Hướng Dẫn Bốc Bát Hương Gia Tiên Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn bốc bát hương gia tiên thế nào cho đúng tránh các đại kỵ. Trên bàn thờ gia tiên, bát hương là vật phẩm hết sức quan trọng. Bát hương là nơi thắp nhang để tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên và các vị thần linh. Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục “bốc bát hương” thì mới có tác dụng làm vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ, khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Người mệnh hỏa chơi lộc bình nào hợp phong thủy
- Mua đồ gốm sứ Bát Tràng uy tín ở Hà Nội
- Kinh nghiệm mua đồ thờ gốm sứ Bát Tràng
Bốc bát hương mới hay thay bát hương là một trong những thủ tục không thể thiếu trong văn hoá tâm linh của người Việt.
Vào dịp cuối năm, mọi nhà đều tiến hành bốc bát hương mới, thay bát hương, hay tỉa chân nhang nhằm xua đi những điều không may, xui xẻo trong năm cũ. Và chào đón một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi và tài lộc dồi dao. Bát hương là một đồ cúng linh thiêng nhất trên bàn thờ trong gia đình Việt Nam. Công việc thể hiện sự linh thiêng, tôn trọng tới ông bà, tổ tiên, thần phật … nên việc chuyển hay bốc bát hương cần phải xác định được ngày giờ tốt.
Hướng dẫn bốc bát hương gia tiên thế nào
Hướng dẫn bốc bát hương gia tiên thế nào cho đúng
A, Về quy trình tiến hành bốc bát hương mới – Nhập trạch
Có thể nói việc cất nhà cưới vợ là việc trọng đại trong một đời người. Thế nên có thể thấy được sự quan tâm của nhiều gia đình đến các tục lệ thờ cúng tâm linh trong việc xây nhà. Từ lúc động thổ đến Cất Nóc và Nhập Trạch đều phải trải qua các buổi lễ bái từ đơn giản đến cầu kỳ. Tùy mục đích của các tục lệ của từng gia đình, địa phương tất cả đều là mong muốn mang đến sự bình ổn và an cư của gia đình khi dọn về nhà mới. Việc thay bát hương mới, bốc bát hương mới khi vào nhà mới cũng được xem trọng như một thủ tục cuối cùng để gia chủ có thể dọn vào nhà mới mà sau đó làm ăn thuận lợi phát triển.
Quy trình bốc bát hương vào nhà mới : Bao gồm nhiều công đoạn từ công đoạn chuẩn bị cho đến công đoạn thực hiện lễ cúng vào nhà mới ( lễ cúng Nhập Trạch )
1, Chuẩn bị bát hương:
– Về chất liệu: thường được sử dụng là loại bát hương bằng sứ Bát Tràng loại vẽ rồng, hoặc bát hương vẽ sen.
– Kích thước bát hương cho ban thờ thần tài thường là kích thước 14 cm, 16 cm, 18 cm. Kích thước bát hương thờ cúng gia tiên là loại có đường kính 16 cm, 18 cm, 20 cm, 22 cm, 25 cm. Các bát hương kích thước lớn hơn dùng cho đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà thờ tổ….
– Giá bát hương thông thường chỉ khoảng 200.000 vnđ tới 500.000 vnđ. Nếu gia đình có điều kiện thì chọn bát hương cao cấp, bát hương vẽ tay giá 500.000 tới 800.000. Loại bát hương đắp nổi, bát hương vuốt hoặc bát hương vẽ vàng 24k giá cao hẳn từ 1 tới 2 triệu / cái. Ban thờ gia tiên thông thường dùng 1 hoặc 3 bát hương.
– Đầu tiên, khi mua một bát hương sứ về thì bạn phải rửa qua hỗn hợp nước, muối, rượu, gừng và có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng vào hỗn hợp nước cho thơm để làm sạch bụi bẩn, tẩy uế, khử tà. Rồi để cho khô hay có nhiều người cẩn thận đem xông trầm hương. Nước đã dùng đẻ rửa bát hương đổ ra trước sân hay vẩy xung quanh nhà, không nên đổ xuống cống.
– Sau đó, lót ở đáy bát hương một mảnh giấy trang kim vàng có tác dụng vừa để lót, vừa để phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”.
Bộ đồ thờ bát tràng
2, Chuẩn bị cốt trong bát hương.
– Bát hương được làm đúng pháp là phải có cốt: Cốt bát hương có 7 thứ báu (gọi là Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc (Thủy Phí), ngọc trai, mã não, san hô, hổ phách. Tối thiểu phải có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ do nhà sư , pháp sư hay thầy cúng ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết. Trong bát nhang còn có tiền âm “Ngũ Lộ Thần tài”, tiền dương màu đỏ mệnh giá có số 5 (sinh) được gấp thành những chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
Lưu ý: Cẩn thận với các loại giấy trang kim giả, thất bảo giả bán sẵn hay cho bùa chú vào bát hương. Nên tìm cở sở uy tín, hoặc mua tại các tiệm vàng bạc uy tín.
2, Việc chuẩn bị tro:
Trước đây, các cụ thường lựa chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch sẽ sau đó phơi khô, để riêng. Trước khi đốt rơm nếp thành tro thì dùng rượu gừng vẩy lên để tẩy uế.
Còn hiện nay, loại tro này được bán sẵn ngay tại các cửa hàng mã hoặc cửa hàng bán đồ thờ cúng. Hoặc dùng tro trấu nếp rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
Lưu ý: không được sử dụng cát vào trong bát hương, bởi vì cát mang tính tà, có lẫn nhiều tạp chất. Vậy nên khi sử dụng cát để vào bát hương sẽ làm bát hương có lẫn những tà khí, không tốt.
Cốt bát hương
3, Quá trình bốc bát hương:
– Trước khi bốc bát hương gia chủ phải khấn bài “Văn khấn nhập trạch”.
– Với lễ nhập trạch dọn vào nhà mới : Đây được xem như là lễ cúng quan trọng trước khi gia chủ thực sự dọn đến ở tại nhà mới. Lễ cúng nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng vào nhà mới để gia quyến có thể thông báo đến toàn thể thần linh chính thức gia nhập cư tới đây.
– Khi bốc bát hương bạn bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.Lần lượt đếm và bốc tro gần đầy miệng bát. Khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.
– Chú ý: khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.
- Bốc bát hương xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Vì thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương: thờ quan thần linh, thờ gia tiên, thờ bà cô và ông mãnh. Đối với các cửa hàng, công ty thì thường bốc bát hương thần tài.
- Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát hương. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng giữa bát hương để thắp hương vòng; cắm 9, 7 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.
- Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ. Bát hương thần linh ở chính giữa, hai bên là bát hương bà cô ở tay trái, bát hương gia tiên đặt bên tay phải. Tính theo hướng mặt người nhìn vào ban thờ.
4, Dâng bát hương lên bàn thờ gia tiên
– Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì người bốc bát hương sẽ đặt bát hương lên bàn thờ. Sau đó sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như lọ hoa thờ, ống hương, đèn dầu, mâm bồng, kỷ chén, nậm rượu, chóe thờ, di ảnh thờ, bài vị … Sau đó cầu khấn xin phép thần linh được thờ cúng tại đây và mới các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang đèn. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần linh .
B, Quy trình thay bát hương gia tiên mới như sau
– Về quy trình thay bát hương Gia Tiên cũng có đôi chút khác biệt so với việc bốc bát hương mới. Khi một gia đình muốn thay đổi bát hương cũ vì không còn phù hợp hoặc bát hương bị hỏng, bị vỡ cần phải được thay mới. Việc thay bát hương gia tiên là việc tốt nó cũng giống như việc thay áo mới để nhìn được ấm cúng, trang trọng cho gian thờ cúng của gia đình.
– Vậy thì Quy trình thay bát hương gia tiên mới thì có khác biệt gì so với bốc bát hương vào nhà mới ? Đó chính là nằm ở chổ phát sinh ra Bát Hương cũ chúng ta cần phải sử lý cho thật đúng, tránh mạo phạm đến tiên tổ và phúc đức của tổ tiên để lại cho con cháu.
– Gia chủ làm một mâm lễ để cúng trước khi bốc bát hương. Việc này là để cầu khấn xin phép Thần linh, gia tiên, tổ họ được phép thay mới bốc mới Bát Hương. Đây được xem như là sự kính trọng đối với chư vị thần linh, ông bà tổ tiên. Nếu như bỏ qua bước này thì có thể xem như không xin phép các cụ mà đã chủ động dời và thay bỏ bát hương, điều này được xem như là một điều úy kị.
– Sau khi cúng xong thì gia chủ có thể bắt đầu rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống. Lấy cốt bát hương ra và phân loại sạch sẽ sao đó mang thả ra sông, hồ sạch.
– Và quy trình thay bát hương lại trở về giống như bốc bát hương mới. Chúng ta chỉ cần làm theo những bước giống như trên là mọi chuyện sẽ ổn thỏa và đúng với tục lệ văn hóa tâm linh Việt Nam.
C, Sử dụng bát hương:
– Ban thờ để bát hương phải sạch sẽ. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ gia chủ xin phép, khấn vái và chỉ được di chuyển lọ hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…Riêng bát nhang, bài vị đã cố định thì không được xê dịch. Khi vệ sinh phải lấy tay giữ không cho bát nhang, bài vị xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu gừng lau cho sạch. Nếu chân nhang quá nhiều cần rút bớt, phải để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ đem đốt, thả tro xuống sông, hồ. Còn đối với bát hương bỏ đi, ta cũng cần thả xuống sông , hồ (tốt nhất là đặt bát hương trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi không sạch sẽ, uế tạp.
Bài viết trên sẽ giải đáp các câu hỏi của nhiều khách hàng liên quan đến việc thay bát hương, bốc bát hương như là : Bốc bát hương vào ngày nào ? Thay bát nhang vào ngày nào trong năm ? Cách bốc bát hương thờ gia tiên như thế nào ? Thay bát hương bát nhang như thế nào ? Kiên kị gì khi bốc bát hương….Trong chủ đề bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn vê quy trình bốc bát hương nói chung và trả lời những câu hỏi thường gặp khi bốc bát hương, bát nhang.
https://battrangceramica.com.vn/
Đánh giá postBài viết liên quan:
Chợ gốm Bát Tràng – Địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng Mua quách tiểu sứ Bát Tràng ở đâu ? Tại sao phải cải táng, bốc mộ ? Lục bình sứ và những ý nghĩa phong thủy gia chủ nên biếtTừ khóa » Bài Vị Trong Bát Hương
-
Hướng Dẫn Cách Tự Bốc Bát Hương Thờ Cúng Gia Tiên, Thần Linh
-
Hướng Dẫn BỐC BÁT HƯƠNG (NHANG) Đúng Phong Thủy | PTTN
-
Hướng Dẫn Cách Bốc Lại Bát Hương Thờ Cúng đúng Cách, Tiền Tài ồng ...
-
Hướng Dẫn Viết TỜ DỊ HIỆU Khi BỐC BÁT HƯƠNG (NHANG) Tăng ...
-
Văn Khấn An Vị Bát Hương Thần Linh Và Gia Tiên Chuẩn
-
Lễ An Vị Bát Hương Là Gì Và Nghi Thức Cúng Lễ Tự Làm Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Tự Bốc Bát Hương, Bát Nhang Thờ Cúng Gia Tiên Thần ...
-
Cách Bốc Bát Hương Mới Cúng Gia Tiên Và Thần Linh Chuẩn Nhất
-
Cách đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ đúng, Tránh Phạm đại Kỵ
-
Cách Bốc Bát Hương Thần Tài, Gia Tiên - Bách Hóa XANH
-
Hướng Dẫn đặt Bát Hương đúng Cách Trên Bàn Thờ Gia Tiên
-
Bài Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Gia Tiên Và Những điều Cần Biết
-
Nên đặt Vị Trí Bát Hương Thế Nào Cho ĐÚNG Và CHUẨN Nhất?