên chọn các loại quả có ý nghĩa tốt đẹp, tránh các quả gai góc như sầu riêng và các loại quả chua cay. Ở miền Nam tránh các quả: lê (đồng âm với lê lết), chuối (chúi nhủi), cam (cam chịu), lựu (lựu đạn).

Dưới đây là hướng dẫn bày mâm cúng rằm tháng 8 truyền thống theo phong tục từng miền.

2.1. Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – những loại quả phổ biến vào mùa thu miền Bắc. Một số nơi thay thế bưởi bằng phật thủ và trang trí xen kẽ bằng táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ.

Cách bày mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc: bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi bày mâm quả, nên xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh.

2.2. Mâm cỗ Trung Thu miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm cỗ ở miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ, có quả gì thì cúng quả nấy vì khí hậu khắc nghiệt nên ít hoa trái. Các loại quả dùng dâng cúng rất đa dạng, phong phú, bao gồm đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa…

Cách bày mâm cúng ở miền Trung: quả to, nặng thì đặt ở dưới, nhỏ nhẹ thì để xen kẽ bên trên sao cho đẹp mắt. Có thể cài thêm bông cúc cho thêm màu sắc.

2.3. Mâm ngũ quả Trung Thu miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Nam
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, ghép thành một lời cầu mong rất ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, trên mâm cỗ thường có thêm một cặp dưa hấu ruột đỏ tượng trưng cho may mắn và trái thơm tượng trưng cho con cháu đông vui, có nếp, có tẻ. 

Cách làm mâm hoa quả Trung Thu miền Nam: bày những quả to, nặng như dừa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp, cặp dưa hấu thì để hai bên. 

3. Cách trang trí mâm ngũ quả tết Trung Thu đẹp

Bạn có thể cắt tỉa trái cây Trung Thu thành hình các con vật dễ thương để trang trí cỗ Trung Thu đẹp, tạo nên mâm cỗ Trung Thu sáng tạo.

3.1. Chó bưởi

Nguyên liệu:

  • 1 lát cà rốt mỏng
  • 1 quả dưa hấu (nên chọn quả thuôn dài)
  • 1 quả táo (có thể thay bằng cam hoặc lê)
  • 3 đến 4 quả bưởi
  • 3 quả nho đen

Cách làm:

  • Vạt phần đầu táo và dưa hấu rồi nối với nhau bằng que nhọn để làm đầu và thân chó.
  • Cắt phần dưới quả dưa cho dưa đứng được cố định.
  • Gọt bưởi, bóc múi và xòe múi ra sao cho tép bưởi vẫn dính vào vỏ.
  • Dùng tăm ghim múi bưởi vào dưa và táo sao cho phủ kín hết để làm phần lông chó.
  • Ghim 3 quả nho để tạo hình mắt và mũi.
  • Dùng lát cà rốt làm phần lưỡi thè ra của chú chó.
Chó bưởi.
Chó bưởi.

3.2. Cá làm từ thanh long

Nguyên liệu:

  • 1 chút vỏ bưởi tươi
  • 1 quả thanh long ruột trắng
  • 2 quả nho đen.

Cách làm:

  • Tỉa vỏ bưởi để làm vây cá.
  • Dùng tăm ghim phần vây lớn vào lưng quả thanh long, ghim thêm 2 chiếc vây nhỏ ở 2 bên.
  • Vạt 1 miếng thanh long ở phần đầu để tạo hình thành miệng cá.
  • Gắn 2 quả nho đen để làm mắt cá.
Cá làm từ thanh long.
Cá làm từ thanh long.

3.3. Nhím làm từ quả nho

Nguyên liệu:

  • 1 chùm nho xanh (hoặc nho đỏ, mâm xôi cho thêm màu sắc)
  • 1 quả lê xanh thuôn dài.
  • 1 quả nho đen.
  • 1 quả việt quất.

Cách làm:

  • Gọt vỏ phần đầu nhỏ của quả lê, chỉ gọt ½ quả.
  • Dùng tăm gắn các quả nho lên phần lê chưa gọt vỏ.
  • Ghim lên phần lê đã gọt vỏ 1 quả nho đen để làm mũi, ½ quả việt quất mỗi bên để làm mắt.
Nhím làm từ quả nho.
Nhím làm từ quả nho.
>>> Các món ăn ngày Tết trung thu <<<

3.4. Ếch từ su su

Nguyên liệu:

  • 1 lát cà rốt
  • 1 quả su su
  • 2 quả nho đen loại nhỏ

Cách làm:

  • Tỉa đầu su su để làm miệng.
  • Gắn lát cà rốt lên phần miệng để tạo hình lưỡi ếch.
  • Gắn 2 quả nho lên để làm mắt ếch.
Ếch làm từ su su.
Ếch làm từ su su.

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu sao cho ý nghĩa và đẹp mắt nhất. Đừng quên tải ngay app VinID để mua sắm trực tuyến các loại trái cây, bánh Trung Thu cũng như nguyên liệu làm cỗ Trung Thu đơn giản, chất lượng nhất nhé.

MUA BÁNH TRUNG THU ONLINE

>>> Cúng khai trương cần gì? <<<

Từ khóa » Hoa Quả Cúng Rằm Trung Thu