Hướng Dẫn Bày Mâm Ngũ Quả Rằm Trung Thu đơn Giản, đẹp Và Bài ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày Tết Trung thu - Rằm Trung thu làm một trong những ngày lễ lớn hàng năm ở Việt Nam và nhiều quốc gia ở châu Á khác. Vậy, Tết Trung thu là ngày nào, tháng nào, Tết Trung thu còn gọi là gì, nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và một số nước Châu Á là gì? Cách cúng rằm Trung thu tháng 8 như thế nào?...
Mời các bạn cùng tìm hiểu về phong tục Tết Trung thu truyền thống xưa và nay diễn ra như thế nào, làm những gì và những cách làm mâm cỗ trung thu đẹp nhất dưới đây:
1. Ngày Tết Trung thu là ngày mấy?
Trung thu ngày bao nhiêu hàng năm?
Khi nào tới Trung thu, Tết Trung thu là ngày bao nhiêu, diễn ra vào ngày mấy âm lịch, vào mùa gì… là hàng loạt những câu hỏi mỗi khi gần đến dịp Trung thu hàng năm.
Ngày Trung thu theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “giữa mùa thu” và theo quan niệm ngày này sẽ là ngày 15/8 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Sở dĩ chọn ngày 15 tháng 8 âm lịch bởi vì đây là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất của tiết thu. Mặt khác đây cũng là thời điểm mà nông lịch đã kết thúc một mùa thu hoạch nên thích hợp để tổ chức lễ cúng rằm, các lễ hội vui chơi.
Như vậy, theo truyền thống Trung thu Việt Nam sẽ là ngày rằm tháng Tám, tức là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Để biết xem Trung thu, rằm tháng 8 là ngày mấy dương lịch thì xem lịch vạn niên ngày 15 âm lịch tháng 8 là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy theo lịch dương.
Lịch Tết Trung thu 2019 vào ngày nào?
Ngày rằm tháng 8 năm 2019 là ngày bao nhiêu dương lịch? Tết Trung thu năm nay vào ngày nào, tháng nào theo lịch dương? Nếu như bạn muốn biết rằm tháng 8 Trung thu là ngày bao nhiêu, ngày mấy 2019 chính xác thì có thể xem lịch âm dương.
Ngày Tết Trung thu 2019 là ngày mấy, tháng mấy dương lịch?
Theo cách tính ngày Tết Trung thu truyền thống Việt Nam thì Tết Trung thu năm nay tức ngày 15/8/2019 âm lịch sẽ rơi vào thứ 6 ngày 13/9/2019 dương lịch.
Thông thường, vào ngày Trung thu thì ở các doanh nghiệp, công ty, trường mầm non… sẽ tổ chức ngày Tết Trung thu hoặc có thể tổ chức sớm hơn thông lệ để trẻ em và người lớn có thể có một mùa Trung thu vui vẻ, tham gia được nhiều hoạt động vui chơi hơn.
Tiết Trung thu sắp tới gần và nếu như bạn đang muốn có một mùa Trung thu thật ý nghĩa, vui vẻ thì đừng quên chuẩn bị, lên kế hoạch Trung thu làm gì như đi chơi, cùng gia đình đón Trung thu sum vầy.
Tết Trung thu còn gọi là gì?
Bạn có biết ngoài tên gọi Tết Trung thu hay rằm tháng 8, Rằm Trung thu ra thì Tết Trung thu còn có tên gọi nào khác không? Ngày Tết Trung thu có tên gọi khác là gì? Trên thực tế, ngoài tên gọi Tết Trung thu phổ biến này thì còn có rất nhiều tên gọi khác như:
+ Tết thiếu nhi: Trước đây lễ tết này được biết đến là tết của người lớn nhưng sau đó nó dần trở thành tết của thiếu nhi, cho trẻ em, em bé…
Vào ngày này có rất nhiều hoạt động vui chơi, tặng quà, làm mâm cỗ cúng tết xong để trẻ em cùng nhau đi phá cỗ, vì vậy vẫn thường gọi Tết Trung thu là Tết thiếu nhi.
Các hoạt động thường có là Tết Trung thu rước đèn ông sao, ăn bánh Trung thu, đeo mặt nạ, tổ chức múa lân, lễ hội trăm rằm với các tiết mục văn nghệ múa hát Trung thu với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng. Đặc biệt là có nhiều Trung thu cho trẻ em nghèo để tặng quà, phát phần thưởng cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mang đến những mền vui nhỏ cho các bé.
+ Tết Trông trăng: Đây cũng là một tên gọi khác của Tết Trung thu bởi trong những ngày này theo quan niệm các cơ quan tổ chức hay mỗi nhà thường làm mâm cỗ cúng Trung thu với nhiều loại hoa quả, bánh kẹp và những chiếc bánh Trung thu (bánh nướng vuông, bánh dẻo tròn) tượng trưng cho trời và đất được bày lễ cúng ngoài trời (cúng trăng) tại nhà và cúng gia tiên Trung thu.
Sau khi tổ chức cúng,khấn bái xong thì mọi người cùng nhau ngồi quây quần phá cỗ, ngắm trăng, trò chuyện bên nhau, mang lại không khí ấm áp. Do vậy, vẫn thường gọi là Tết Trông trăng hay Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội trăng rằm.
+ Tết Đoàn viên: Vì theo ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, mọi người trở về bên người thân gia đình để cùng nhau chia sẻ, vui vẻ, trẻ con nô đùa, người lớn thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm tới nhau. Vì vậy, Tết Trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên.
Ngoài ra Tết Trung thu còn tên gọi khác theo các nước như
- Tết Trung thu bên trung quốc còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Trọng Thu, Tịch Nguyệt (cúng trăng), Tiết Đoàn viên)
- Tết Trung thu tiếng anh được gọi là Mid-Autumn Festival, Full-Moon Festival, Lantern Festival.
2. Nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa Tết Trung thu ở Việt Nam
Lịch sử, sự tích ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Ngày Tết Trung thu, rằm tháng 8 theo quan niệm nguồn gốc, lịch sử hình thành ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng. Sự tích Tết Trung thu, rằm tháng 8 như sau:
Truyện kể rằng xưa kia có nàng tiên tên là Hằng Nga yêu trẻ em và muốn giáng trần để chơi cùng các bé nhưng không được phép.
Vào ngày rằm tháng 8, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm và Hằng nga đã xuống trần gian học cách làm bánh ngon. Khi xuống đây nàng gặp Cuội, nổi danh là kẻ nói dối và được Cuội chỉ dạy là đem tất cả mọi thứ nguyên liệu hòa lại và nướng lên. Cuội đùa nhưng với bàn tay khéo léo thì Hằng Nga đã làm nên một thứ bánh ngon tuyệt phẩm được các em nhỏ em và kem ngon.
Khám phá sự tích nguồn gốc lịch sử ngày Tết Trung thu
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về phong tục tập quán và phong thủy Việt Nam cập nhật đầy đủ nhất trên ancu.me.
Khi trở về cung trăng để đem bánh về dự thi, nhưng Cuội lưu luyến không muốn nàng đi, cố nắm tay giữ lấy nàng đã kéo theo cả chú Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Và Cuội ngồi trên cây đa ngắm trẻ con chơi đùa, nhớ nhà và khóc, buồn bã.
Bánh của chị Hằng đạt giải nhất nên lấy tên là bánh Trung thu và nàng xin Ngọc Hoàng cho phép Nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các bạn nhỏ vào ngày rằm Trung thu tháng 8 hàng năm và được ân chuẩn, cúng đặt cho ngày này là ngày “Tết Trung thu” tạo ra dịp lễ hội trăng rằm cho trẻ em.
Vì vậy, vào đêm trăng rằm tháng 8 dân gian tổ chức đêm hội trăng rằm với các tiết mục: Trung thu múa sư tử, múa lân, múa rồng, tổ chức làm thơ, đọc thơ Trung thu, cùng nhau phá cỗ rước đèn trong đêm trăng để nhớ về chú Cuội và chị Hằng.
Theo sử sách ghi lại lịch sử ngày Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời nhà Lý và được tổ chức chính thức ở kinh thành thăm lăm với nhiều lễ rước đèn, đua thuyền, múa rối...
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu Việt Nam
Ngày rằm Trung thu tháng 8 được xem là một phong tục mang ý nghĩa của sự chăm sóc, báo hiếu, lòng biết ơn, ân tình và tình yêu thương.
Bởi vậy trong dịp này bố mẹ, người lớn thường mua quà Trung thu tặng trẻ em thể hiện sự quan tâm và mua bánh Trung thu, bánh kẹo, hoa quả, trà để tặng bố mẹ, người lớn tuổi để tri ân, tỏa lòng hiếu thảo
Đồng thời trong dịp lễ Trung thu này diễn ra rất nhiều hoạt động, vui chơi ca hát dành cho người lớn, trẻ nhỏ, tặng quà là những món đồ chơi… để mang lại không khí vui vẻ, đoàn viên ấm áp.
Theo truyền thống Tết Trung thu sẽ tổ chức khá nhiều hoạt động. Bố mẹ bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8 cúng gia tiên tại nhà, cúng ở cơ quan, ở ngoài trời với đủ các thứ như:
- Làm đèn lồng ông sao thắp nến, đèn treo trong nhà để các con tham gia rước đèn, làm đèn hoa đăng thả sông hay đèn trời, làm hoặc mua mặt nạ cho trẻ.
- Chuẩn bị rằm Trung thu với cách làm mâm cỗ cúng ngày rằm và không thể thiếu món bánh Trung thu. Trong đó, Tết Trung thu ngày xưa thường là bánh nướng, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho đoạn kết hoàn chỉnh. Sau này, Tết Trung thu ngày này làm bánh Trung thu với bánh nướng hình vuông, bánh dẻo hình tròn và nhiều loại hình như hình con heo, hình con cá, hình con rồng… theo sở thích của trẻ.
Tết trung thu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc truyền thống yêu thương, gắn bó
Nhiều vùng trên cả nước còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Tùy từng nơi mà việc làm mâm cỗ cúng gia tiên ban ngày và mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời cúng vào buổi tối và sau đó cùng hạ lễ, phá cỗ, mọi người thưởng thức, sum vầy.
- Tổ chức các lễ hội vui chơi ca múa hát Trung thu như múa sư tử (múa lân) và các trò chơi, ca hát, hát trống quân… vui nhộn.
Hiện nay, ngày rằm tháng 8 Trung thu được tổ chức hầu như ở tất cả các tỉnh thành, khu vực và mỗi nơi có những đặc trưng riêng. Đặc biệt Trung thu ở Tuyên Quang hàng năm được tổ chức náo nhiệt, hoành tráng nhất cả nước. Hay Trung thu ở huế, Hội An lại mang nét trầm, ấm áp với không gian đèn hoa đăng, đèn trời lung linh. Ở các thành phố lớn như Trung thu ở Hà Nội có thể lên phố cổ để thưởng thức không khí sôi động hay trải nghiệm Trung thu phố đi bộ để vui chơi,…
Thông thường không khí chuẩn bị cho lễ chuẩn bị Tết Trung thu đã bắt đầu từ những ngày tháng 7 âm lịch và rầm rộ hơn khi qua ngày mùng 1 tháng 8 từ các chương trình biểu diễn, hội thị, địa điểm vui chơi, bán đồ Trung thu. Vì vậy, mọi sự chuẩn bị sớm sẽ giúp bạn có một mùa Trung thu vui vẻ, an lành và đầy ý nghĩa.
Lễ hội Trung thu ở các nước châu Á
Tết Trung thu có ở những nước nào? Lễ hội Tết Trung thu không chỉ là lễ hội truyền thống ở Việt Nam mà còn là lễ hội quan trọng của nhiều quốc gia châu Á như: Tết Trung thu Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia… Việc tìm hiểu xem Tết Trung thu bắt nguồn từ nước nào, quốc gia nào dường như khó tìm ra câu trả lời bởi ngày Tết Trung thu ở mỗi nước sẽ có những nét đặc sắc riêng, lịch sử hình thành, nguồn gốc khác nhau.
- Tết Trung thu Nhật Bản:
Được gọi là lễ ngắm trăng với tên bằng tiếng Nhật là Otsukimi với đặc trưng hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho chị Hằng. Tết Trung thu người Nhật đặc trưng bởi món bánh Tsukimi Dango hình tam giác để trên kệ gỗ và kèm đó là bình cỏ susuki và mang mâm cỗ Trung thu này đến bất cứ vị trí nào để ngắm trăng.
Đồng thời trong ngày này những chiếc đèn lồng hình cá chép với ý nghĩa sự can sẽ được bố mẹ tặng cho trẻ để rước đèn. Mặc dù người nhật đã không còn duy trì lịch âm nhưng lễ ngắm trăng vẫn được tổ chức hàng năm vào ngày này.
- Tết Trung thu tại Hàn Quốc:
Ngày rằm tháng 8 ở đây được gọi là Chuseok và không chỉ là ngày 15/8 Trung thu mà kéo dài trong 3 ngày. Trong ngày lễ Trung thu của người Hàn Quốc sẽ sử dụng các nông phẩm mới được hái để làm các món ăn Trung thu ngon để cúng gia tiên và trẻ em sẽ mặc trang phục truyền thống giống người lớn để vui chơi và ăn bánh Trung thu Songpyeon có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
- Tết Trung thu của Trung Quốc:
Đây là nơi với nhiều người được xem là nguồn gốc của Tết Trung thu với nhiều sự tích, truyền thuyết về cung trăng chị Hằng, Thỏ ngọc ở cung trăng.
Mâm cỗ Tết Trung thu của Trung Quốc không thể thiếu bánh nước và bánh dẻo với nhiều hương vị đặc trưng theo từng vùng miền. Đồng thời, Tết Trung thu của người Hoa thường có đèn lồng treo trước nhà và trên phố, thả đèn trời, trên sông đều cầu bình an, may mắn, có lễ rước đèn, múa lân và múa rồng… tương tự như Trung thu ở Việt Nam...
3. Cách bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8
Mâm cỗ, mâm ngũ quả Trung thu truyền thống gồm những gì?
Thông thường, hướng dẫn bày mâm cỗ Trung thu đơn giản mà đẹp sẽ cần các loại hoa quả sau với ý nghĩa được nhiều người thuyết minh trình bày về ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu truyền thống như sau:
- Trái cây: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng vũ theo quan niệm người xưa.
- Hoa tươi, thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu
- Bánh Trung thu: bánh nướng và dẻo
- Trà hoa sen, hương hoa nhài… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
- Hình ảnh mâm cỗ cúng Trung thu không thể thiếu 2 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa mong con cháu học hành thành đạt và được bảo vệ.
Đây là những món ăn Trung thu, đồ bày mâm cỗ ngũ quả cúng rằm Trung thu đẹp mà đơn giản cơ bản nhất theo mâm cỗ Trung thu truyền thống của Việt Nam.
Bánh trung thu, trà và hoa quả là lễ vật trong mâm cúng trung thu không thể thiếu
Ngoài ra, bạn có thể học cách bày mâm cỗ Trung thu hiện đại đẹp và ý nghĩa bằng cách bổ sung thêm nhiều món ăn đồ trang trí như đèn lồng, đồ chơi Trung thu, các món quà tặng các bé để mâm cỗ được sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Mâm cỗ đón tết, cúng rằm trung thu tháng 8 truyền thống đơn giản, đẹp, trọn vẹn ý nghĩa
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất đơn giản
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các món đồ chơi, hoa quả, bánh kẹo,... bạn và các bé có thể cùng nhau bày làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời tại nhà và cơ quan đơn giản. Để trang trí mâm ngũ quả cúng rằm Trung thu tháng 8 mỗi người sẽ có những cách làm khác nhau nhưng đa phần sẽ sử dụng các loại hoa quả để xếp, tạo hình cắt tỉa thành các con vật ngộ nghĩnh đẹp mắt. Đồng thời kết hợp sử dụng một số loại hoa, hay đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân, trống, mặt nạ… để trang trí để có thể cùng nhau phá cổ thưởng thức và trẻ có quà vui chơi trong đêm rằm.
Dưới đây là một số cách tạo hình từ hoa quả để trang trí mâm cỗ Trung thu, bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn giản bạn có thể tham khảo:
Cách làm chó bằng quả bưởi bày mâm cỗ Trung thu dễ thương:
Nguyên liệu:
- Bưởi: 3-4 quả
- Đu đủ hoặc khúc chuối...: làm thân
- Cam hoặc táo: 1 quả làm đầu
- Hạt na - 2 hạt làm mắt
- Giấy màu, ruy băng: Làm mũi, vòng cổ
- Tăm: gắn, cố định các múi bưởi vào quả đu đủ, tạo hình.
Hình ảnh hướng dẫn cách làm chó bưởi trang trí mâm cỗ Trung thu cho bé
Sử dụng nguyên liệu đơn giản, một chút sự chăm chút là có thể tạo nên một chút cho bông bằng quả bưởi dễ thương trưng bày trong mâm ngũ quả Trung thu.
Dưa hấu được cắt tỉa để trang trí mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất
Cách tạo ra những chú chuột, lợn con từ quả bưởi đơn giản
Bí ngòi và dứa gai, ớt cắt tỉa mâm cỗ Trung thu hình con công sáng tạo
Những con nhím xinh đẹp từ trái nhỏ trang trí mâm ngũ quả đẹp mà đơn giản
Cắt tỉa trái cây thành những con cua trong mâm cỗ trung thu
Rất nhiều mẫu tỉa hoa quả đẹp cho mâm cỗ cúng rằm trung thu cho bé
Trổ tài sáng tạo cách bày mâm hoa quả Trung thu ngộ nghĩnh, thu hút trẻ nhỏ
Mời các bạn tham khảo thêm Cách bày mâm ngũ quả ngày tết truyền thống đẹp chuẩn tại ancu.me.
Ngoài ra, nếu hiện nay có nhiều dịch vụ bày bán mâm ngũ quả Trung thu theo chủ đề tùy theo nhu cầu với nhiều các loại quả, bánh kẹo trong mâm cỗ. Nếu bạn bận rộn cũng có thể lựa chọn các mua mâm cỗ cúng Trung thu để tổ chức cúng lễ với mâm cỗ và ngũ quả Trung thu đẹp nhất.
Các hình ảnh mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất
Có nhiều cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp bằng bánh kẹp, hoa quả… theo kiểu truyền thống và hiện đại. Dưới đây là một số những hình ảnh trang trí mâm ngũ quả Trung thu hiện đại đơn giản mà đẹp có thể tự làm để trưng bày.
Hình ảnh về mâm ngũ quả ngày Trung thu đẹp
Mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo, ngũ quản cho học sinh đơn giản mà đẹp
Hình ảnh trang trí bày mâm ngũ quả cúng Trung thu phá cỗ đẹp, đủ đầy
Mâm cỗ Trung thu truyền thống kết hợp hiện đại đơn giản, đẹp mắt
Xem mẫu mâm cỗ cúng rằm tháng 8 đẹp, cầu kỳ
Những mâm cỗ Trung thu đẹp nhất tại các trường mầm non dự thi
Tùy thuộc vào quy mô tổ chức Trung thu, tại trường học, trường mầm non, các cơ quan hay cúng Trung thu tại nhà mà có thể lựa chọn những cách trang trí, sắp xếp mâm hoa quả khác nhau để có được những bàn tiệc cúng Tết Trung thu bánh quà đầy mâm ý nghĩa, mâm phá cổ đủ đầy, vui vẻ cho mọi người.
4. Văn khấn rằm tháng 8 Tết Trung thu và cách cúng
Cách cúng ngày rằm Trung thu tháng 8 âm lịch hàng năm
Ngày Tết Trung thu có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tết Trung thu em rước đèn đi chơi, cùng nhau đi phá cỗ, tham gia múa lân, múa rồng, thả đèn… thì không thể thiếu một nghi lễ quan trọng và có ý nghĩa đó là lễ cúng rằm Trung thu hay cúng cỗ trông trăng.
Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời và có nhiều nơi, gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu và cùng nhau thưởng lễ sau khi cúng xong, con trẻ đi chơi, người lớn trò chuyện tâm tình.
- Sau khi chuẩn bị lễ cúng xong đặt mâm cúng trên bàn hoặc trên chiếu ở ngoài trời, nếu có mâm cúng gia tiên Tết Trung thu càng tốt và thành tâm khấn lễ.
- Cách cúng Tết Trung thu rằm tháng 8 sẽ cần lên hương thắp ở ban thờ, hoặc nếu cúng ngoài trời thì phải chuẩn bị các vật cắm hương.
- Về văn cúng, bài văn khấn cúng lễ rằm Trung thu không quá cầu kỳ, phức tạp bởi đây là lễ đoạn viên, tạ ơn nên thường chuẩn bị mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo cúng ngoài trời, ngoài ra gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó không bắt buộc. Nếu làm mâm cỗ với lễ mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, tránh sử dụng thịt chó, mèo…
Bài văn cúng ngày rằm Trung thu tháng 8 cho thần linh, gia tiên
Dưới đây là văn khấn rằm tháng 8 ngày Tết Trung thu quan Thần Linh, gia tiên bạn có thể áp dụng tại cơ quan, tại nhà và ngoài trời.
Bài văn khấn cúng rằm tháng 8 Trung thu cho gia tiên, thần linh số 1:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
– Con kính lại ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần
– Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa chủ Tài Thần
– Con kính lạy các bậc Tiên gia cùng chư vị Tôn Thần tu vi, cai quản trong khu vực này.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, Hội đồng Gia tiên họ nội họ ngoại dâu rể của dòng họ……………..
Tên con là:……………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ……………… tháng …………… năm………… nhân Tết Trung thu, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất Phật Thánh, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bản mệnh vững vàng, sức khỏe bình an, công việc hanh thông, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu gia đạo hưng vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn……….
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Bài văn khấn thần linh, gia tiên rằm Trung thu số 2:
Bạn đọc có thể học bài văn cúng thần linh, gia tiên đơn giản theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin được nhiều người sử dụng dưới đây:
“- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:…………………………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”
Tết Trung thu hay ngày rằm tháng 8 năm nay đang đến gần bởi vậy để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy hãy đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị ngày lễ từ mâm lễ cúng tới kế hoạch vui chơi, thăm hỏi, đoàn tụ người thân.
Xem thêm: 50+ mẫu trang trí phòng ngủ cho bé gái đẹp như truyện thần tiên.
Phạm HòaTừ khóa » Hoa Quả Cúng Rằm Trung Thu
-
Mâm Cúng Rằm Trung Thu Tháng 8 Gồm Có Những Gì?
-
Cách Bày & Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Cúng Rằm Tháng 8 | VinID
-
Hướng Dẫn Cách Bài Trí Mâm Ngũ Quả, Mâm Cúng Trung Thu, Bài Văn ...
-
Mâm Ngũ Quả, Nét đặc Trưng Chẳng Thể Thiếu Ngày Trung Thu
-
4 Thứ Cần Có Trên Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 8 để Bề Trên ưng Lòng ...
-
Hướng Dẫn Cúng Rằm Trung Thu Tháng 8 Năm 2021 Từ A - Z
-
Trung Thu Mâm Ngũ Quả Có ý Nghĩa Gì? Gợi ý Bày Mâm Ngũ Quả 3 Miền
-
Cúng Trung Thu Lúc Mấy Giờ? Mâm Cúng Rằm Trung Thu Gồm ...
-
Mâm Cỗ Trung Thu đẹp, Mâm Cỗ Trung Thu đơn Giản 2021
-
Mâm Ngũ Quả Trung Thu
-
Tết Trung Thu 2021: Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 8 Cần Có Gì? - VTC News
-
Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu đơn Giản Mà Vẫn đầy đủ Nhất
-
Nàng Dâu Và Nỗi Lo Bày Mâm Cỗ Cúng Rằm Trung Thu Sao Cho được ...