Cách Bốc Bát Hương Mới Cúng Gia Tiên Và Thần Linh Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bát hương là vật phẩm thờ cúng quan trọng được đặt tại vị trí đẹp nhất của ban thờ. Do đó, bốc bát hương mới cần phải được chuẩn bị và thực hiện một cách chu toàn từ khâu lựa chọn thời gian, người bốc cho đến quy trình đặt bát hương.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách bốc bát hương gia tiên sao cho đúng, chuẩn phong thủy. Ở bài viết dưới đây, Tâm Việt sẽ hướng dẫn gia chủ cách bốc bát hương cúng gia tiên và bốc bát hương thần tài chi tiết và chính xác nhất.
Tóm tắt nội dung bài viết
- Ý nghĩa của việc bốc bát hương trong văn hóa thờ cúng
- Khi nào nên bốc bát hương mới
- Quy trình chuẩn bị trước khi bốc bát hương mới
- Bát hương
- Cốt trong bát hương
- Chuẩn bị tro
- Thanh tẩy bát hương
- Ngày lành bốc bát hương gia tiên
- Chọn người bốc bát hương
- Cách bốc bát hương mới trên bàn thờ gia tiên
- Cách bốc bát hương mới (thay bát hương cũ)
- Cách bốc bát hương ngoài khu lăng mộ và bát hương bàn thờ thiên
- Đặt bát hương trên bàn thờ sao cho đúng?
- Một số lưu ý khi bốc bát hương về nhà mới
Ý nghĩa của việc bốc bát hương trong văn hóa thờ cúng
Bốc bát hương được xem là biểu tượng của nền văn hóa tâm linh, là phong tục tập quán đặc sắc và lâu đời của người Việt. Phong tục này được dân tộc Việt coi trọng, gìn giữ bằng tất cả sự tin yêu và tôn kính. Trên bàn thờ của mỗi gia đình, bát hương được xem là vật linh thiêng nhất, luôn cần được chú ý, cẩn trọng.
Bát hương là nơi để kết nối giữa con cháu trên trần thế với người cõi âm. Đây cũng là nơi để thể hiện tình cảm biết ơn, kính trọng đối với các bậc tiền nhân cũng như những vị thần linh đang cai quản, coi sóc gia đình. Vì thế việc bốc bát hương mới là điều tối quan trọng khi bài trí bàn thờ mới.
Ngoài ra, mỗi khi con cháu mong muốn được gia tiên phù hộ độ trì cho sức khỏe, tài lộc, công danh, họ sẽ cắm một nén hương trên bàn thờ nhà mình. Trên bàn thờ gia tiên thông thường gồm có 3 bát hương. Bốc bát hương thần tài sẽ được đặt ở giữa, tiếp theo là bát hương thờ tổ tiên và Bà Tổ Cô – Ông Mãnh được đặt ở 2 bên. Thường thì vào cuối năm, hay một số dịp đặc biệt, có một số gia đình muốn thay bát hương mới.
Xem thêm:
>>> Cách Đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ Đúng Chuẩn Phong Thủy
Khi nào nên bốc bát hương mới
Việc bốc bát hương mới thường được thực hiện vào dịp cuối năm khi gia chủ nhận thấy bát hương trên bàn thờ đã cũ.
Nếu việc lau dọn và thay chân nhang vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ thì có thể chọn bốc lại bát hương.
Ngoài ra, nhiều gia chủ thường thắc mắc khi gia đình chuyển sang nhà mới bốc bát hương trước hay nhập trạch trước. Tuy nhiên, đối với nhà mới bốc bát hương thổ công cũ không còn phù hợp và có điều kiện thay cách bốc bát hương thổ công mới sẽ tốt hơn.
Điều này đến từ mong muốn mang lại vẻ trang nghiêm, giúp nơi linh thiêng được chỉnh chu hơn.
Ngoài ra thì việc bốc bát hương cũng có thể do các gia đình muốn tạo sự đồng bộ với các bát hương khác trên bàn thờ, phù hợp với nội thất gia đình… Hoặc họ có nhu cầu gộp, tách bát hương khi thờ cúng.
Quy trình chuẩn bị trước khi bốc bát hương mới
Dưới đây là những vật phẩm cần thiết phải chuẩn bị trước khi bốc bát hương mới, cách bốc bát hương thần tài:
Bát hương
Tùy vào nhu cầu thờ cúng của từng gia đình mà số lượng bát hương cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, thông thường sẽ là 3 bát hương (bốc bát hương thổ công, một bát hương thờ gia tiên và một bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh).
Hơn nữa, cần xem xét kích thước bàn thờ để lựa chọn bát hương phù hợp, tránh tình trạng bát hương mới quá lớn hoặc quá nhỏ gây mất cân đối.
Cốt trong bát hương
Cốt bát hương bao gồm 7 thứ báu bao gồm: vàng, bạc, ngọc (Thủy Phí), ngọc trai, mã não, san hô, hổ phách. Trong đó tối thiểu phải có vàng, bạc và ngọc. Ngoài ra, trong bát nhang mới còn có tiền âm “Ngũ Lộ Thần Tài” và tiền dương màu đỏ.
Chuẩn bị tro
Đây là một trong những bước quan trọng khi bốc bát hương mới. Ngày xưa, ông cha ta thường làm sạch và phơi khô rơm nếp sau đó đốt thành tro. Tuy nhiên ngày nay, tro nếp được bán sẵn tại các cửa hàng chuyên phân phối đồ thờ cúng.
Lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng cát cho vào bát hương khi bốc lai bát hương vì người xưa quan niệm rằng, cát mang tính tà, có thể để lại nhiều vận khí không tốt cho gia đình.
Thanh tẩy bát hương
Trước khi bốc bát hương mới, gia chủ cần tiến hành tẩy uế tất cả các vật phẩm cần thiết từ bát hương, bộ thất bảo và thạch anh vụn ngũ sắc. Nguyên liệu được sử dụng để thanh tẩy là gừng và rượu trắng. Gừng sau khi rửa sạch sẽ giã nhỏ, cho vào rượu trắng và lọc lấy nước.
Đối với bát hương, sau khi đã rửa bằng nước sạch, gia chủ dùng rượu để tẩy uế sau đó lau khô bằng khăn sạch và để nơi khô thoáng. Tương tự, bộ thất bảo và thạch anh ngũ sắc cũng sẽ thực hiện tẩy uế như vậy.
Ngày lành bốc bát hương gia tiên
“Phật ở tại tâm”, việc bốc bát hương ngày bao nhiêu không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính. Tuy nhiên nhiều người quan niệm “có thờ có thiêng – có kiêng có lành”, lựa chọn ngày lành tháng tốt để bốc bát hương mới sẽ giúp mọi sự được thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Trong đó, cuối năm là thời điểm thích hợp để bốc bát hương mới. Cụ thể, vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ lau dọn bàn thờ và thay bát hương để tiễn Táo Quân về trời.
Chọn người bốc bát hương
Chỉ cần thành tâm và hướng thiện, bất cứ ai cũng có thể bốc bát hương mới. Ngược lại, nếu ác tâm, bát hương sẽ không được người âm chứng giám và linh nghiệm.
Người xưa thường nhờ những người cao tuổi hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, con cháu đề huề bốc bát hương để “xin phúc lộc”. Tuy nhiên, nhiều gia đình duy tâm hơn thường bốc bát hương gia tiên trên chùa hoặc mời nhà sư, thầy pháp để mọi việc được chu đáo và suôn sẻ.
Cách bốc bát hương mới trên bàn thờ gia tiên
Sau cúng lễ nhập trạch, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương bàn thờ gia tiên. Đầu tiên gia chủ lấy giấy vàng cúng nhập trạch để hơ lửa xung quanh bát hương. Điều này có thể kích hoạt năng lượng trong bát hương, khai quang điểm nhãn cho đôi rồng trên bát hương.
Sau đó một người đại diện gia đình dùng tay che đôi mắt rồng trên bát hương và tiếp tục hơ lửa xung quanh. Khi hơ lửa xong, lấy một tờ giấy vàng chà sát bên trong và bên ngoài bát hương. Cuối cùng cho cốt bát hương bao gồm tro rơm nếp hoặc cát và Thất Bảo vào là xong. Tương tự với bàn thờ thần linh, đây cũng là cách bốc bát hương thần tài.
Cách bốc bát hương mới (thay bát hương cũ)
Quy trình thay bốc bát hương mới diễn ra như sau :
- Làm mâm cúng chay để bốc bát hương: Mâm cúng này sẽ bao gồm ngũ quả tùy theo các vùng miền, chè xôi 12 chén, rau đậu, canh chay cùng với 3 bát cơm. Mâm cúng chay này là để gia chủ có thể đại diện gia đình cầu khấn xin phép thần linh, gia tiên được thay mới bát hương. Đây được xem như là sự kính trọng đối với chư vị của gia đình, thể hiện cho truyền thống kính trên nhường dưới của người Việt ta.
- Sau khi cúng xong, gia chủ tiến hành rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống. Lấy cốt bát hương ra, phân loại sạch sẽ rồi sau đó mang đi vứt. Đối với bát hương cũ thì không nên bỏ bát hương xuống sông, ở gốc cây hoặc bỏ trên chùa…Tất cả những cách này đều mang đến sự thiếu tôn trọng cho chiếc bát hương cũ và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi không sử dụng nữa thì tốt nhất bạn nên đập nhỏ bát hương cũ ra và mang đi chôn.
- Cuối cùng, gia chủ chỉ cần làm theo quy trình đổi bát hương giống như thay mới bát hương nhà mới.
Cách bốc bát hương ngoài khu lăng mộ và bát hương bàn thờ thiên
Hàng năm có ít nhất 3 lần mà các con cháu sẽ đi thăm viếng và thắp hương trước phần mộ ông bà tổ tiên. Đó là dịp tết Nguyên Đán, tiết Thanh Minh và ngày giỗ.
Các gia đình khi đến viếng mộ người thân thường đều mang theo nhang, bánh, trái, thuốc hút… để khấn vái.
Họ thường chờ cho cây nhang tàn rồi mới dời mộ, ra về. Như vậy, theo tục lệ cũng như nhu cầu tâm linh, thì mỗi lần đi viếng mộ, người đang sống đều phải thắp nhang tưởng niệm người mất.
Bát hương ở ngoài các lăng mộ có thể làm bằng gốm sứ, bằng đá, hoặc đôi khi đơn giản chỉ là một lỗ nhỏ có chứa cát…
Việc bốc bát hương ngoài khu lăng mộ thường có hai trường hợp là bốc bát hương cho lăng mộ mới xây hoặc là bốc bát hương cho những ngôi mộ cũ chưa có bát hương.
Bốc bát hương cho khu lăng mộ mới xây và mộ cũ sẽ tiến hành như nhau. Chỉ có điều, việc xây khu lăng mộ mới cần phải tiến hành thêm lễ khi động thổ và lễ tạ mộ khi xây xong.
Quy trình bốc bát hương ngoài khu lăng mộ và bốc bát hương cho bàn thờ thiên đều được tiến hành lần lượt theo các bước của quy trình bốc bát hương mới và bốc bát hương về nhà mới, cách bốc bát hương thổ công…
Đặt bát hương trên bàn thờ sao cho đúng?
Sau khi làm xong các thủ tục bốc lại bát hương thì một người đại diện gia đình sẽ đặt bát hương lên bàn thờ. Sau đó cầu khấn xin phép chư thần được thờ cúng tại ga và mời thần linh, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang khói.
Cuối cùng, gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính thần Phật, tổ tiên sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như di ảnh, bài vị hoặc tượng thờ (nếu có).
Một số lưu ý khi bốc bát hương về nhà mới
- Nên thờ thầy sư bốc bát hương về nhà mới, nếu gia chủ tự bốc thì cần nắm rõ các bước.
- Bát hương trên bàn thờ được đặt theo nguyên tắc sau: Bát hương Thổ Công được đặt ở chính giữa, phía bên phải đặt bát hương gia tiên, phía bên trái đặt bát hương Bà Cô – Ông Mãnh.
- Sau khi bốc bát hương tuyệt đối không làm xê dịch bát hương sang vị trí khác, gây gây bất kính.
- Sau khi rút chân nhang gia chủ đem đi hóa thành tro và thả ra sông.
Xem thêm:
>>> Bát Hương Mới Thắp Hương Bao Nhiêu Ngày? Lưu Ý Những Gì?
>>> Bát Hương Bị Xê Dịch Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Tốt Nhất
Trên đây là những chia sẻ đến từ Bàn thờ Tâm Việt về cách bốc bát hương mới, bốc bát hương trước hay nhập trạch trước trên bàn thờ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý độc giả thật nhiều kiến thức bổ ích để có được chốn thờ tự linh thiêng, ấm cúng.
Từ khóa » Bài Vị Trong Bát Hương
-
Hướng Dẫn Cách Tự Bốc Bát Hương Thờ Cúng Gia Tiên, Thần Linh
-
Hướng Dẫn BỐC BÁT HƯƠNG (NHANG) Đúng Phong Thủy | PTTN
-
Hướng Dẫn Cách Bốc Lại Bát Hương Thờ Cúng đúng Cách, Tiền Tài ồng ...
-
Hướng Dẫn Viết TỜ DỊ HIỆU Khi BỐC BÁT HƯƠNG (NHANG) Tăng ...
-
Văn Khấn An Vị Bát Hương Thần Linh Và Gia Tiên Chuẩn
-
Hướng Dẫn Bốc Bát Hương Gia Tiên Thế Nào
-
Lễ An Vị Bát Hương Là Gì Và Nghi Thức Cúng Lễ Tự Làm Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Tự Bốc Bát Hương, Bát Nhang Thờ Cúng Gia Tiên Thần ...
-
Cách đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ đúng, Tránh Phạm đại Kỵ
-
Cách Bốc Bát Hương Thần Tài, Gia Tiên - Bách Hóa XANH
-
Hướng Dẫn đặt Bát Hương đúng Cách Trên Bàn Thờ Gia Tiên
-
Bài Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Gia Tiên Và Những điều Cần Biết
-
Nên đặt Vị Trí Bát Hương Thế Nào Cho ĐÚNG Và CHUẨN Nhất?