Quan niệm tính đà kiềng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Quan niệm tính đà kiềng? Chào tất cả ! Khi tính khung không gian tôi thường không tạo đà kiềng trong mô hình Vậy nếu tại đà kiềng có tường thì vô tình chúng ta đã bỏ tải bớt đi cho móng ,vì đà kiềng không nhửng truyền tải qua đất nền mà con truyền tải xuống móng nữa Vậy thì giải đáp khúc mắc này ra sao Mong các bạn cho lời giải đáp Có 38 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Bạn được miễn phí 100% phí Thiết kế nội thất Hải Phòng khi Thi công nội thất tại Kiến trúc Phương Anh |
| Bạn đang tính khung có phải móng đâu, khi tính móng đã có tải trọng khung dồn xuống, thêm tải trọng tường xây trực tiếp trên đà kiềng. | hoibmtose005 | |
| cái này là một sự sai lầm lớn (có thể nhiều thế hệ), đà kiềng được tính toán như dầm để truyền tải xuống móng, ngoài ra nó cón chịu phản lực ngược của đất (có mấy thằng học lom com nói đà kiềng thép đặt trên là chưa hiểu tới chỗ này và thêm nữa nếu quan niện đà kiềng dùng chống lún lệch thì cho 1 cái móng nào đó lún thử có nội lực kéo, ta đặt thép, vì vậy thường đà kiềng ko cắt thép. | DonaldMi | |
| theo bác nói là ta đặt thép giống với dầm lật ngược hả bác. hay ta kéo thép suốt chiều dài dầm tại gối và nhịp chứ không cắt thép giống như dầm sàn.???đúng không ạ! Còn về quan điểm đà kiềng có nhập vào khi mô hình tính toán không thì theo tôi thấy nếu mà tôi không mô hình vào thì thứ nhất là bỏ qua phần tải tường như các bác đã nói, thứ hai là nếu không nhập vào thì mô men tại cột là rất lớn so với việc tôi mô hình hóa vào. Vậy xin mọi người ai có ý kiến về chuyện này giải thích thêm cho tôi hiểu với. E cũng đang lơ mơ chuyện này lắm. Còn chuyện đặt thép nữa, nếu quả thực như bác vi nói thì trước giờ chúng ta toàn đặt sai hết thui!!!> | profilmuoibon14 | |
| Sao vậy bác, mấy thằng lom com chừng U30 đến U50 đang nắm giữ các vị trí then chốt trong ngành đang ở trong các ngôi nhà không an toàn à!!! Thực ra , quan điểm thế nào thì tính ra kết quả tương ứng và kiểm soát thêm các điều kiện biên khi tính không đưa vào. Nếu bạn xem sách nền móng của tác giả Bơwles phần tính dầm móng trong đó có 1 ĐK là bỏ qua phản lực của đất nền. Hay trong giáo trình thường viết là bố trí sắt cho dầm móng băng nên trên dưới giống nhau và từ 0.2 - 0.4 %. Các nội dung trên có lôm côm không các bác? | dutrieu | |
| Theo cách gọi dân xd ở miền nam gọi đà kiềng và miền bắc gọi là dầm móng. Trong trường hợp móng nông xây, móng băng và tường chịu lực.Đà kiềng tính vừa chịu tải trọng xuống móng vừa chịu phản lực đất nền. Trong các trường hợp móng khác đà kiềng tính như 1 hệ dầm của khung không gian. | CharlesEn | |
| Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. | Luckyman | |
| Em đồng ý với quan điểm này của bác. Thêm nữa, nếu có hệ đà kiềng và hệ này đặt cao hơn cổ móng thì nó sẽ phân phối lại nội lực cho hệ khung-móng. theo đó, mô men sẽ truyền bớt sang hệ đà kiềng, mô men cổ móng sẽ giảm bớt. Với móng chân vịt thì điều này đặc biệt có ý nghĩa | EduardoMn | |
| Tôi rất đồng ý với ý kiến của helios, nhưng để an toàn thì nên lấy toàn bộ momen của cột truyền xuống đà kiềng, điều đó giảm toàn bộ mômen truyền xuống móng chân vịt (vì đa số móng chân vịt không có khả năng chịu mômen lệch tâm). Tương tự nếu lật ngược móng chân vịt lại thì sẽ thấy phần lớn mômen sẽ truyền vào đà kiềng (>50%) - theo nguyên tắc cân bằn nút thì mômen tại vị trí giao nhau giữa cột và đà kiềng | nguyentrungata | |
| tôi thấy có người còn dùng cột ở đầu của chân móng cọc chống ngược lên đà kiềng, cái này là mạo hiểm vì nó nứt nền nhà ko chừng. | AlbertgeK | |
| Nói như vậy thì đà kiềng vừa chịu tải trọng tường vừa chịu áp lực đất. Vậy khi bố trí thép ta bố trí theo quan điểm của bác dovi fải không các bác. Tức là thép sẽ kéo hết chiều dài mà không cắt thép ở gối và nhịp như trước đây vẫn làm. Quan điểm này theo các bác thấy thế nào ạ? | truongtiengka | |
| Em cũng đã thấy trường hợp và đồng ý là nó khá nguy hiểm, đà kiềng có thể chết vì mô men hay lực cắt, nhưng theo em, nó cũng rất hữu ích và nhiều khi là giải pháp tốt nhất. Theo tôi thì nó được áp dụng chống lật và giảm mô men ở gót (hay cổ móng). trong trường hợp này thì phải tính toán cụ thể mới có thể chọn tiết diện đà kiềng và đặt thép cho nó được. Theo tôi lúc này thì đà kiềng chịu tải tập trung. độ lớn của tải trọng phụ thuộc vào tải trọng mà móng phải chịu và chiều dài móng nên vai trò của tường gạch phía trên là rất tích cực tăng độ cứng cho hệ đà kiềng và giảm mô men âm. Nếu không có tường gạch ở phía trên hoặc tải tương đối lớn thì phương án này có khi không khả thi vì quá đắt | thuymo | |
| gần đây ở HCm có tiếp cận cách thiết kế mới là móng đơn nếu ko có tường thì ko cần đà kiềng giằng móng, tôi cũng đã thấy rồi kết cấu như vây rồi, nó vẫn an toàn 5-6 năm nay. | test1212 | |
| em cũng thấy như thế. Trong đa số các trường hợp nhà dân, giằng móng không có trong sơ đồ để tính toán kết cấu, vì vậy nếu không sợ lún lệch thì trong những trường hợp như thế không cần phải làm giằng móng (đà kiềng). Không phải ở nguyên HCM người ta mới làm thế này, ở các vùng nông thông, đất tốt, chẳng mấy khi người ta làm đà kiềng để giảm chi phí vật liệu và công đào đất. Còn ở Hà nội, đất yếu, dân nhiều tiền, cả kỹ sư lẫn chủ đầu tư đều không dám bỏ (và cũng không nên) đà kiềng. Đấy là ý của tôi thôi. tôi nhát lắm, cũng không dám bỏ đâu. | thuymo | |
| Theo ý tôi thì khi mô hình kết cấu với liên kết ngàm ở móng , thì điều kiện này chưa chắc đúng với bản chất trong một số trường hợp nên tốt nhất anh tôi thiết kế mô hình luôn móng và đà kiềng (hay đà giằng) vào luôn hệ khung. Thì sẽ có ứng xử thực tế của đà kiềng ngay thôi mà. NC. Oanh | thietkelogo | |
| Cái trò này trong miền nam dùng có đến gần chục năm về trước (nếu tôi nhớ không nhầm) áp dụng cho móng đơn nhà xây chen, để giám bớt ứng suất tiếp xúc đáy móng (do kiểm tra thường không thỏa điều kiện áp suất ), thực ra cái này cũng là một dạng của trap footing thôi bạn ạh , nhằm phân phối lại moment ở nút móng, tất nhiên phải có tính toán chứ đâu thể để hiện tượng nứt nền do việc cấu tạo này được nhỉ. nc. oanh | Haroldser | |
| Chào Các Bác. Đọc bài của các bác tôi có phần bị nhầm lấn giữa đà kiềng dầm móng. Vì theo tôi được biết thì đà kiềng và dầm móng khác nhau, đà kiềng thì đỡ tường, còn giằng móng thì liên kết các móng, và chịu mômen lệch tâm. Nhưng theo các bác thì hai cái đó là một chỉ khác tên gọi. Bác nào có thể giải thích cho tôi với. | Freddievaw | |
| Thưa các bác chữ móng và chữ kiềng khác nhau rồi đó, không biết các bác dầm móng và đà kiềng (dầm kiềng ) có giống nhau không? | EduardoMn | |
| Cái tên gọi chẳng có ý nghĩa gì hết, cơ bản là trạng thái làm việc của cấu kiện. Là kỹ sư xây dựng thì nên xem các cấu kiện trong điều kiện làm việc của nó, ví dụ cái dầm móng hay đà kiềng, nếu cứ xem nó là cấu kiện chịu uốn thì chưa chắc đúng, vì khi nhà chịu động đất thì nó còn chịu cả lực dọc. Khi đó thì có khi còn phải tính nó là cột | casinomkw | |
| tôi không nghĩ là đà kiềng sẽ chịu áp lực của đất, đà kiềng tham gia vào hệ khung btct rồi còn đâu, nếu coi rằng đà kiềng vừa chịu tải trọng tường vừa chịu phản lực của nền đất thì những dầm dọc nhà trên tầng 2 sẽ làm việc thế nào, các dầm đó cũng sẽ đỡ tường tầng 2 và lại chịu phản lực của tường tầng 1 ở dưới à! | bachtuu | |
| Mô hình thử trong SAP rồi so sánh các trường hợp sẽ biết. Khi giải khung không gian tôi cũng có thử tách đà kiềng ra giải riêng và so sánh kết quả với người khác thì thấy khác nhau Môment ở gối (rất lớn). Có ai giải thử nhiều trường hợp khác xin cho ý kiến. | GordonEt | |
| đúng là khongbietgi nói như vậy cũng nói nữa pótay.com với anh này luôn. Dĩ nhiên là phản lực ở nền chỉ ở mức < tải tường truyền xuống thì làm gì mà có chuyện phản lực tường ở tầng 1 ở đây và nếu có đi nữa thì chắc gia chủ nhà đó sẽ vào bệnh viện trước khi thấy phản lực tường tầng 1. Còn điều này nữa, đà kiềng có tác dụng là ổn định hệ khung là chính, nếu có tải trọng tường thì cũng không đáng kể vì khi ghép tải trọng tường chỉ tính 1/3H mà thôi. | RaymondEr | |
| Còn tùy thuộc vào chuyển vị của cái đà kiềng đó, nếu độ cứng đà nhỏ, tải trọng tường lớn thì chuyển vị đà lớn --> phản lực sẽ lớn. Nếu đà có độ cứng lớn thì có thể bỏ qua áp lực đất. Nếu trong mô hình tính mà cho đà kiềng vào thì dẫn đến độ cứng phần chân công trình lớn, và mô men truyền xuống móng nhỏ đi, vì 1 phần vào đà kiềng. Nếu bỏ đà kiềng đi thì mômen tăng, thiên về an toàn. Tất nhiên, khi tính nội lực móng, giả sử với móng đơn, các bác hoàn toàn có thể cho hệ đà kiềng vào để đảm bảo chính xác, nhưng thiết nghĩ sẽ quá mất công vì phải giải cả hệ không gian. | chongthambamien.vn | |
| Trích: Dĩ nhiên là phản lực ở nền chỉ ở mức < tải tường truyền xuống thì làm gì mà có chuyện phản lực tường ở tầng 1 ở đây và nếu có đi nữa thì chắc gia chủ nhà đó sẽ vào bệnh viện trước khi thấy phản lực tường tầng 1. Còn điều này nữa, đà kiềng có tác dụng là ổn định hệ khung là chính, nếu có tải trọng tường thì cũng không đáng kể vì khi ghép tải trọng tường chỉ tính 1/3H mà thôi. | Tôi đồng ý với pác! cần có khái niệm chính xác giữa "đà kiềng" và "đà giằng". Đối với các nhà dân dụng tính móng đơn trên nền gia cố cừ tràm (cọc tre) thì "đà kiềng" lúc này vừa chịu tải trọng tường, vừa chống lún lệch giữa các móng...thì cần khai báo thêm các tổ hợp chuyển vị gối của đà kiềng( gối là vị trí chân cột liên kết với đà kiềng). Còn nếu xem đà kiềng chỉ chịu tải tường thì khi tính móng người ta giải "đà giằng" chung với móng (lúc này đà giằng sẽ chịu trách nhiệm về lún lệch...Xin các pác Pro cho thêm ý kiến. | profilmuoinam15 | |
| -Khi tính hệ kết cấu nhiều khi quên mất đà kiềng (nhưng nó vẫn nằm trong hệ kết cấu ngôi nhà , kg thể tách riêng) "kiềng" ("kiềng" 3 chân, làm cho vững, "giằng" chống xê dịch) tôi nghĩ 2 cái này là 1. Tác dụng tăng độ ổn định,giăm moment xuống móng... Và tính thì e tính giống móng băng (tải tường, phản lực đất nền qua hệ số Cz). | kiwisoda | |
| Nhịp đà kiềng , đà giằng 12 m (tải trọng rất nhỏ, chỉ trọng lượng bản thân thôi) thì tiết diện bao nhiêu là đủ (200 x300 được ko)? L/16 là quá lớn.mong anh chị chỉ giáo! | profilmuoinam15 | |
| Phải quan niệm bộ phận cho chính xác nhé. Xét trong trường hợp nhà có móng đơn thì: 1. Đà kiềng : dùng để đỡ tường cao độ đà kiềng bằng cao độ của nền sàn trệt. Phải xác định được rằng đà kiềng chỉ chiụ tải trọng của tường thôi tức là tải phân bố điều trên đà 2. Dầm móng dùng để chống lún lệch giữa hai móng . cao độ dầm móng cùng với cao độ móng, sơ đồ tính là dầm chịu chuyển vị cưỡng bức bên móng có độ lún nhiều hơn (chỉ khi tính được độ lún của từng móng---> có được chuyển vị cưỡng bức) CÓ thể mô hình trong SAP thế này a. Tính hệ số nền Ks b. mô hình móng đơn là aren c. mo hình dầm d. Gán tải trọng cột lên nút liên kết dầm e. Gán độ cứng lò xo Soil Spring cho móng f. có thể gán Line Spring cho dầm g. run cho kết quả nội lực dầm móng | sukem13579 | |
| em ko đồng ý với bác này. vì đà kiềng là đà liên kết giữa 2 cột. còn dầm móng là dầm liên kết giữa móng. Chính vì thế 2 loại dầm này làm việc hoàn toàn khác nhau. Muốn kiểm tra việc này thì mô hình khung ko gian có xét sự làm việc đồng thời của khung vả móng(là các lò xo). | hoahuongduong | |
| Đá số các ctrình ở miển trung, tây nguyên... dất nền khá tốt. người ta chỉ cần xây móng đá và đặt trên nó một lớp đà kiềng nhỏ ( 20x10, 30x10 ...theo bề rộng của lớp đá hộc xây bên dưới ) chỉ có tác dụng giằng giữ phần lớp đá và trền tải trọng của tường xây phần bố đều lền lớp móng đá đó thui. Còn tải trọng công trình bên trên là do phần móng chịu. - Đối với các công trình đặt trên nền đất yếu. có khi phải đào hết lớp đất phía dưới để thi công, thì phần đà kiềng đó phải tính toán kỹ càng. Vùa là dầm móng (móng cọc chẳng hạn) vừa là đà kiềng chịu tải trọng tường tầng kề nó luôn. - Đối với những công trình nhỏ ( nhà phố )ở TP HCm. Tôi thường đua mô tôi sát với thực tế làm việc luôn ( nhập luôn phần móng vào mô hình). Đối với móng cọc, thì xác định luôn vị trí tâm móng, đặt lên dầm móng, để lấy nội lực của giằng móng luôn. tôi có chém vài lời... hehe các Pak chém nhẹ thui nhé | ClintomEa | |
| Vấn đề liên quan tới đà kiềng cho tôi hỏi các bác chút ah. Công trình tầng trệt có thiết kế sàn BTCT nên tôi tính toán đà kiềng như một dầm bình thường với tải do sàn và tường truyền vào, tôi có 2 vấn đề thắc mắc đó là: + Xem liên kết giữa cột và đà kiềng là ngàm ( e tách riêng đà kiềng và giải như một dầm đơn):P + Bỏ quả phản lực của đất nền và giải như dầm bình thường | chongthambamien.vn | |
| Tính vậy là giống như sàn rồi. Quá an toàn => chi phí cao =>yên tâm ngủ kỹ. | AlbertDOB | |
| Cho tôi hỏi chút, khi tính đà kiềng thì tính như dầm liên tục với liên kết ở cột là gối hay xem các liên kết này là ngàm. Vấn đề này tôi còn "uế mù" quá, nhưng không nói ra sợ zấu zốt nên nhờ các anh chỉ bảo giúp. | thatgia | |
| Chỉ bảo thì không dám nhưng tôi nghĩ nên tính như dầm liên tục, với liên kết tại cột là các gối thui, tính là ngàm thì an toàn quá ! > | opera | |
| Có đặt đà kiềng vào trong mô hình bạn ah, để tiện cho việc xử lý móng, có thêm tải của tường dồn xuống móng mà. Chỉ cần lấy nội lực móng để tính móng là ok yên tâm rồi. | Robertol | |
| thực sự mấy bác chưa phân biệt được đà kiền và giằng móng giống nhâu và khác nhau như thế nào. - theo tôi đà kiền có tác dụng như 1 dầm làm việc bình thường. - giaengf mong có tác dụng chỉ giằng mà thôi | KennethOt | |
| Nếu mô hình luôn cả đà kiềng và móng vào mô hình thì áp lực đất tác dụng lên đà kiềng được mô hình thế nào vậy bác? | AnthonyGape | |
| Khi sử dụng sap để tính khung thì ta cứ tính toán đủ toàn bộ các bộ phận của khung (cột, đà kiềng, dầm sàn, sàn,....) để tìm ra nội lực, mô men, lực cắt nguy hiểm nhất nhé, nếu bỏ bớt thì vô hình dung làm cho mô hình không đúng thực tế, chỉ có lãn phí mà thôi. còn về phần đà kiềng tôi nói thêm nhé. Trước khi thiết kế ta nên đọc tài liệu ksđc và xác định thực tế xem vùng đất tôi thiết kế và đưa ra phương án thi công cái nào trước cái nào sau. * Nếu ta thi công ở vùng đất yếu (đà kiềng nằm trên không) hoặc do cách thức xây dựng để đạt được hiểu quả nhanh có thể là thi công xây dựng trước phần thô rồi mới tiến hành san lấp nền thì đà kiềng bây giờ hoạt động giống như dầm sàn, thực tế xây dựng kiểu này rất nhiều mà chung ta không để ý, nếu tính cắt bỏ bớt thép trong trường hợp này thi nguy. * Còn nếu xây dựng trên vùng đất cứng, đà kiềng nằm trên mặt đất thì ta mới cắt giảm thép or đặt ngược thép (bụng phía trên, gối phía dưới). Nói như vậy để biết là đà kiềng không có cách tính thống nhất chung, các bạn cứ lựa chọn cách tính thích hợp là quan trọng nhất, không thế áp dụng cách tính đà kiềng ở miền đông mà đem về miền tây áp dụng là được!./. | taolaai | |
| Trong thực tế ở miền Tây đôi khi làm nhà xây cao hơn nền đường 1m vì sợ sau này cốt nền đường nâng lên nên đà kiềng thường cao hơn nền hạ 1m khi đó cốt đà kiềng cách cốt nền tấng trệt 0.1m. Dưới đáy đà kiềng phải xây tường để chắn đất. Xin hỏi lúc đó quan điểm tính kết cấu đà kiềng như thế nào vì không có phản lực đất nền. Tôi đặt thép theo bài toán cốt kép có đúng không? | taolaai | |