Cách Buộc Lưỡi Câu [Cách Buộc Câu Lục, Câu đài, Câu đôi] Chuẩn Nhất

Câu cá là thú vui thư giãn của rất nhiều người, đặc biệt là các đấng mày râu. Hoạt động này giúp rèn luyện tính kiên nhẫn và giúp bạn có những giây phút tĩnh tâm sau thời gian dài làm việc. Trước khi câu, việc buộc lưỡi câu cũng rất quan trọng. Nếu đang băn khoăn cách buộc lưỡi câu cụ thể hơn trong cách buộc câu lục, buộc câu đài, buộc câu đôi nhanh chuẩn nhất ra sao cho chắc chắn thì đừng bỏ qua thông tin của Ngonaz đây nhé!

cách buộc lưỡi câu 1

Lưỡi câu cá là gì?

Lưỡi câu cá là một phần quan trọng của cần câu, được sử dụng để bắt và giữ cá sau khi chúng đã cắn mồi. Nó được gắn vào cuối của dây câu và được thiết kế để thâm nhập vào miệng hoặc cấu trúc câu cá của con cá.

Có những loại lưỡi câu nào?

Lưỡi câu có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào loại câu cá mà người câu muốn bắt. Một số loại lưỡi câu phổ biến bao gồm:

  • Lưỡi câu cây: Đây là loại lưỡi câu cứng và thẳng được làm từ các vật liệu như sợi carbon, fiberglass hoặc thép. Lưỡi câu cây có thể có các kích thước và độ cứng khác nhau, tùy thuộc vào loại câu cá mà người câu muốn thực hiện.
  • Lưỡi câu lục lăng: Đây là loại lưỡi câu mềm và linh hoạt được làm từ dây cáp hoặc sợi đay. Lưỡi câu lục lăng thường được sử dụng khi câu cá nhỏ hoặc câu câu nhạy bén, như câu cá tuyệt hảo.
  • Lưỡi câu nhọn: Lưỡi câu nhọn thường được sử dụng để thâm nhập vào miệng cá và nắm chặt vào cấu trúc câu cá. Điểm nhọn của lưỡi câu giúp đảm bảo sự nhanh chóng và chắc chắn khi cá đã cắn mồi.

Khi sử dụng lưỡi câu, người câu cần kiểm tra và bảo dưỡng lưỡi câu đều đặn để đảm bảo tính sắc bén và độ bền. Ngoài ra, lưỡi câu cũng cần được làm sạch và khử mùi sau mỗi lần sử dụng để duy trì hiệu quả và hương vị tốt nhất cho câu cá.

Cách buộc lưỡi câu lục chuẩn nhất

Lưỡi câu lục là hình thức câu cá quen thuộc với mọi người. Cách này cũng rất đơn giản, cho lưỡi câu và thính nằm dưới mặt nước. Lưỡi câu lục có dạng câu chùm 6 cạnh với nhiều kiểu dáng, kiểu câu khác nhau.

Khác với lưỡi câu đơn là cá sẽ ngậm lưỡi câu trong miệng thì lưỡi câu lục làm cho cá bị mắc ở bất kỳ nơi nào quanh đầu, thân, đuôi. Khi đó bạn câu được nhiều cá hơn. Nếu đang băn khoăn làm sao chọn được lưỡi câu lục phù hợp thì tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.

cách buộc lưỡi câu 2

Một số loại lưỡi câu lục

Lưỡi câu lục hiện nay có 3 dạng chính: lưỡi câu lục tàng hình, lưỡi câu lục xa bờ và lưỡi câu lục giá rẻ.

Lưỡi lục tỳ

Lưỡi câu tỳ thường làm bằng chì nặng, tay cước và lưỡi to, chắc khỏe hơn lưỡi bềnh. Bởi cách câu tỳ là chờ đợi con mồi ăn mồi quanh ổ rồi chạm (tỳ) vào lưỡi câu kéo phao chìm xuống là sẽ giật. Bất cứ vị trí nào của cá chạm vào cũng bị bắt bởi lưỡi câu tỳ. Mẹo này cần phải chăm chú ngắm phao vì có khi con mồi chỉ chạm 1, 2 lần.

Lưỡi lục bềnh

Ngược lại với câu tỳ kéo phao chìm xuống, cách dùng lưỡi lục bềnh là khi phao nổi lên là giật. Không chỉ lưỡi câu mà phao câu cũng chia làm phao bềnh và phao tỳ.

Lưỡi câu lục tàng hình

Với những ai mới gia nhập vào bộ môn câu cá có thể chọn lưỡi câu lục tàng hình. Một số tiêu chí lựa chọn lưỡi câu tốt như sau:

  • Tay mềm nhỏ
  • Lưỡi nhỏ hợp với từng cỡ lưỡi phù hợp
  • Đế chì nhẹ theo từng quả phao mà bạn chọn lựa
  • Lưỡi có độ sắc tốt, bám chặt cá

Lưỡi câu lục xa bờ

Lưỡi câu lục xa bờ có ưu điểm vượt trội là dùng được lâu. Nếu bị cùn thì chỉ cần mài lại lưỡi câu là có thể sử dụng như mới. Lưỡi câu lục xa bờ câu cá trắm cỏ sẽ là thích hợp nhất.

– Lưỡi câu lục cá rẻ

Lưỡi câu lục giá rẻ được quảng cáo nhiều, tuy nhiên để chọn được sản phẩm tốt, bạn nên chọn theo các tiêu chí:

  • Lưỡi một ly, độ mở vừa phải, có độ bám cá cao
  • Tay cứng vừa phải, khi giật lưỡi nên nhanh
  • Đế ca tút đồng, hình viên đạn giúp lưỡi lên nhanh, khi va đập không bị méo
  • Chất lưỡi phải được làm bằng lò xo súng, thép nga lạnh, có độ cứng cao và sắc không cùn

Các bước buộc lưỡi câu lục

Với những người mới học câu lục thì cách buộc lưỡi câu lục sẽ gặp đôi chút khó khăn. Nếu vậy thì the dõi ngay thông tin dưới đây nhé!

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Dây cước cỡ 0,33mm
  • Lưỡi câu lục (số 10)

Tiến hành buộc lưỡi câu lục

– Bước 1: Trước tiên, bạn xỏ 1 đầu dây cươc qua khoen. Sau đó đầy dây vừa xỏ qua bạn lại xỏ ngược vào khoen sẽ được một bên là 2 đầu cước và bên còn lại là mối gập dây cước. Một tay giữ bên có 2 đầu dây cước, tay kia cầm đầu còn lại quấn 3 vòng.

cách buộc lưỡi câu 3

– Bước 2. Tiếp đến xỏ đầu mối gập dây cước qua toàn bộ lưỡi câu.

  • Bạn dùng tay kéo mạnh đầu 2 dây cước. Nhớ kéo thật mạnh cho đến khi tất cả dồn lại thành một mối nối. Cắt đoạn dây cước thừa (cắt đoạn ngắn hơn).
  • Đoạn đầu cước dài bạn gập lại khoảng 15cm.
  • Sau đó xoắn thật nhiều vòng để cho dây bện vào nhau.

cách buộc lưỡi câu 4

– Bước 3. Tiếp tục gập đôi đoạn đã xoắn. Buộc thặt nút đoạn 2 đầu gập, cắt phần dây thừa là được nhé.

cách buộc lưỡi câu 5

Nguyên tắc chọn lưỡi câu lục chính xác, hiệu quả

Để chọn được lưỡi câu lục phù hợp và hiệu quả nhất, bạn nên chú ý thêm các nguyên tắc dưới đây:

– Nguyên tắc 1: Nếu câu xa, bạn nên dùng lưỡi cỡ to để chống bị lật. Còn nếu câu gần thì dùng lưỡi cỡ nhỏ.

– Nguyên tắc 2: Nếu câu cá nông thì dùng lưỡi câu lục cỡ nhỏ, chỉ nhỏ, tay dài. Câu cá sâu thì dùng lưỡi to, chì to, tay ngắn. Còn câu cá quá sâu thì chọn lưỡi tứ cơ to, chì to, tay ngắn là hợp lý hơn cả.

– Nguyên tắc 3: Khi đi câu cá nước trong thì chọn lưỡi nhỏ. Câu cá nước đục thì dùng lưỡi to.

– Nguyên tắc 4: Nếu muốn câu cá to, bạn nên chuẩn bị lưỡi to để quá trình câu trở nên dễ dàng hơn.

 Cách buộc lưỡi câu đài chuẩn nhất

Kĩ thuật câu tay kiểu Đài Loan là cách câu hoàn toàn mới điển hình trong cách câu chì treo, du nhập từ Đài Loan vào Trung Quốc những năm cuối thập niên 80. Đây là bí quyết dành cho cách câu tay trong hồ nên được gọi là “Câu Đài”. Hiện nay, câu Đài đã phát triển và có tên mới là kĩ thuật câu cạnh tranh hay kĩ thuật câu thi.

Ưu điểm của cách câu đài là tốc độ lên cá nhanh gấp 3 – 5 lần so với cách câu truyền thống. Thêm vào đó, loại mồi câu có tính sương mù hóa đã thu hút rất đông lũ cá.

  • Câu Đài sử dụng những phụ kiện nhỏ như lưỡi, phao, chì, dây, mồi với cần câu ngắn khoảng từ 3.6m – 4.5m và rất nhạy.
  • Dây linh trong câu truyền thống rất ngắn, chì nằm ngang đáy hồ là lụt. Còn dây linh trong câu Đài dài và có thể điều chỉnh được, chì và lưỡi câu treo thẳng đứng. Thanh quấn chì và hạt chặn chì di chuyển lên xuống, dây linh dài từ 8cm – 40cm và tùy tình hình cá mà áp dụng.
  • Có thể câu lửng hay câu đáy với nhiều mức độ lụt, nhạy khác nhau.

Về phương diện kĩ thuật, câu Đài thực hiện 2 lần sự cân bằng của bộ thẻo câu. Lần đầu là cân bằng giữa sức nổi của phao, trọng lượng của chì và lưỡi câu. Lần sau là sử dụng trọng lượng của mồi câu để phá vỡ trạng thái cân bằng đó, rồi tìm đáy và xác lập một trạng thái cân bằng mới.

Phao sử dụng trong câu Đài rất nhạy, có đặc điểm là dài, đọt, thân nhỏ với tác dụng phóng đại tín hiệu của cá khi ăn mồi. Trong một bộ thẻo câu Đài, nếu lấy phao làm điểm mốc thì phần trên của phao gọi là dây gió, phần dưới gọi là dây nước. Nếu lấy chì làm mốc thì đoạn dây trên gọi là dây chính (dây chủ, dây trục, dây mẫu), đoạn dưới gọi là dây linh (dây con, dây nhánh, dây não). Trong lúc câu, đọt cần câu và dây gió phải được nhấn chìm xuống nước, lấy phao làm trọng điểm. Đoạn dây nước và dây linh thẳng đứng tạo thành 1 khu vực câu vô cùng nhạy cảm. Khi lưỡi câu động sẽ lập tức truyền đến phao.

Các bước buộc lưỡi câu đài

Nếu đang băn khoăn cách buộc lưỡi câu đài sao cho chính xác nhất, đem lại hiệu quả cao thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Dây câu (dây chính và dây nhánh)
  • Lưỡi câu (thường sử dụng lưỡi không ngạnh)
  • Phao
  • Hạt chặn
  • Thanh quấn chì
  • Chì lá
  • Nút cắm phao
  • Vòng cao su hay khoen số 8

Tiến hành buộc lưỡi câu đài

– Trước hết, bạn lấy đoạn dây chính dài hơn thân cần khoảng 20cm. Sau đó xỏ 2 hạt chặn phao, nút cắm phao. Xỏ thêm 2 hạt chặn phao, 1 hạt chặn chì, thanh quấn chì, thêm 1 hạt chặn chì, khoen số 8 hay vòng cao su và nối dây nhánh vào.

– Tiếp đến, cuốn chì lá vào thanh quấn chì, gắn phao vào nút cắm phao, làm 1 mối nối để liên kết với cần câu.

cách buộc lưỡi câu 6

Cách chỉnh phao câu đài

Cách chỉnh phao căn bản – “chỉnh 4 câu 2” được diễn giải như sau:

– Chỉnh 4: Khi chỉ có lưỡi câu (không gắn mồi câu), thêm bớt chì lá sao cho phao nhô lên mặt nước 4 nấc phao và phải đảm bảo lưỡi câu lơ lửng không chạm đáy.

– Câu 2: Khi đã gắn mồi câu, trọng lượng mồi câu lớn hơn 2 nấc phao thì phao sẽ chìm dưới mặt nước. Tìm đáy bằng cách kéo phao lên sao cho phao nổi lên mặt nước 2 nấc phao. Lúc này mồi câu đã tới đáy. Khi hết mồi câu, phao sẽ nổi lên 4 nấc phao.

Một số điều cần lưu ý:

  • 2 hạt chặn chì nên lớn hơn hạt chặn phao. Nó có tác dụng di chuyển thanh quấn chì lên xuống, thông qua đó để tăng hay giảm độ nhạy của bộ thẻo câu.
  • 2 hạt chặn phao ngoài cùng để đánh dấu điểm câu nhạy nhất và kém nhạy nhất (lụt nhất).
  • Vòng cao su có tác dụng giảm sốc khi bạn giật cần đột ngột.
  • Dây linh thông thường nhỏ hơn dây chính từ 0.02 mm trở lên, một số trường hợp thì dây linh nên lớn hơn dây chính.
  • 2 hạt chặn chì luôn luôn nằm sát và giữ chặt thanh quấn chì.
  • Mồi câu phải mềm và tan nhanh trong nước.
  • Chỉnh phao ngay tại địa điểm câu và chỉ câu tại địa điểm đó thôi.
  • Dây gió (đoạn dây từ phao đến đọt cần câu) phải dìm xuống nước để đường câu thành 1 đường thẳng.

cách buộc lưỡi câu 7

Cách buộc lưỡi câu đôi chuẩn nhất

Lưỡi câu đôi có ưu điểm là sẽ mang về nhiều con cá lớn hơn. Với những người đã đi câu chuyên nghiệp thì không khó với cách buộc lưỡi câu đôi đúng không nào.

Bước 1: Xỏ dây cước câu

– Trước tiên, bạn chuẩn bị 2 lưỡi câu đơn, một lưỡi to và một lưỡi nhỏ hơn. ĐIều này nhằm làm tăng tính hiệu quả khi câu cá.

– Sau đó bạn dùng kéo cắt 1 đoạn dây cước dài khoảng 80cm.

– Xỏ dây cước vào khoen lưỡi to. Để đoạn dây cước vừa xỏ dang dài khoảng 5cm

– Phần đầu dây cước còn lại, bạn quấn 11 vòng dưới khoen lưỡi câu. Quấn thật chắc tay sao cho các vòng quấn xếp khít nhau thành 1 hàng.

– Tiếp đến, bạn hãy xỏ đầu cước dài qua khoen theo chiều từ đằng sau lưỡi ra đằng trước lưỡi.

cách buộc lưỡi câu 8

 Bước 2: Quấn dây cước

– Bạn dùng tay kéo mạnh để các vòng quấn khít chặt vào thân lưỡi câu.

– Sau đó cắt đoạn dây cước ngắn đi. Xỏ đầu dây cước còn lại vào lưỡi câu bé.

– Khoảng cách giữa 2 lưỡi cá bạn nên để ở mức 1 đến 1,5cm.

– Để hai lưỡi song song với nhau. Tiếp đến làm các bước tương tự như cách buộc lưỡi câu to ở trên.

cách buộc lưỡi câu 9

– Như vậy là chúng ta đã hoàn thành cách buộc lưỡi câu đôi. Khi buộc xong cố gắng nắn lại dây sao cho hai lưỡi song song nhau.

cách buộc lưỡi câu 10

Lưu ý khi buộc lưỡi câu

Buộc lưỡi câu là một kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ cần thủ nào. Một nút buộc chắc chắn sẽ giúp bạn giữ được cá khi câu, tránh tình trạng cá mắc câu nhưng không thể kéo lên bờ. Dưới đây là một số lưu ý khi buộc lưỡi câu:

Chọn loại nút buộc phù hợp: Có rất nhiều loại nút buộc lưỡi câu khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên chọn loại nút buộc phù hợp với loại lưỡi câu, kích thước cá và mục đích câu cá.

Sử dụng dây câu phù hợp: Dây câu quá mỏng sẽ dễ bị đứt, dây câu quá dày sẽ khó buộc và khó luồn qua lưỡi câu. Bạn nên sử dụng dây câu có độ dày phù hợp với kích thước lưỡi câu và cá.

Buộc nút cẩn thận: Khi buộc nút, bạn cần cẩn thận để nút được thắt chặt và không bị rối. Bạn có thể luyện tập buộc nút trên dây thừa trước khi buộc vào lưỡi câu.

Lời kết

Vậy là bạn đã học được đầy đủ những cách buộc lưỡi câu phổ biến, thông dụng nhất mà các cần thủ đang sử dụng. Mỗi mẹo đều có điểm mạnh khác biệt. Tùy thuộc vào mục đích cũng như khả năng, bạn chọn phương pháp chuẩn xác nhất.  Hi vọng thông tin trên sẽ giúp mọi người thực hiện một cách dễ dàng và thu được thành quả như ý muốn nhé!

4.5/5 - (2 votes)

Từ khóa » Cỡ Lưỡi Câu Lục