Cách Bố Trí Thép Sàn Và Vai Trò Của Thép Sàn Nhà ống, Biệt Thự

Cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong thiết kế, xây dựng nhà ống, nhà biệt thự : Hiện nay có lẽ không còn xa lạ đối với những người kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế chuyên nghành, cũng như một bộ phận người dân tại Việt Nam. Vì bộ phận sàn nhà ống, biệt thự luôn là một hạng mục rất quan trọng đối với một công trình nhà ở. Vì thế cho nên, việc bổ sung thêm kiến thức về bố trí thép sàn nhà ống, biệt thự là rất cần thiết cho quá trình xây dựng nhà ống, nhà biệt thự hiện nay.

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự

Để giới thiệu tới bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích về thi công xây dựng. Thì chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các phần có trong thiết kế thi công thép sàn, cách bố trí và vai trò của thép sàn. Để từ đó giúp cho các hộ gia đình có thêm nguồn thông tin chuẩn, có ích cho quá trình kết hợp cùng với thợ thi công xây dựng ngôi nhà ống, biệt thự của gia đình bạn. Và sau đây sẽ là những kiến thức về cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà phố, biệt thự. Xin mời các bạn cùng tham khảo !

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự - 1

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự – 1

1 – Cấu Tạo Thép Sàn 2 Lớp :

Đối với cấu tạo thép sàn 2 lớp : Cách bố trí này bao gồm 2 lớp thép bên trong. Lớp trên sẽ chịu momen âm và lớp dưới chịu momen dương.

Đối với lớp thép trên : Khi thép lớp trên thì thép mũ sàn chịu mô men âm, cắt tại 1/4L – cạnh ngắn; thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới thép mũ.

Chú ý : Cách bố trí này thường chỉ áp dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, hơn nữa việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai và thi công.

Đối với lớp thép dưới : Thép chịu áp lực sẽ là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài.

Và đến khi buộc xong thép lớp dưới thì tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn. Phân cách ở giữa thép sàn 2 lớp bằng cách sử dụng chân chó để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn.

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự - 2

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự – 2

2 – Bản Vẽ Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp

Chúng ta hiểu đơn giản là bản vẽ biểu thị sự sắp xếp của lớp sàn thép của 1 công trình xây dựng. Mỗi bản vẽ sẽ hiển thị: diện tích sàn, mật độ thép trên 1m2, độ dày của sàn thép, số lớp thép,… phù hợp với từng công trình cụ thể sao cho đảm bảo được độ bền và an toàn của công trình thi công.

Tất cả các bản thiết kế nhà biệt thự và nhà ống thông thường, bản vẽ bố trí thép sàn là tài liệu mẫu để thợ nền thi công dựa theo để tiến hành cũng như giúp cho gia chủ theo dõi tiến độ của công trình có đúng với bản vẽ ban đầu hay không.

CÓ HAI CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 LỚP :

Bố trí thép sàn 1 phương : Khi nên phương pháp sàn chịu uốn theo 1 phương cụ thể hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể uống theo 2 phương nhưng độ uốn của 1 phương sẽ rất nhỏ so với phương còn lại. Theo cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm. Và với cách này thì các liên kết với dầm nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.

Bố trí  thép sàn 2 phương : Khi nên phương án này sẽ được uốn theo 2 phương với độ uốn lớn gần như nhau. Đây là cách các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng hai cạnh liền kề. Cách này còn được gọi là bố trí thép sàn 2 lớp so le.

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự - 3

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự – 3

3 – Tìm Hiểu 6 Bước Để Bố Trí Chi Tiết Thép Sàn 2 Lớp :

Bước 1:  Bố trí thép ở dưới trước và bô theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ  mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép, thì bạn cần phải đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu mực, dấu bút xóa để dễ dàng định vị vị trí.

Bước 2: Rồi đến khi bắt đầu bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định (Ví dụ: Khoảng 35D ” D : là đường kính thép).

Bước 3: Đến khi bô thép gối xong thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thường sử dụng Ø8A200 hoặc A300 đều được.

Bước 4: Phải sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm khoảng cách đặt cục kê 4-5 cục/m2.

Bước 5: Khi vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ). Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.

Bước 6: Tùy theo khả năng chịu lực nhưng thường nên sử dụng Ø10 trở lên, không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông vật liệu và người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao làm việc của thép gối (sẽ bị lún xuống).

4 – Vai Trò Của Thép Sàn 2 Lớp :

Trong thiết kế, xây dựng các mẫu nhà ống, nhà biệt thự thì cấu trúc thép sàn hai lớp được tạo ra nhằm tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình. Kết cấu thép chắc chắn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Ngoài ra kết cấu thép sàn 2 lớp giúp tăng độ bền cho sàn nhà, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt.

Với 2 lớp, kết cấu thép sàn có khả năng tạo hình kiến trúc, đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo.

Hình ảnh đổ bê tông khi bố trí thép 2 lớp - 4

Tìm hiểu cách bố trí thép sàn và vai trò của thép sàn trong xây dựng nhà ống, nhà biệt thự – 4

Trên đây là một vài thông tin về cách bố trí thép sàn 2 lớp giúp các bạn có thêm những tham khảo cần thiết. Thông qua bài viết này, Mẫu Thiết Kế Nhà Ống Đẹp mong muốn bạn sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và có kinh nghiệm thực tế hơn khi thi công công trình. Chúc các bạn thành công !

Từ khóa » Buộc Sắt Sàn