Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp, 1 Lớp đúng Thực Tế TCVN - Vnbuilder
Có thể bạn quan tâm
Làm sao để bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn, cách bố trí thép sàn sao cho tiết kiệm mà cũng đảm bảo chịu nội lực kết cấu. Dưới đây là một số kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp được trong quá trình thiết kế thi công, cách bố trí thép sàn 2 lớp, thép sàn 1 lớp sao cho đúng tiêu chuẩn, đúng kết cấu, sát với thực tế
Nội dung bài viết
Nguyên tắc chung bố trí thép sàn
Một số khái niệm:
Sàn 1 phương: khi ô bản sàn chỉ có liên kết ở hai cạnh song song, bản chỉ bị uốn theo phương vuông góc với cạnh liên kết, gọi là bản sàn 1 phương hoặc bản loại dầm
Sàn 2 phương: Khi ô bản sàn có liên kết cả 4 cạnh, sàn bị uốn theo cả 2 phương gọi là sàn 2 phương. Trong tính toán thực tế người ta chia ra:
Khi chiều dài bản sàn l2 < 2l1 (chiều rộng) thì bản sàn làm việc theo 2 phương gọi là bản 2 phương hay bản kê 4 cạnh
Khi chiều dài bản sàn l2 ≥ 2l1 (chiều rộng) thì bản sàn làm việc theo 1 phương gọi là bản 1 phương, hay sàn loại dầm
Nguyên tắc bố trí thép sàn
+ Lớp bê tông bảo vệ cốt thép:
Lớp bảo vệ cốt thép cần đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép ở mọi giai đoạn làm việc của kết cấu. bảo vệ cốt thép khỏi bị tác động của không khí bên ngoài, của nhiệt độ và các ảnh hưởng có hai khác của môi trường. Lớp bảo vệ cốt thép trong bản sàn được lấy không nhỏ hơn:
10mm đối với bản và tấm tường có chiều dày từ 100mm trở xuống15mm đối với bản và tường dày trên 100mm
+ Tỷ lệ cốt thép trong bê tông:
Tỷ lệ hàm lượng cốt thép trong bê tông đảm bảo thép trong bê tông hợp lý, nếu tỷ lệ cốt thép ít quá thì kết cấu không đảm bảo làm việc, nếu cốt thép nhiều quá dẫn đến gây lãng phí, gây co ngót phá hoại nứt bê tông
Tỷ lệ cốt thép trong bê tông µ hợp lí nằm trong khoảng 0,3% đến 0,9%
+ Việc thiết kế và lắp đặt thép sàn để tiết kiệm chúng ta cần dựa vào biểu đồ nội lực, đôi khi để thi công được thuận tiện thì cách triển khai thép sàn nhiều công trình bỏ qua việc cắt thép phức tạp, lúc đó những vùng sàn chịu nén ( ở giữa ô sàn ) người ta bố trí thép lớp trên thành thép cấu tạo
+ Bố trí thép sàn cần đảm bảo sự làm việc giữa bê tông và cốt thép, việc cắt nối thép không được trong vùng chịu lực lớn ( vùng giữa sàn với thép lớp dưới và vùng gối dầm với thép lớp trên)
+ Trước khi thi công thép sàn thì cần phải có bản vẽ shopdrawing thép, hay bản vẽ đề tay thép, việc thiết kế bản vẽ shopdrawing thép sàn thuận tiện cho việc thi công, đảm bảo neo nối thép, thợ thi công dễ triển khai ngoài hiện trường, tránh lãng phí thép đề c…
Cách bố trí thép sàn 2 lớp
Vai trò của thép sàn 2 lớp
+ Thép sàn 2 lớp có vai trò rất quan trọng trong kết cấu giữa bê tông và cốt thép, thép sàn 2 lớp giữ ổn định cho kết cấu sàn, giảm hiện tượng co ngót bê tông, tăng khả năng chịu kéo của thép, tránh hiện tượng nứt gãy công trình đột ngột
+ Thép sàn 2 lớp làm tăng chất lượng và độ bền cho kết cấu sàn nhà, chống cháy tốt, khả năng chịu nhiệt cao, tăng khả năng chống thấm, kết cấu vững chắc giảm được sự tác tộng của tải trọng xung quanh như động đất, gió, xe cộ…
Cách bố trí thép sàn 2 lớp – Sàn làm việc 1 phương
+ Bố trí thép dọc chịu lực chính:
Sàn làm việc 1 phương ta chỉ cần tính toán bố trí cốt chịu lực 1 phương, phương còn lại ta đặt cốt thép theo cấu tạo
Thép dọc chịu lực và cấu tạo của bản thường là thép Ø6, Ø8, Ø10, một số nhà cao tầng hiện nay lên đến Ø12, Ø14
Khoảng cách giữa các thép chịu lực lấy theo tính toán, khoảng cách thép cấu tạo lấy theo tiêu chuẩn về cấu tạo thép
Bố trí thép sàn 1 phương lớp phía dưới: do sàn chịu nén ở giữa ô bản nên ta bố trí thép chịu lực nằm bên dưới, thép cấu tạo bên trên
Đối với lớp thép mũ phía trên: do sàn bị uốn chỗ gối dầm phía trên nên ta đặt thép chịu lực mũ phía trên thép cấu tạo
Cách bố trí thép sàn 2 lớp – Sàn làm việc 2 phương
+ Bố trí thép dọc chịu lực
Sàn làm việc 2 phương ta cần tính toán bố trí thép chịu lực cả 2 phương. Đường kính và khoảng cách các thép chịu lực lấy theo tính toán thực tế về tải trọng
Thép dọc chịu lực và cấu tạo của bản thường là thép Ø6, Ø8, Ø10, Ø12, Ø14
Đối với thép lớp dưới: nguyên tắc thép lớp dưới cạnh ngắn bố trí dưới cùng sau đó đến thép lớp dưới cạnh dài
Bố trí thép lớp trên: thép mũ lớp trên cạnh ngắn bố trí phía trên thép lớp cạnh dài
Neo, nối và cắt cốt thép
Để cốt thép sàn phát huy hết khả năng chịu kéo thì cần phải neo, nối cốt thép đúng tiêu chuẩn và đúng cấu tạo.
Đối với neo cốt thép ở vùng kéo gối dầm đảm bảo không nhỏ hơn 10Ø từ mép dầm.
Đối với nối cốt thép: không được nối cốt thép ở vùng mô men lớn, cụ thể không nối vùng nén giữa bản và vùng kéo thép ở gối nhịp. Chiều dài nối thép đảm bảo tối thiểu 30Ø
Đối với thép tròn trơn thì phải bẻ mỏ tối thiểu 2,5Ø, trường hợp dùng thép có gờ thì không cần bẻ mỏ, đôi khi thi công thực tế thì người ta thường bẻ mỏ cả 2 thanh trên và dưới
Cắt cốt thép: đối với thép mũ chịu mô men âm phía trên, đối với nhịp giữa cắt thép tối thiểu ở 1/4 nhịp dầm, đối với nhịp biên cắt thép tối thiểu 1/5 nhịp dầm. Thực tế thi công nhiều công trình hiện nay người ta thường sẽ để nguyên lớp thép phía trên nguyên thanh mà không cắt thành thép mũ ở gối, để tiện thi công và đảm bảo chất lượng
+ Con kê thép: con kê thép bê tông đảm bảo cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép đúng như thiết kế, ngoài ra còn có con kê sắt giữa 2 lớp thép đảm bảo việc tách 2 lớp thép trên dưới không chạm vào nhau
Cách bố trí thép sàn 1 lớp
Đối với bản sàn chịu tải trọng nhỏ hoặc kết cấu chỉ chịu kéo hoặc nén lúc đó ta có thể bố trí thép sàn 1 lớp, điển hình như sê nô, ô văng, ban công, nền nhà, tấm đan hoặc bản kê lên tường…
Việc thi công thép sàn 1 lớp phụ thuộc vào tải trọng tính toán và vị trí vùng kéo, nén của sàn.
Việc neo nối cốt thép: không được nối cốt thép ở vùng mô men lớn, cụ thể không nối vùng nén giữa bản và vùng kéo thép ở gối nhịp
Khi nào cần bố trí thép sàn 2 lớp hay thép sàn 1 lớp
Việc tính toán bố trí thép sàn 2 lớp hay 1 lớp phụ thuộc vào tải trọng tính toán và loại công trình. Cho nên đặt thép sàn tùy từng từng hợp mà ta có thể đưa ra phương án phù hợp nhất. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và tính toán của người thiết kế thi công
Với những công trình nhỏ như nhà cấp 4, nền sân tải trọng nhỏ, sê nô, ô văng, ban công… thì ta có thể lắp đặt thép sàn 1 lớp
Với những công trình lớn như chung cư thấp tầng, chung cư cao tầng, nhà mái bằng, nền đường chịu tải trọng lớn thì ta cần phải tính toán bố trí thép sàn 2 lớp
>> Bài viết liên quan:
- Kinh nghiệm bố trí thép dầm, đơn giản chính xác
- Cốt đai là gì? Cách bố trí cốt đai trong cột, dầm
- Cách tính & bảng trọng lượng riêng của thép chính xác
Cách bố trí thép sàn cầu thang
Cầu thang là phương tiện chính của giao thông công trình được hình thành từ các bậc liên tiếp tạo thành thân thang, các vế thang nối với nhau bằng chiếu nghỉ, chiếu tới. Cầu thang là một yếu tố quan trọng về công dụng và kiến trúc, nâng cao tính thẩm mỹ công trình. Có các loại cầu thang 1 vế, 2 vế, 3 vế, 4 vế
Tính toán kết cấu cầu thang phụ thuộc vào sàn làm việc 1 phương, 2 phương, liên kết ngàm hay liên kết khớp, vì thế việc bố trí thép cầu thang sao cho phù hợp với nội lực tính toán
Dưới đây là hình ảnh bố trí thép sàn cầu thang có li mông, bản sàn 2 đầu ngàm, và khớp kê lên tường các bạn tham khảo
Cách bố trí thép sàn mái seno, ô văng, ban công
Sê nô là bộ phận hứng nước mưa trên mái xuống, có loại sê nô hình chữ U thép, hoặc sê nô bê tông cốt thép. Bố trí thép sê nô bê tông cốt thép 1 lớp hoặc 2 lớp phụ thuộc vào tính toán, có loại sê nô dạng công xôn, hoặc sê nô gối lên dầm
Ô văng là phần cấu kiện được đặt ngay phía trên của lanh tô cửa sổ. Nếu lanh tô có nhiệm vụ đỡ khối tường nằm ở phía trên cửa sổ, cửa đi; Thì ô văng giúp che nắng, che mưa cho cửa sổ. Sàn ô văng làm việc theo 1 phương dưới dạng công xôn vì thế tính toán thép như tính toán dầm conson với chiều cao bản sàn và chiều rộng 1m, thường tính toán thép sàn 1 lớp cho ô văng
Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể có hoặc không có mái che, kết cấu ban công thường là kiểu console. Ban công thường được ứng dụng cho những mẫu nhà phố ít tầng, biệt thự hoặc nhà vườn. Tính toán bố trí thép sàn ban công tính toán như dạng dầm conson
Download Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp mẫu
Dưới đây là bản vẽ autocad thép sàn 2 lớp thi công thực tế, các bạn download về máy mở ra tham khảo nhé, có các ô bản sàn làm việc 1 phương, làm việc 2 phương, việc bố trí thép lớp dưới và lớp trên đảm bảo tính toán và theo cấu tạo
Công trình: Nhà Phố
Đặc điểm: Cao 8 tầng
Địa chỉ: Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bạn download đường link dưới đây nhé
Trên đây là tổng hợp toàn bộ cách bố trí thép sàn 2 lớp, thép sàn 1 lớp, đối với sàn làm việc 1 phương, sàn làm việc 2 phương. Việc lắp đặt thép sàn này dựa và nguyên tắc tính toán và tiêu chuẩn cấu tạo, cùng với kinh nghiệm thi công thực tế. Hy vọng giúp được các bạn nhiều trong công việc. Có vấn đề chưa hiểu bạn comment xuống dưới để mình trả lời nhé
Từ khóa » Buộc Sắt Sàn
-
Hướng Dẫn Cách Bố Trí Thép Sàn, Thi Công Thép Sàn Chất Lượng
-
Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp: Nguyên Tắc Làm đúng (+ Bản Vẽ) - Tôn Nam Kim
-
KỸ THUẬT BUỘC THÉP SÀN NHÀ VỆ SINH NHÀ BIỆT THỰ 3 TẦNG
-
Cách Bố Trí Thép Sàn đúng Nguyên Tắc Và Tiêu Chuẩn Kết Cấu
-
Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp Đúng Chuẩn
-
Thi Công Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp Cần Lưu ý Những điều Gì? - Weldcom
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Sàn Trong Các Công Trình Công Nghiệp
-
Khi Nào Thì Bố Trí Thép Sàn 1 Lớp Và 2 Lớp - Home Builder
-
Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp – Cách Bố Trí Thép Sàn 1 Lớp Chuẩn Nhất
-
Quy Định Chung Và Những Yêu Cầu Cần Tuân Thủ Trong Công Tác ...
-
Cách Buộc Sắt Sàn 2 Lớp
-
Hướng Dẫn Thi Công Lắp Dựng Thép Sàn
-
Cách Bố Trí Thép Sàn Và Vai Trò Của Thép Sàn Nhà ống, Biệt Thự