Cách Bố Trí Thép đà Kiềng Không Thể Bỏ Qua Trong Xây Dựng

Việc gia cố nền móng đất trong xây dựng nhà ở là điều cực kỳ quan trọng. Kỹ thuật được sử dụng thường xuyên chính là giằng móng (hay giằng cọc) và đà kiềng. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ về những phương pháp cũng như đặc điểm riêng của 2 loại này. Hãy cùng bài viết này làm rõ về kỹ thuật đà kiềng nhé!

Tìm Hiểu Về đá Kiềng
Tìm Hiểu Về Đà Kiềng

Danh mục bài viết

Toggle
  • Đà kiềng là gì?
  • Vai trò của đà kiềng trong xây dựng
  • Cách bố trí thép đà kiềng
  • Phân biệt đà kiềng và giằng móng
  • Kích thước và cao độ chuẩn của đà kiềng
  • Hướng dẫn thi công đà kiềng hiệu quả
  • Ý nghĩa công tác thiết kế nền móng

Đà kiềng là gì?

Đà kiềng chính là những đoạn giằng cột chính trong các kiến trúc công trình xây dựng nhằm kết nối các cột lại với nhau. Chúng thường ở những vị trí như là chân cột và cao hơn so với đài móng. Đà kiềng có tác dụng chính là nâng đỡ cột và giúp chịu được một phần lực cho cột, chúng tạo nên được một bộ khung vững chắc cho kiến trúc ngôi nhà.

Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Đà kiềng nắm giữ vai trò chống lún và lệch móng, nhằm đỡ các bức tường vững chắc trong kết cấu nhà. Đối với những công trình kiến trúc nhà phố hiện đại thì 2 bên nhà chính là các hộ gia đình khác nhau, thường được sử dụng ở các móng cọc bê tông cốt thép hay là cọc tràm.

Một số công dụng chính của đà kiềng mà bạn nên nắm rõ:

  • Giúp định vị và giữ khoảng cách tương đối cho các chân cột, để chúng không thay đổi khi kiến trúc sư xây dựng các phần trên của ngôi nhà.
  • Cùng với các bộ kết cấu như khung, dầm và cột, chúng chịu được áp suất công trình sinh ra do sự độ lệch lún có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí móng của công trình.
  • Chịu được tải trọng cho toàn bộ phần tường vách trong quá trình xây dựng đồng thời có thể tránh rạn nứt tường của các tầng trệt trong thời gian sử dụng.
Công Dụng Của đá Kiềng
Công Dụng Của Đà Kiềng

Cách bố trí thép đà kiềng

Theo tiết diện thẳng, cách bố trí thép đà kiềng theo mục đích sẽ làm cho thanh đà khả năng chịu mô men uốn. Tuy nhiên, trong một số các trường hợp, kết cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu thêm một số tác động của lực dọc. Dưới đây là cách bố trí đường kính thép dọc mà bạn nên biết:

  • Cốt thép chịu lực của đường kính đà kiềng sẽ nằm trong khoảng từ 12-25mm
  • Tại đà chính có thể lựa chọn cách bố trí thép theo đường kính lên tới 30mm
  • Lưu ý quan trọng, không nên lựa chọn loại đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng đà kiềng.
  • Để tiện lợi hơn trong quá trình thi công không nên dùng quá ba loại đường kính cốt thép chịu lực, mỗi đường kính chênh lệch nằm trong khoảng 2mm là vừa.
  • Trong quá trình sắp xếp về cốt thép tại tiết diện, tốt nhất cần phải tuân thủ những quy định về khoảng hở và bo vệ cốt thép.

Để có thể thêm việc lựa chọn cốt thép cho chính xác nhất hì bạn nên tham khảo tại phần bảng tra thông số cốt thép đà kiềng dưới đây:

Bảng Tra Thông Số Cốt Thép đà Kiềng
Bảng Tra Thông Số Cốt Thép đà Kiềng

Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Đặc điểm Đà kiềng Giằng móng
Cấu tạo Là cấu kiện nối liền các cột với nhau Cấu tạo bê tông cốt thép, phân thành dầm móng dạng chữ nhật, chữ T hoặc hình thang
Vị trí Nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng (hay đế móng) Nằm ngoài giữa và mặt trong của cột, tuỳ thuộc vào vị trí của tường
Vai trò Nối các chân cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng, ứng dụng để đỡ tường xây Liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ
Khả năng chịu lực Chịu lực uốn kéo, võng Chịu lực kéo, vòng

Kích thước và cao độ chuẩn của đà kiềng

Kích thước của đà kiềng sẽ phụ thuộc vào những điều như: kết cấu và phương pháp xây dựng móng. Ngoài ra, móng thường được làm từ cừ tràm, cọc tre và cọc bê tông hoặc là móng đơn, móng băng, chúng thường sẽ có kích thước và cao độ tương ứng.

Móng cọc cừ tràm thì có cao độ đà kiềng ngang và dọc bằng nhau và thường sẽ bằng cao độ của đài cọc. Không chỉ vậy, chúng thường được áp dụng cho các công trình kiến trúc tại nơi mà tải trọng không đông như khu vực có xe tải qua lại.

Cao độ đà kiềng ngang và đáy đà kiềng dọc thường sẽ bằng cao độ đài cọc thường, chúng được áp dụng đối với các nhà phố. Đối với móng đơn và móng băng thì cao độ mặt trên của đà kiềng sẽ phải thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 đến 10cm. Ngoài ra, với cao độ này thường được áp dụng cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền.

Không nên thi công mặt đà kiềng bị thấp hơn rồi xây bó nền bằng gạch, bởi vì nước sẽ thấm theo bó nền rồi tác động tiêu cực như: tường trên bị ẩm và sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng ngôi nhà.

Hướng dẫn thi công đà kiềng hiệu quả

Để công trình được bền và có tuổi thọ lâu thì việc đảm bảo được sức chịu lực cao khi xây dựng thì bạn không nên bỏ qua đà kiềng. Bạn cần áp dụng 4 bước sau để có một công trình kiên cố.

  1. Bố trí thép đà kiềng để chúng tạo thành khung và hãy đặt chúng vào vị trí đã được định vị. Sau đó, bạn hãy kê các đồ vật có độ dày khoảng 30mm ở dưới khung cốt thép nhằm có thể đảm bảo được chiều dày lớp bê tông
  2. Lắp dựng khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ và hãy đóng chúng lại thành hộp tập kết. Tiếp tục, tiến hành điều chỉnh khuôn ván sao cho đúng yêu cầu của bản thiết kế. Hãy cố định chúng bằng cây gỗ 30mm x 50mm
  3. Tiếp tục, hãy trộn và đổ bê tông đã có trên vào khuôn ván; bạn nên dùng đầm dùi để đầm bê tông một cách cẩn thận để không có bọt khí.
  4. Sau 1 – 2 ngày tháo ván, bạn hãy chú ý đến việc tháo tháo dỡ để tránh làm sứt mẻ cấu kiện đà giằng.
Hướng Dẫn Thi Công đá Kiềng Hiệu Quả
Hướng Dẫn Thi Công Đà Kiềng Hiệu Quả

Ý nghĩa công tác thiết kế nền móng

Nền móng là sự khởi đầu cho một công trình cho nên nó rất là quan trọng, khởi đầu có thuận lợi, vững chắc thì mọi công tác thi công phía sau mới đảm bảo chuẩn xác được. Do vậy trước khi thi công thì phải tính toán, công tác thiết kế và thi công công trình phải làm sao đảm bảo và thỏa mãn. Khi tính toán, thiết kế công trình cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

  • Tính ổn định và đảm bảo về cường độ, sự biến dạng được kiểm soát một cách tối ưu của từng kết cấu của toàn bộ công trình.
  • Cam đoan về sự thi công làm việc bình thường trong thời gian thi công và sử dụng dài lâu.
  • Thời gian thi công cần được tiến hành nhanh chóng, đúng tiến độ, cố gắng rút ngắn thời gian để đảm bảo chi phí phù hợp và tốt nhất.

Đà kiềng được xem là biện pháp được sử dụng chính nhằm giúp cho công trình có được sức chịu lực cao, thế nên bạn cần tuân thủ một số quy định trên để thi công đà kiềng vững chắc nhất. Trên đây là những cập nhật mới nhất của CiyA Homes về những vai trò của đá kiềng đối với công trình xây dựng.

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0905 389 389
  • Email: [email protected]

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!

Từ khóa » Kết Cấu Sắt đà Kiềng