Cách Bố Trí Các Góc Trong Lớp Học Mầm Non Đẹp ❤️ Sáng Tạo
Có thể bạn quan tâm
- Một số cách trang trí các góc trong lớp học mầm non tiêu biểu
- Trang trí góc lớp học với chủ đề học tập
- Trang trí góc lớp học với chủ đề tạo hình sáng tạo
- Trang trí góc lớp học với chủ đề thư viện
- Trang trí góc lớp học với chủ đề xây dựng
- Trang trí góc lớp học với chủ đề âm nhạc
- Trang trí góc lớp học chủ đề khoa học
- Trang trí góc lớp học với chủ đề thiên nhiên
- Trang trí góc lớp học chủ đề bác sĩ
Trong các hoạt động của trường mầm non, việc trang trí lớp học có ý nghĩa đặc biệt, không thể thiếu được. Trang trí lớp học giúp tạo môi trường tốt cho các bé vui chơi và học tập. Đây cũng là cơ hội để các được tiếp xúc với cái đẹp để từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho bé, khơi gợi đam mê, sự thích thú của bé với cái đẹp, biết trân trọng, bảo vệ cái hay xung quanh chúng. Không những thế tạo ra không gian làm việc thoải mái, thân thiện, hấp dẫn đối với các thầy cô. Dưới đây là những Cách bố trí các góc trong lớp học mầm non tối ưu nhất, các trường có thể tham khảo để tạo ra không gian sinh động cho trường học của mình.
Một số cách trang trí các góc trong lớp học mầm non tiêu biểu
Trang trí góc lớp học với chủ đề học tập
Chủ đề góc học tập thường được nhiều trường mầm non lựa chọn để bố trí cho các góc tường trong lớp học. Với chủ đề này, giáo viên có thể thiết kế những trò chơi sử dụng các bức tranh khổ lớn trên giấy hay những bảng treo bằng vải, giấy và thẻ bìa với kích thước nhỏ chơi cùng với các chi tiết rời bằng xốp màu, bìa màu, vải màu có thể gắn dính để dễ dàng thay đổi số lượng, kích thước, vị trí… theo nội dung chủ đề giáo dục và các biểu tượng toán cần cung cấp, củng cố.
Các trò chơi theo nhóm có thể sử dụng những thẻ bìa, tranh với kích thước nhỏ.
Với các chi tiết gắn dính trẻ có thể tự lựa chọn, có thể chơi cùng nhau, trao đổi, so sánh, lựa chọn, đối chiếu kết quả với nhau. Mặt khác sự hỗ trợ của giáo viên cũng rất cần thiết để làm tăng cường các hoạt động phối hợp giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với nhau.
Tranh ảnh với các chi tiết rời sẽ tạo ra những tình huống “mở” giúp trẻ có thể tự di chuyển các miếng ghép rời với nhiều sự lựa chọn, nhiều giải pháp và với mỗi tình huống khác nhau. Như vậy sẽ giúp trẻ tư duy linh hoạt, nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống một cách mềm dẻo và tự tin hơn.
Tùy vào diện tích, nội dung bài học thì thầy cô sẽ có cách bày trí, sắp xếp để hợp với khuôn viên lớp học cũng như tạo khoảng không dễ chịu, chất lượng nhất cho trẻ.
Trang trí góc lớp học với chủ đề tạo hình sáng tạo
Sự sáng tạo của trẻ sẽ được thể hiện qua góc tạo hình. Với mục tiêu tăng hiệu quả học tập cho các góc, việc sử dụng vật liệu tạo hình là hết sức quan trọng. Đối với góc này, các giáo viên có thể tìm kiếm nguyên vật liệu dễ dàng như: phế liệu, thùng bìa, báo, tạp chí cũ, vỏ hộp,… Nguyên vật liệu là những đồ dùng, dụng cụ dễ rất dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và an toàn.
Giáo viên sẽ giúp trẻ đặt và sắp xếp các vật liệu ở những vị trí sao cho trẻ có thể thấy rõ, dễ sử dụng và dễ thu gọn nhanh chóng. Từ những thứ đơn giản đó, trẻ có thể dễ dàng phát triển tư duy. Nếu các cô muốn các bé có thêm sự lựa chọn thì có thể treo thêm một số tranh cung cấp nhiều hình ảnh, nhằm gợi ý cho các bé. Thông qua đó tạo cho trẻ cảm giác thích thú, sự tìm tòi, học hỏi và mong muốn được chính tay làm ra sản phẩm cho mình. Nhằm mục đích khen thưởng, khích lệ tinh thần các bé, các cô có thể bày trí thêm một nơi trưng bày sản phẩm, giúp bé thêm hào hứng và cảm giác muốn thực hiện tiếp.
Trang trí góc lớp học với chủ đề thư viện
Để tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi cũng như trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo, trang trí góc lớp học mầm non bằng chủ đề thư viện là điều cần thiết và quan trọng. Góc thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với khả năng học tập học đọc và phát triển ngôn ngữ của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện đối với trẻ mầm non.
Bằng sự khéo léo của mình, các cô giáo có thể sử dụng những nguyên vật liệu, các loại đồ phế thải như hộp bánh, hộp sữa, lon nước ngọt có gas, những loại sẵn có tại địa phương như tre, nứa, hoặc những chiếc giỏ hoa đã cũ,… để thiết kế linh hoạt góc thư viện mang tính nghệ thuật. Các cô giáo có thể sơn màu sắc vui nhộn, hấp dẫn, gần gũi để kích thích thị giác của học sinh. Với không gian dành cho các bé để sách vở, sau khi kết thúc giờ học, đồng thời đặt những kệ sách, tài liệu phục phụ quá trình dạy và học, nên điểm tô bằng những bình hoa nhỏ mang hình dáng dễ thương, nhiều màu sắc tươi sáng, rực rỡ.
Một trong những quyển sách được nhiều trẻ mầm non yêu thích đó chính là truyện tranh. Nó giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung cũng như khả năng làm quen với việc đọc sách. Để nâng cao khả năng trải nghiệm với đọc cho trẻ ở trường mầm non thông qua sử dụng truyện tranh, giáo viên cần biết cách lựa chọn truyện tranh phù hợp và có những biện pháp sử dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Đây là tiền đề, cơ sở để trẻ lĩnh hội tri thức trong học tập sau này và trong cuộc sống, cần được trang bị cho trẻ trước khi bước vào trường tiểu học.
Trang trí góc lớp học với chủ đề xây dựng
Góc lớp học với chủ đề xây dựng được xem là một trong những góc học phát huy sự sáng tạo của trẻ. Với góc học tập này, trẻ có thể đóng vai các chú công nhân đang làm việc , những câu chuyện có liên quan đến lĩnh vực xây dựng để các bé biết được hợp tác với nhau để hoàn thành được một công việc được giao.
Để trang trí cho góc xây dựng thật phù hợp, giáo viên cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như: gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, các hoại hoa, rau, cỏ, bàn ghế, đồ chơi xích đu, trang phục của bác thợ xây,… Ngoài ra, các cô giáo có thể sử dụng một vài hình vẽ về người công nhân đang làm việc như: xây nhà, xây hàng rào, đẩy xe cát,… Điều này sẽ giúp trẻ dễ hình dung hơn.
Trang trí góc lớp học với chủ đề âm nhạc
Góc âm nhạc sẽ là nơi để trẻ làm quen, ôn luyện, củng cố cũng như vận dụng những kỹ năng nghệ thuật vào các trò chơi và các hoạt động sáng tạo, tạo điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của trẻ. Để giúp góc âm nhạc thực sự là nơi lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ thì tốt nhất góc âm nhạc không nên cố định, các kệ phải được đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, nên có bánh xe đẩy.
Tại góc âm nhạc, cô giáo có thể sử dụng giấy báo, hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình, có thể thiết kế ra những mẫu áo, váy… theo ý tưởng của trẻ, phục vụ chơi vũ hội hóa trang hay nhảy múa tự do,… Bên cạnh đó, các cô giáo cũng có thể sáng tạo thêm một vài dụng cụ, đồ vật dùng trong âm nhạc để khiến trẻ thích thú hơn khi tham gia vào hoạt động góc chẳng hạn như:
Micro: Cô giáo có thể lấy vải màu bọc trái bóng bàn lại, rồi dùng keo dán bóng đã bọc lên đầu nhỏ của ống chỉ, sau đó có thể cắt thêm 1 số họa tiết trang trí ở phần tay cầm để tạo thành một chiếc Micro thật độc đáo.
Xắc xô: Cô giáo cắt vỏ lon bia lấy phần đầu và đấy lon có chiều cao khoảng 3m. Cà mặt vỏ cho bớt cạnh sắc, sau đó bỏ vào bên trong mấy hòn sỏi và lồng 2 phần đó vào khít với nhau. Cuối cùng cắt decal dán viên quanh vỏ lon, trang trí các họa tiết để học cụ thêm sinh động.
Trang trí góc lớp học chủ đề khoa học
Tại góc khoa học, trẻ có thể làm các thí nghiệm và sẽ phát hiện ra nhiều điều lý thú, thông qua đó trẻ có cơ hội để khám phá các biểu tượng toán sơ đẳng, các mối quan hệ toán học đơn giản. Chính vì điều này, cô giáo hãy chuẩn bị các dụng cụ có thể giúp hỗ trợ thực hiện một vài thí nghiệm đơn giản chẳng hạn như: sỏi và chai nước để trẻ làm thí nghiệm ”vật chìm, vật nổi”, mực và nước để làm thí nghiệm ”pha màu cho nước”,…
Hơn nữa, các cô giáo cũng nên trang trí với một vài bức hình gợi mở về sự sáng tạo, khám phá cho các bạn nhỏ như: hình ảnh những con vật thân quen trong giới tự nhiên, hình ảnh một con thuyền đang vượt sóng hay một nhà bác học đang cầm kính lúp nghiên cứu về một thứ gì đó,…
Trang trí góc lớp học với chủ đề thiên nhiên
Quá trình trang trí lớp học sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi hòa quyện với góc thiên nhiên của lớp. Khu vực này là nơi các bé tự tay trồng những cây hoa nhỏ và mong ngóng chúng lớn lên mỗi ngày. Góc thiên nhiên hiện lên thật dễ thương và hài hòa với những chậu cây đa sắc màu nở hoa rực rỡ.
Ngoài ra, tùy vào không gian, diện tích cũng như kinh phí của từng lớp mà có thể thêm những hình ảnh, nhân vật dễ thương, ngộ nghĩnh đáng yêu vị trí xung quanh góc thiên nhên của lớp
Các cô và bé có thể sưu tầm, bổ sung cây cảnh, các loại hoa ở góc thiên nhiên, đồ dùng, đồ chơi ở góc khám phá. Cũng có thể tận dụng lốp xe, chai nhựa để trồng hoa, làm thành con vật rất đẹp mắt và sáng tạo. Trẻ tha hồ được vui chơi, trải nghiệm ở một môi trường thật thân thiện, xanh, sạch đẹp.
Trang trí góc lớp học chủ đề bác sĩ
Góc bác sỹ vừa tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia trò chơi mà cũng vừa giúp các em tránh được nỗi sợ hãi mỗi khi phải khám bác sĩ ngoài đời thực. Tại đây, trẻ có thể giả vờ đóng vai bác sỹ, trẻ thể hiện mình là một bác sỹ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu của trẻ khi tham gia vào xã hội người lớn.
Để có thể trang trí góc lớp này thật hiệu quả và đúng như ý nghĩa mà nó mang lại, các cô giáo cần chuẩn bị các dụng cụ y khoa chẳng hạn như mô hình răng miệng, hộp thuốc, ống xi lanh. Những đồ vật này các cô có thể mua từ cửa hàng bán dụng cụ y tế hoặc xin của tiệm thuốc tây. Bên cạnh đó, cô giáo cũng có thể chuẩn bị một vài chiếc áo blue hay mũ y tế để trẻ mặc vào và cảm thấy mình thật sự giống một bác sỹ.
Với những chủ đề trên, các trường mầm non có thể lựa chọn để trang trí cho các góc lớp trong phòng học. Chúc các trường chọn được chủ đề phù hợp nhất cho học sinh của mình.
Chia sẻ
- Đã sao chép
Từ khóa » Sơ đồ Lớp Học Mầm Non
-
Sơ đồ Lớp Học Mầm Non
-
Sơ đồ Lớp Học Tại 4 Cơ Sở Trường Mầm Non Hoàng Liệt
-
Mẫu Sơ đồ Lớp Học Năm 2021 - 2022
-
Sơ đồ Thiết Kế Trường Mầm Non | Dương Lê
-
Cách Bố Trí Các Góc Trong Lớp Học Mầm Non Khoa Học Cho Trẻ
-
Sơ đồ Lớp Học Mầm Non
-
18 Sơ đồ Lớp Học ý Tưởng | Montessori, Thiết Kế, Mind Maps - Pinterest
-
Lập Sơ đồ Tổ Chức Lớp Học. A Căn Cứ để Lập Sơ đồ Lớp - 123doc
-
Bảng Sơ đồ Tổ Chức Mầm Non V0102 - TP Quy Nhơn - Bình Định
-
Mẫu Sơ đồ Lớp Và Chia Tổ Năm Học 2021-2022
-
Bảng Sơ Đồ Tổ Chức Trường Mầm Non
-
Cách Vẽ Sơ đồ Lớp Học Trong Word | Mầm Non Gia Thượng