Hướng Dẫn Cách Chọn Lưỡi Câu Lục Phù Hợp Và Hiệu Quả - Cancau24h

Câu lục là một hình thức câu cá rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh cần câu, máy câu thì lưỡi câu lục cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của một chuyến đi câu và rất được các cần thủ quan tâm. Vì vậy, bài viết dưới đây xin chia sẻ cách chọn lưỡi câu lục tốt nhất sao cho hiệu quả nhất:

Lục được chia ra làm nhiều cỡ và được phân theo số như lục : 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12,... Tại sao lại có những cỡ như vậy là họ dựa trên độ dày của thép sử dụng để làm lưỡi của 1 bộ lục. Chì của bộ lục thông thường cũng có số và có độ nặng tính bằng Gram cùng với số của cỡ lục.

Lưỡi câu lục

Có 4 nguyên tắc chung:

1/ Câu xa hay gần: xa lưỡi cỡ to chống lật, gần lưỡi cỡ nhỏ.

2/ Câu nông hay sâu: nông lưỡi cỡ nhỏ, chì nhỏ, tay dài; sâu lưỡi to, chì to, tay ngắn; sâu quá lưỡi tứ cỡ to, chì to, tay ngắn.

3/ Nước trong- lưỡi nhỏ, nước đục- lưỡi to.

4/ Cá to-lưỡi to, cá bé lưỡi bé.

Cách chọn lưỡi lục theo loài cá:

1. Chép:

- Đầu cần: lưỡi nhỏ 5-6; tay rất dài, nhỏ (dễ ôm); chì thấp, nhẹ.

- Xa bờ: lưỡi trung 8-12; tay ngắn, cứng vừa phải; chì nặng, hình trụ cao; chống lật.

2. Trắm đen: loài cá ngoại hạng này luôn dùng các loại lưỡi cỡ to nhất, cứng nhất, chì to nhất, câu xa nhất.

3. Mè: lưỡi to, tay dài, chì to nặng, phao to nặng để cho phép đoạn đường lưỡi lên thẳng dài nhất.

4. Trôi: trôi to, nhát lưỡi, chạy khoẻ - lưỡi to, loại lưỡi ít bị duỗi nhất. ( ngoài chất thép, mỗi loại lưỡi lục có ưu nhược về hình dạng)

5. Rô phi:

- Gần: lục nhỏ 5 - 7

- Xa trung 8 -10

6. Trắm cỏ: lưỡi trung 10-12, khoẻ, cứng, tay vừa phải.

7. Trê lai: ăn đáy, gần bờ, dính cá khó bong, lưỡi cỡ trung.

Đặc trưng các loại lưỡi lục:

Được so sánh khi làm từ cùng loại thép trên các tiêu chí sau: Đóng (lưỡi bập vào cá); duỗi (lưỡi bị doãng ra khi ròng cá), bong (mất cá do lưỡi tuột khỏi cá)

- Loại vòng thúng: đóng tốt (bập vào cá) , ít duỗi, dễ bong, lưỡi cao (chiều cao của lưỡi).

- Loại xoài: đóng kém, ít duỗi, khó bong, lưỡi thấp.

- Loại đĩa bay (đuôi ngựa): đóng tốt, duỗi, khó bong, lưỡi cao trung bình.

- Loại xoài mở: như loại xoài nhưng đóng dễ hơn, lưỡi cao hơn.

- Loại móng rồng: đóng tốt, khó duỗi, khó bong, lưỡi cao.

- Loại tay quỷ: đóng tốt, khó duỗi, khó bong, lưỡi cao.

- Loại lưỡi hái: dễ đóng, dễ duỗi, dễ bong.

Số lưỡi trên lục:

- Lưỡi 6 (lục truyền thống), lưỡi 8 (8lưỡi): bám cá tốt, khó bong, cản nước cao.

- Lưỡi tứ (4 lưỡi): số lưỡi đóng cá thường chỉ 1 hoặc 2, ít cản nước.

Đặc tính của chì:

- Chì nhẹ: Lưỡi lên thẳng, khó bong cá, lưỡi thấp.

- Chì to nặng: lưỡi lên chéo hơn đòi hỏi phao to nặng khắc phục, dòng cá dễ bong, làm lưỡi cao hơn.

Đặc tính của tay lục:

Tay lục chính là đoạn cước sử dụng để nối từ dế lục ( tâm của bộ lục ) đến lưỡi của bộ lục. Tay lục càng mềm thì càng dễ quẹo sau khi gỡ cá, nhưng bù lại dễ bám được nhiều lưỡi hơn so với tay cứng. Tay lục càng cứng thì càng ít vị quẹo khi câu nhưng phải có lực giật khá mạnh để lưỡi đóng vào cá và khi bám thì lại bám ít lưỡi hơn là lục tay mềm.

Bạn có thể phân biệt đơn giản bằng cách nhìn qua 1 bộ lưỡi lục như sau : lục tay mềm ( khoảng cách tay lục dài ), khi ta dùng tay gẩy bộ lưỡi thì độ bật không cao. Lục tay cứng ( khoảng cách tay lục ngắn ) , khi ta dùng tay gẩy bộ lưỡi thấy lưỡi bật rất mạnh.

- Tay mềm: dễ đóng khi câu nông, khó bám khi câu sâu hoặc xa, dễ bám do lưỡi ôm tốt.

- Tay cứng: ngược lại.

Chúc các bạn thành công!

Tham khảo:

>> Bí quyết về mồi và thủ thuật câu cá chép hiệu quả

>>Cách chọn một cần câu cá tốt, cách chọn cần câu sát cá

>>Hướng dẫn kỹ thuật câu lăng xê

>> Hướng dẫn cách sử dụng và bảo dưỡng máy câu cá

Mọi chi tiết quý khách liên hệ Hotline, Facebook, Zalo, SMS, Mr Hà: 0977 251 449

Ý kiến của bạn :

Bài viết khác :

  • Mồi câu cá Trôi - Trắm - Chép ĐỈNH CAO

Từ khóa » Cỡ Lưỡi Câu Lục